Tại sao phanh sau mô tô Sport ít ăn hơn các dòng xe khác?
Khi xe máy giảm tốc đột ngột, trọng lượng của thân xe và người lái dồn về phía bánh trước. Tải trọng này làm cho hành trình phuộc trước bị thu hẹp lại và thân xe hướng mũi xe xuống mặt đường, giảm tải trọng lên mặt lốp của bánh sau. Như chúng ta đã biết lúc này phanh sau hoạt động rất dễ bị trượt bánh sau, nếu xe trang bị hệ thống chống bó cứng ABS sẽ được kích hoạt.
Hơn nữa, khi phanh sau hoạt động, mô-men xoắn tạo ra khi giảm tốc bánh sau quay sẽ hoạt động theo hướng tác động lên hệ thống treo sau. Mặc dù tải trọng tiếp xúc với mặt đất của bánh sau được giảm bớt nhưng nếu phanh gấp, bánh sau có xu hướng bị nhấc lên khỏi mặt đường, nên khả năng bị trượt bánh sau đối (xe không có ABS) và bó cứng bánh sau (xe có ABS) là điều hiển nhiên.
Đường kính phanh phía sau của naked Honda CB1300SF & SB (ảnh trái) là 256mm. Đường kính phanh sau của Sportbike CBR1000RR-R (ảnh phải) là 220mm. Đủ cho thấy lực phanh của Sport kém hơn là dòng naked.
Chính vì nguyên nhân nêu trên, nên các nhà sản xuất đã thiết lập hệ thống phanh sau hoạt động cực kỳ kém hiệu quả để khả năng trượt bánh và khóa bánh sau khó có thể xảy ra. Đường kính đĩa nhỏ của phanh sau tất nhiên là tiền đề cho thấy nó sẽ hoạt động kém hơn các dòng xe mô tô khác. Bù lại đường kính đĩa phanh của đĩa trước lớn được thiết kế khá lớn đem lại hiệu quả phanh cực kỳ tốt.
Bằng cách tạo điểm tựa chắc chắn, có thể thực hiện các thao tác điều khiển phanh một cách chính xác và hiệu quả. Do đó, khi đạp phanh sau, cố gắng không chạm vào bàn đạp phanh bằng các ngón chân vì lực chân sẽ rất yếu. Đối với những người mới bắt đầu chưa quen, có một lời khuyên là nên đặt bàn chân của mình về phía trước một chút để kiểm soát phanh được tốt hơn.