Sản xuất ô tô thương hiệu Việt khó nhất ở đâu?

Việc sản xuất ô tô mang thương hiệu riêng của Việt Nam là mơ ước không chỉ của người dân, hãng xe mà ngay cả Chính phủ cũng muốn điều đó thành sự thật. Vậy, việc sản xuất ô tô mang thương hiệu Việt khó nhất ở giai đoạn nào?
Hơn 3 tháng dự án ô tô Việt Vinfast đã thành hình đến đâu?
Cựu Phó chủ tịch General Motors 'đầu quân' VinFast
Hơn nửa thế kỷ 'đi đường vòng' của ngành công nghiệp ô tô Việt

Những việc cần làm khi sản xuất ô tô thương hiệu Việt


Trong hàng ngàn việc phải làm để ra đời một chiếc ô tô mà hãng nào cũng phải trải qua, tuy nhiên ở Việt Nam một số giai đoạn sẽ phức tạp hơn.
Theo chia sẻ của ông Bùi Ngọc Huyên - Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki), sản xuất ô tô ở Việt Nam khó nhất là nguồn tài chính. Các doanh nghiệp luôn khó khăn để được vay vốn với lãi suất thấp và thời gian dài. Theo ông Huyên, thời gian mà Vinaxuki sản xuất xe đã không thể tiếp cận được với nguồn vốn, có lúc phải vay vốn thương mại với lãi suất đến 20%. Do đó, chỉ cần giải quyết được khâu vốn đầu tư thì việc sản xuất xe sẽ không còn quá khó khăn.
Sản xuất ô tô thương hiệu Việt khó nhất ở đâu?

Nguồn lực tài chính là yếu tố quyết định trong việc sản xuất ô tô
Khi có nguồn lực tài chính, các hãng xe có thể thuê các trung tâm thiết kế hàng đầu thế giới, từ đó có những chiếc xe được thiết kế riêng cho mình. Việc có vốn cũng giúp DN dễ dàng thu hút được nguồn nhân lực chất lượng cao, kinh nghiệm làm việc lâu năm từ các tập đoàn ô tô lớn về đầu quân. Nếu đã có thiết kế, hãng xe cần phải chế tạo khuôn mẫu và tiến hành sản xuất khung xe.
Tất cả các hãng xe trên thế giới chứ không chỉ DN Việt Nam ban đầu cần phải thiết kế được khung xe hoàn chỉnh, từ đó mới có thể lắp ráp động cơ. Nếu là động cơ điện thì sẽ thành ô tô chạy điện và lắp động cơ đốt trong sẽ thành xe chạy xăng hay dầu.
Hiện nay, một số DN Việt Nam đang đầu tư cho dây chuyền sản xuất hiện đại được nhập từ nước ngoài với việc sản xuất khung xe từ thép tấm, do robot làm việc hoàn toàn tự động với độ chính xác và năng suất cao. Từ đó, giảm bớt nhân công khi chỉ cần khoảng vài chục công nhân điều khiển.

Dây chuyền sản xuất hiện đại sẽ thay thế con người khá nhiều khi sản xuất ô tô
Khi đã sản xuất được khung xe với dây chuyền hiện đại và với việc mua một số linh kiện trong nước, sơn, kiểm định,... mỗi chiếc xe khi sản xuất ra có thể đạt tỷ lệ nội địa hóa khoảng 50%. Nếu các DN có thể chế tạo được động cơ thì tỷ lệ nội địa hóa sẽ đạt 60%. Hiện nay, sự phát triển vượt bậc của ô tô chạy điện so với dự báo nên muốn phát triển bền vững DN cần phải phát triển động cơ điện để phù hợp với xu hướng.
Từ đơn giản đến phức tạp, DN Việt Nam cứ làm tuần tự từng việc thì ngày cho ra đời ô tô mang thương hiệu Việt sẽ không quá khó khăn ở thời buổi hiện nay, ông Huyên khẳng định.
Có thể bạn quan tâm:
• Người Việt đang có ý định mua ô tô tăng nhanh nhất ASEAN
• Năm 2019, người Việt sẽ được dùng ô tô Việt do Vingroup sản xuất
• Cựu Phó chủ tịch General Motors 'đầu quân' VinFast

Sản xuất ô tô ở Việt Nam sẽ rất vất vả


Theo cựu chuyên gia thiết kế máy của Volkswagen - Nguyễn Minh Đồng, hiện nay DN có điều kiện phát triển thuận lợi bởi công nghệ ô tô từ thiết kế đến khung xe, phần mềm hay động cơ,... đều có thể mua được, ngay cả việc thu hút nhân tài về làm việc cũng dễ dàng hơn nếu nguồn tài chính dồi dào.
Quan trọng là ô tô thương hiệu Việt phải có thiết kế toàn xe, để cho ra đời 1 chiếc ô tô cần có hàng chục nghìn linh kiện, không phải cứ mua linh kiện về lắp vào là chạy tốt mà cần có có tiêu chuẩn chung và sự tương thích. Muốn có hiệu suất vận hành như mong muốn, các bộ phận phải hoạt động nhịp nhàng, ăn khớp với nhau. Do đó, muốn sản xuất xe thành công, việc cần nhất là phải có sự hợp tác với một đối tác chiến lược để nhận chuyển giao công nghệ, hỗ trợ thiết kế, cũng như giúp lựa chọn nhà cung cấp linh kiện phù hợp.

Muốn phát triển thương hiệu riêng thì DN cần có định hướng của riêng mình
Sau khi nhận chuyển giao công nghệ từ các đối tác thì DN cần có hướng đi riêng, dựa vào đó để phát triển sản phẩm, công nghệ mới riêng theo định hướng, tầm nhìn của riêng mình, ông Đồng nói.
Ngoài ra, một số kỹ sư ô tô cho biết, điểm yếu nhất của DN Việt khi làm ô tô là thương hiệu nên rất khó cạnh tranh với những thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam đến từ Nhật hay Hàn Quốc. Do đó, muốn người tiêu dùng thật sự ủng hộ ô tô 'made in Việt Nam' thì chất lượng sản phẩm cần được đặt lên hàng đầu bằng việc sử dụng những nhà cung cấp linh kiện tốt. Ví dụ, khi sử dụng động cơ cần chọn các hãng tên tuổi mà người Việt đã sử dụng xe của họ lâu nay và có độ tín nhiệm cao, qua đó làm chất liệu marketing cho sản phẩm.
Theo ông Huyên, việc sản xuất ô tô thương hiệu Việt hiện nay rất vất vả bởi thương hiệu mới lạ, nhưng sản phẩm đòi hỏi phải có chất lượng tốt và giá cạnh tranh mới thu hút được khách hàng. Vì vậy, sự ủng hộ từ Nhà nước và người tiêu dùng là rất quan trọng để tạo ra thị trường cho xe thương hiệu Việt.

Bao giờ Việt Nam mới có ô tô thương hiệu Việt
Các doanh nghiệp ô tô Việt cần học hỏi từ các thương hiệu Hàn Quốc về cách làm thương hiệu riêng, nếu người tiêu dụng nước này không ủng hộ các thương hiệu như Hyundai hay Kia thì liệu các hãng này có phát triển như hiện nay? Còn trong khu vực Đông Nam Á, chỉ nên học Thái Lan về phát triển công nghiệp hỗ trợ vì nước này cũng không có thương hiệu ô tô riêng.
Mới đây, xung quanh việc Vingroup đầu tư vào làm ô tô một cách nghiêm túc bằng việc xây dựng nhà máy, hướng tới tỷ lệ nội địa hóa 60% đã có nhiều ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, việc này được kỳ vọng nước ta sẽ có thương hiệu ô tô Việt đầu tiên và Tập đoàn này cũng khẳng định sẽ cho ra mắt Vinfast trong vòng 2 năm tới với giá bán cạnh tranh, phù hợp với thu nhập của người tiêu dùng Việt Nam.
Tuy nhiên, nguyên tắc bất thành văn đối với một quốc gia hay tập đoàn muốn sản xuất ô tô là: Chỉ khi nào người Việt Nam làm chủ công nghệ ô tô và có sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình, từ đó có sức cạnh tranh thì giá xe mới rẻ và người tiêu dùng Việt Nam mới được hưởng lợi, ông Huyên nhấn mạnh.
Nguồn: Vietnamnet.vn

TIN LIÊN QUAN

Bác bỏ đề xuất xin vay tiền của Vinaxuki để mua lại nợ xấu dự án sản xuất ô tô

Bộ Tài chính cho rằng đề xuất của Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) về việc xin được vay vốn ngân hàng để mua lại các khoản nợ xấu tại VAMC là không có cơ sở pháp lý để thực hiện.

Xe VinFast ra lò: Ô tô thương hiệu Việt sẽ lớn nhanh như Thánh Gióng

Năm 2019, những chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt VinFast sẽ đến với người tiêu dùng cùng nhiều kỳ vọng lớn.

Xe VinFast ra lò: Ô tô thương hiệu Việt sẽ lớn nhanh như Thánh Gióng

Năm 2019, những chiếc ô tô đầu tiên mang thương hiệu Việt VinFast sẽ đến với người tiêu dùng cùng nhiều kỳ vọng lớn.

Vingroup bổ nhiệm cựu Phó Chủ tịch General Motors làm CEO VinFast

Mới đây, tập đoàn Vingroup đã có quyết định bổ nhiệm ông James B.DeLuca – cựu Phó Chủ tịch General Motors - làm Tổng giám đốc (CEO) nhà máy sản xuất ô tô VinFast.

Công nghiệp ô tô vẫn là giấc mơ

GDP trên đầu người Việt Nam những năm 2021 - 2022 dự báo sẽ đạt mức 3.000 USD/người, nhu cầu sử dụng ô tô năm 2025 có thể lên đến 500.000 - 600.000 xe. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm

Người Việt sản xuất ôtô: Có khó không?

Chỉ khi nào người Việt Nam làm chủ được công nghệ ôtô và có sản phẩm mang thương hiệu của riêng mình, có sức cạnh tranh thì giá xe mới rẻ và người tiêu dùng Việt Nam mới được hưởng lợi. Giấc mơ ôtô Việt bao giờ trở thành hiện thực?

Khi Vingroup bán ra xe Vinfast, VIFON sẽ mua xe ngay để sử dụng

Tại buổi gặp gỡ này, Chủ tịch Tập đoàn Tân Việt (Ba Lan) Tào Ngọc Tú nói: 'Khi Vingroup ra xe Vinfast thì VIFON, công ty con của tập đoàn tại Việt Nam hiện sản phẩm có mặt tại 93 nước sẽ ngay lập tức mua xe này để sử dụng. Doanh nghiệp Việt Nam

Vinfast có thể là doanh nghiệp Việt đầu tiên sản xuất được động cơ ôtô

“Việc tuyển dụng cựu Phó chủ tịch General Motors thể hiện rõ quyết tâm của Vinfast trong việc trở thành doanh nghiệp trong nước đầu tiên sản xuất thành công động cơ ôtô”. Đó là chia sẻ của ông Lê Dương Quang, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ

THỦ THUẬT HAY

Đây là cách đặt biệt danh trên Messenger điện thoại và máy tính bạn không nên bỏ qua

Cùng với sự phổ biến của Facebook, Messenger cũng được biết đến là ứng dụng nhắn tin hàng đầu và không thể thiếu trên điện thoại. Việc đặt biệt danh cho bạn bè hoặc người thân giúp cho cuộc trò chuyện trên ứng dụng này

Hướng dẫn tìm địa chỉ IP đơn giản và nhanh chóng

Địa chỉ IP là cách để cung cấp thông tin về nơi bạn cần truy cập trong mạng. Mọi thiết bị trong mạng đều có địa chỉ IP 'riêng' trong mạng đó, còn toàn bộ mạng lại có IP 'công cộng' trên mạng Internet. Mặc dù địa chỉ IP

Hướng dẫn gửi nhạc, bài hát qua tin nhắn Zalo cực nhanh chóng

Hướng dẫn bạn cách gửi nhạc, bài hát qua tin nhắn Zalo để bạn có thể chia sẽ những bài nhạc mà mình ưa thích cho bạn bè và người thân cùng thưởng thức. Click để xem ngay!

Hướng dẫn kiểm tra màn hình iPhone chính xác nhất

Bất kể là điện thoại cũ hay mới, điện thoại bạn chưa sử dụng bao giờ hay điện thoại bạn đang sử dụng thì điện thoại của bạn vẫn không may gặp phải những lỗi không đáng có. Một trong số đó là lỗi màn hình điện thoại, cụ

Cách ẩn "đã xem" khi chat facebook trên điện thoại Android

Trước đây, thủ thuật ẩn thông báo đã xem khi chat trên facebook chỉ thực hiện được trên máy tính. Hôm nay, chúng tôi sẽ chia sẻ cho các bạn cách thực hiện điều này trên điện thoại Android.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Xe Mazda 6 2016 – Dòng sedan mang phong cách thể thao với giá dưới 1 tỷ đồng.

Thiết kế KODO mang lại những kiểu dáng quyến rũ tựa như của một con mãnh thú đang phóng về phía trước. KODO được áp dụng cho dòng Mazda 6 nên mẫu xe sedan phân khúc D này mang phong cách thể thao, năng động.

Đánh giá đồng hồ thông minh Kiddy - Thiết bị dành riêng cho trẻ em

Kiddy là chiếc đồng hồ thông minh trẻ em được nhà mạng Viettel và công ty cổ phần Vinnet hợp tác tạo ra, thiết bị này giúp các bậc phụ huynh có thể yên tâm hơn có thể giám sát và liên lạc với con cái mình mọi lúc mọi