Công nghiệp ô tô vẫn là giấc mơ


Công nghiệp ô tô vẫn là giấc mơ

Theo chiến lược phát triển đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2035, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam phải trở thành ngành quan trọng, đáp ứng thị trường nội địa và xuất khẩu, tạo động lực phát triển các ngành công nghiệp khác và trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới.

Để thực hiện được chiến lược trên, bài toán đầu tiên là phải đầu tư ngành công nghiệp hỗ trợ, sản xuất linh kiện, phụ tùng ô tô.

Song, thực tế nhiều năm qua, ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam chưa phát triển, nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của DN sản xuất, lắp ráp ô tô. Hiện, Việt Nam mới có khoảng 100 DN nhỏ tham gia công nghiệp hỗ trợ, sản xuất các loại linh kiện, phụ tùng ô tô đơn giản với hàm lượng công nghệ và giá trị thấp.

Tỷ lệ nội địa hóa trung bình chỉ từ 15 - 20% (xe du lịch), 35 - 45% (xe tải) và 50 - 65% (xe khách). Trong khi đó, ngành công nghiệp hỗ trợ của Thái Lan có trên 1.800 DN với tỷ lệ nội địa hóa lên đến 80% và có rất nhiều linh kiện đã tham gia vào chuỗi cung ứng cho công nghiệp ô tô toàn cầu.

Ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam được đánh giá chỉ bằng 1/5 so với Indonesia, 1/8 so với Malaysia và 1/50 so với Thái Lan và Việt Nam hầu như không nhận được chuyển giao công nghệ tiên tiến của nước ngoài.

Một trong những nguyên nhân là thị trường xe hơi Việt Nam còn quá nhỏ, sức tiêu thụ thấp, không đủ sức hấp dẫn công nghiệp hỗ trợ. Theo số liệu của Hiệp hội Ô tô ASEAN, năm 2015 Việt Nam có 282.300 xe đăng ký mới, dự kiến năm 2016 là 344.600 xe. Những con số này khá khiêm tốn so với 799.632 xe năm 2015 của Thái Lan, Indonesia trên 1 triệu xe, Malaysia 666.674 xe, Philippines 288.609 xe.

Cũng vì thị trường nhỏ, sức tiêu thụ không cao mà ông Bùi Ngọc Huyên - Giám đốc Công ty CP Ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) đành phải từ bỏ giấc mơ sản xuất ô tô Việt. Thực tế, Vinaxuki có đất đai, nhà xưởng, dây chuyền máy móc công nghệ cao, sản xuất được phụ tùng ô tô cốt lõi bằng công nghệ cao, nhất là sản xuất được các mẫu xe ưu tiên với mức nội địa hóa lên đến trên 40 - 50% với giá rẻ hơn xe nhập ngoại.

Song, về vốn, suốt 5 năm qua, dù đã chạy vạy, không ngân hàng nào cho ông Huyên vay với lý do hiệu quả kinh doanh của ngành sản xuất ô tô Việt Nam chưa đủ để thuyết phục ngân hàng.

Tập đoàn ô tô Trường Hải được xem là DN nội địa có hiệu quả kinh doanh khả quan. Cụ thể, 9 tháng năm 2016, Trường Hải đã bán được 82.619 ô tô, chiếm 42,8% thị phần, bỏ xa đối thủ cạnh tranh trực tiếp là Toyota, với chỉ 20,2% thị phần.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Bá Dương - Chủ tịch Tập đoàn Ô tô Trường Hải vẫn cho rằng, ngành sản xuất, lắp ráp ô tô Việt có rất nhiều áp lực, trong đó, áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực đang ngày càng lớn khi năm 2018, mức thuế suất nhập khẩu vào Việt Nam đối với các loại xe đáp ứng tỷ lệ nội khối 40% từ ASEAN sẽ về 0%, ô tô Việt Nam sẽ phải cạnh tranh trực tiếp với ô tô Thái Lan, Indonesia, Malaysia.

Bên cạnh đó, các cam kết trong ASEAN+6 (RCEP - trong đó có hai cường quốc ô tô là Nhật Bản và Hàn Quốc) sắp tới cũng có xu hướng cắt giảm sâu thuế nhập khẩu.

Theo ông Dương, mục tiêu đến năm 2025, sản xuất trong nước phải đáp ứng 65% nhu cầu xe ô tô đến 9 chỗ, 92% xe từ 10 chỗ trở lên, 78% xe ô tô tải. Tuy nhiên, các đơn vị sản xuất, lắp ráp ô tô có thể sẽ từ bỏ sản xuất, lắp ráp trong nước để tham gia nhập khẩu vì mọi điều kiện hoạt động, yêu cầu về chi phí đầu tư, cam kết với các hãng xe quốc tế... dễ dàng hơn.

Vì vậy, để thực hiện thành công chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035, ông Dương cho rằng: 'Chính phủ cần có các chiến lược, chính sách rõ ràng, nhất quán để DN tự tin đầu tư dài hạn, nhận chuyển giao công nghệ, kỹ thuật sản xuất tiên tiến và kinh nghiệm quản trị từ các quốc gia có nền công nghiệp phát triển. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô cần phải được quy định là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Phải bổ sung tiêu chuẩn kỹ thuật tối thiểu đối với ô tô sản xuất trong nước, đồng thời thiết lập và hoàn thiện các điều kiện kinh doanh cần thiết đối với ô tô nhập khẩu'.

Save

Từ khoá: công nghiệp ô tô, lắp ráp ô tô, ngành ô tô, người việt nam

TIN LIÊN QUAN

Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ giúp ô tô Việt Nam “vươn” ra thế giới

Thời gian qua, Bộ Công Thương và các Bộ, Ngành đã có nhiều cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển ngành Công nghiệp ôtô Việt Nam. Bước đầu hình thành nên Ngành Công nghiệp hỗ trợ (CNHT), cung cấp một số phụ tùng cho sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong

Giá ô tô Việt Nam cao hàng đầu thế giới

Theo Tiến sĩ Khôi, sau hơn 20 năm hưởng ưu đãi của một ngành sản xuất mũi nhọn, ngành công nghiệp ô tô Việt Nam vẫn chỉ là một ngành công nghiệp lắp ráp với công việc chính là nhập khẩu linh kiện, lắp ráp và phân phối trên thị trường nội địa.

Toyota Việt Nam tham gia triển lãm Công nghiệp hỗ trợ và chế biến, chế tạo VIMEXPO lần thứ 2

Việc tham gia Triển lãm VIMEXPO thể hiện nỗ lực của Toyota trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ ô tô Việt.

Công nghiệp ôtô: Không giảm được chi phí sẽ tiếp tục phải nhập khẩu

Nếu chi phí sản xuất một chi tiết ở Việt Nam thấp hơn việc nhập khẩu từ nước ngoài, bao gồm chi phí sản xuất, thuế nhập khẩu và cho phí đóng gói vận chuyển thì doanh nghiệp sẵn sàng nội địa hóa ở Việt Nam, ngược lại doanh nghiệp sẽ buộc phải nhập

Doanh nghiệp phụ trợ chờ cơ hội Vinfast

“Chúng tôi sẵn sàng đầu tư lớn, chỉ cần có cơ hội”. Ông Trương Hồng Minh, Giám đốc Công ty TNHH Nhật Minh, chuyên sản xuất linh kiện nhựa, đã truyền thông điệp này đến dự án tổ hợp sản xuất ôtô, xe máy điện Vinfast trong một hội thảo do Sở Công

Nên học ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô ở đâu?

Giống như Việt Nam, Hàn Quốc nằm giữa Nhật Bản - đất nước đại diện cho công nghệ cao, giá thành cao và Trung Quốc - quốc gia đang phát triển, chi phí thấp. Công nghiệp ô tô Hàn Quốc đã lựa chọn vị trí cân bằng giữa chi phí và chất lượng.

Kéo dài thời gian ưu đãi thuế nhập khẩu linh kiện ô tô thêm 5 năm

Chương trình ưu đãi thuế để sản xuất, lắp ráp xe ô tô trong nước sẽ được kéo dài đến 31/12/2027 để doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô chủ động xây dựng phương án sản xuất, kinh doanh trong các năm tiếp theo.

Chính phủ muốn sớm có ô tô mang thương hiệu Việt phù hợp với túi tiền người Việt

Theo chỉ đạo của Phó Thủ Tướng, phải sớm có ô tô mang thương hiệu Việt Nam với chất lượng tốt, giá cả phù hợp với khả năng chi trả của người dân và cạnh tranh trong thị trường khu vực, thế giới. Do đó, khuyến khích các doanh nghiệp trong nước có

THỦ THUẬT HAY

Cách tải và cài đặt Bandicam để quay màn hình máy tính

Mọi hoạt động diễn ra trên màn hình máy tính của bạn, từ việc chơi game, chat chit, trình chiếu phim, quá trình làm việc trên các phần mềm, chương trình khác... tất cả sẽ được Bandicam ghi

Tìm smartphone, laptop chính xác, hiệu quả sử dụng GPS nhờ PREY

PREY là một mã nguồn mở cho phép bạn theo dõi và định vị các thiết bị di động thông qua đường truyền mạng đến sever của ứng dụng. Tất cả các thiết bị được bao quát và theo dõi qua trình duyệt web.

8 cách để ghi nhớ mọi thứ bạn muốn

Học thuộc lòng là cách ghi nhớ phổ biến, tuy nhiên đây không phải là cách học hiệu quả, trong mọi trường hợp.

Website cho phép tìm và sử dụng font chữ cực đẹp từ logo các thương hiệu lớn

Đây là một trang web chuyên cung cấp font chữ từ các thương hiệu lớn do thành viên thuộc nhóm J2Team chia sẻ, cung cấp rất nhiều thương hiệu quen thuộc với người Việt Nam như COCA COLA, Adobe, Apple, Google, Chrome,

Hướng dẫn ẩn số điện thoại khỏi danh sách tìm kiếm trên Zalo

Đầu tiên, các bạn hãy vào thanh tìm kiếm và tìm kiếm số điện thoại của mình. Nếu như bạn chưa ẩn số điện thoại thì Zalo sẽ hiện lên tên của bạn như hình ví dụ dưới đây.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Mazda3 2017 và Corolla Altis 2017: Bạn chọn xe nào?

Trong phân khúc sedan hạng C tại thị trường Việt Nam, Toyota Corolla Altis từng là một tượng đài khó xô đổ. Tuy nhiên, sự vươn lên mạnh mẽ của Mazda3 khiến Altis đánh mất “ngôi vương” và bị đối thủ bỏ xa về doanh số.

So sánh Galaxy Z Fold3 5G và Surface Duo 2: Microsoft có thắng nổi Samsung?

Galaxy Z Fold3 5G và Surface Duo 2 đều là hai chiếc smartphone sở hữu thiết kế vô cùng độc đáo hiện nay. Mời bạn cùng chúng tôi so sánh Galaxy Z Fold3 5G và Surface Duo 2 để xem hai model này có gì khác biệt nhé. So

Điểm qua những mặt sáng giá nhất của LG V30 Plus Mỹ

Thay vì thiết kế vuông vức và sở hữu màn hình phụ thứ 2 thì LG V30 Plus Mỹ lại mang ngôn ngữ thiết kế với những đường nét mềm mại, được bo tròn tỉ mỉ ở các cạnh và góc. Không dừng lại ở đó, LG còn trang bị cho sản phẩm