Các nước đã đưa xe Grab vào khuôn khổ như thế nào



Clip: Bộ Giao thông đề xuất quản lý Grab như Taxi. Nguồn: VTC1


Công ty TNHH Grab vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ quan ngại về Dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 về kinh doanh vận tải vừa được Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) trình Chính phủ vào đầu tháng 10.


Theo Grab, những quy định này không chỉ đi ngược lại chủ trương và chỉ đạo của Chính phủ về việc ứng dụng khoa học công nghệ và cải cách thủ tục hành chính, mà còn phủ nhận hoàn toàn những lợi ích và kết quả tích cực mà Đề án thí điểm xe hợp đồng ứng dụng hợp đồng điện tử đã mang lại.


Trước đó, GTVT đã trình Chính phủ dự thảo nghị định mới thay thế Nghị định 86/2014, trong đó có quy định xe Grab 4 bánh phải đeo mào như taxi truyền thống. Ở dự thảo lần này, Bộ GTVT loại bỏ hoàn toàn khái niệm “hợp đồng điện tử” đã nêu trong đề án thí điểm xe hợp đồng điện tử (trong đó Grab và Uber tham gia) và các dự thảo trước. Dự thảo nghị định mới yêu cầu xe hợp đồng dưới 9 chỗ sẽ phải chấm dứt việc ứng dụng công nghệ và phải chuyển đổi sang loại hình taxi (nếu muốn tiếp tục áp dụng công nghệ).



Các nước đã đưa xe Grab vào khuôn khổ như thế nào

Bộ GTVT trình dự thảo mới, trong đó quy định xe Grab 4 bánh phải đeo mào như taxi truyền thống


Trước Việt Nam, nhiều nước cũng đã áp dụng mô hình quản lý này với Grab và Uber.


Singapore


Singapore là quốc gia sớm gặp các vấn đề với Uber, Grab cũng như giới taxi, nên họ đã bước vào quá trình xây dựng chính sách quản lý những ứng dụng gọi xe, bắt đầu bằng việc quản lý các tài xế đối tác.


Đầu năm 2017, Cục Giao thông đường bộ Singapore đã yêu cầu toàn bộ các tài xế đối tác của các hãng gọi xe đều phải có giấy phép hành nghề theo Luật giao thông đường bộ. Cơ quan này cho rằng luật mới sẽ đảm bảo các tài xế được trang bị đầy đủ những kiến thức và kỹ năng cần thiết để cung cấp dịch vụ vận tải một cách an toàn.


Sau quy định trên, các tài xế đối tác của Uber và Grab tại Singapore sẽ chịu sự quản lý, bao gồm một hệ thống chấm điểm chất lượng, tương đương với các tài xế taxi.




Singapore yêu cầu toàn bộ các tài xế đối tác của các hãng gọi xe đều phải có giấy phép hành nghề theo Luật giao thông đường bộ


Chính quyền Singapore cũng đang nghiên cứu để đưa ra các quy định quản lý các ứng dụng gọi xe, nhằm mở rộng phạm vi của các quy định hiện hành và giúp quy hoạch tổng quan giao thông Singapore phát triển ổn định.


Trung Quốc


Tại Trung Quốc, nhiều thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải đã ra quy định yêu cầu lái xe của ứng dụng phải là người dân địa phương và phương tiện của họ cũng phải được đăng ký trong thành phố. Chính phủ Trung Quốc cấp phép hoạt động cho các mô hình đi nhờ xe thông qua ứng dụng, song tại các thành phố khác nhau, chính quyền có thể đưa ra những biện pháp riêng để áp dụng cho các ứng dụng. Đây được xem là một trong những chính sách nhằm bảo vệ quyền lợi của các hãng taxi truyền thống.


Cụ thể, vào tháng 7- 2016, các nhà quản lý Trung Quốc đã ban hành khung pháp lý điều chỉnh loại hình dịch vụ gọi xe của bên thứ ba này. Tại thời điểm đó, Didi Chuxing và Uber là hai hãng cung cấp ứng dụng gọi xe có thị phần lớn nhất tại Trung Quốc. Chính sách quản lý dịch vụ gọi xe qua mạng này gồm những điểm chính sau:


- Các tài xế phải có bằng lái xe chuyên nghiệp và tối thiểu 3 năm hành nghề lái xe, đồng thời không phạm tội hình sự, tội phạm về lái xe;


- Dữ liệu người dùng phải được bảo vệ;


- Dữ liệu người dùng phải được lưu trữ và sử dụng trong nước và lưu trữ tối thiểu 2 năm;


- Tài xế phải ký hợp đồng lao động với nhà cung cấp ứng dụng, trong đó ghi rõ quyền và nghĩa vụ các bên;


- Phương tiện chở khách có niên hạn không quá 8 năm và không chạy quá 600 ngàn km.


Bên cạnh các điều khoản chung, luật cũng nhường một số quyền hạn cho chính quyền địa phương quyết định như quyền khống chế giá tối đa.




Trung Quốc siết chặt quản lý dịch vụ gọi xe của bên thứ ba bảo vệ quyền lợi của các hãng taxi truyền thống


Châu Âu


Tại châu Âu, ứng dụng gọi xe phổ biến nhất thế giới Uber cũng vấp phải không ít khó khăn khi bị nhiều quốc gia như Bulgaria, Đan Mạch, Italia, Hungary... cấm vì “cạnh tranh thương mại không lành mạnh”.


Các quốc gia này yêu cầu Uber phải đáp ứng yêu cầu tối thiểu của luật pháp và phải đăng ký như một dịch vụ taxi thì mới được phép hoạt động. Ngoài các quốc gia trên, Uber cũng đang phải đối mặt với nguy cơ bị cấm tại Phần Lan, Pháp, Tây Ban Nha hay Hà Lan. Nhiều thành phố lớn cũng buộc Uber phải áp dụng các biện pháp quản lý chặt chẽ như đào tạo lái xe nghiêm túc hơn, thực hiện các chính sách bảo hiểm và kiểm tra xe bắt buộc.


Tòa Công lý châu Âu (ECJ) cuối năm 2017 đã phán quyết Uber là một hãng cung cấp dịch vụ vận tải, không phải một công ty kỹ thuật số. Như vậy, Uber và các thành viên tham gia chuỗi cung ứng cũng sẽ phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện kinh doanh như các công ty vận tải chuyên nghiệp.


Sau quy định này, nhiều nước châu Âu đã rộng đường quản lý những ứng dụng dạng như Uber. Điển hình là Đan Mạch khi nước này thông qua luật mới yêu cầu tất cả các taxi, dù truyền thống hay công nghệ, đều phải có đồng hồ tính tiền. Một thời gian ngắn sau đó, Uber tuyên bố tự rút khỏi thị trường này.


Còn tại Bulgaria, sau hàng loạt cuộc biểu tình của các hãng taxi truyền thống khi cho rằng các ứng dụng như Uber đang cạnh tranh không lành mạnh vì sử dụng tài xế không có giấy phép lái taxi, không có giấy phép hành nghề vận tải, chính quyền nước này đã phải vào cuộc.


Một cuộc điều tra phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan vận tải của Bulgaria đã đưa ra kết luận phạt Uber 50.000 Euro (57.000 USD) vì những cáo buộc trên. Các nhà làm luật còn yêu cầu Uber và các dịch vụ tương tự phải có xe taxi và tài xế được cấp phép nếu muốn vận hành.


Một lượng lớn người dùng Uber tại Bulgaria đã đồng loạt ký ủng hộ Uber và khảo sát cho thấy 77% dư luận bất đồng với quy định quản lý mới. Tuy nhiên Uber cũng đã tự rút khỏi thị trường Bulgaria sau đó và không cho thấy dấu hiệu quay trở lại.


Canada


Tháng 9-2017, chính quyền thành phố Quebec, Canada ban hành quy định mới, yêu cầu toàn bộ tài xế đối tác của Uber phải có xác nhận tiền án tiền sự bởi cảnh sát và có 35 giờ tập huấn tương đương với các tài xế taxi truyền thống.


Uber cho rằng quy định này sẽ ảnh hưởng đến 5.000 tài xế đối tác và gần 1 triệu khách hàng của hãng tại Quebec. Lãnh đạo của Uber tại đây chia sẻ quy định mới trên là 'một trong những quy định khắt khe nhất mà chúng tôi gặp phải tại Bắc Mỹ' và sẽ cản trở cơ hội làm việc của những tài xế bán thời gian.


Hãng đã tuyên bố sẽ rời bỏ thị trường bang Quebec, bao gồm hai thành phố lớn nhất của Canada là Quebec và Montreal, nếu quy định trên đi vào hiệu lực. Uber đã làm đúng theo tuyên bố và rút khỏi thị trường này sau đó.


Mỹ


Trong khi đó, một thành phố khác là Austin (Texas, Mỹ) cũng đã yêu cầu Uber phải lấy dấu vân tay và kiểm tra kỹ lý lịch của tất cả tài xế đang chạy cho mình, tương tự như với tài xế taxi truyền thống, và bác bỏ đề nghị của công ty này về việc muốn tự quản lý các tài xế đối tác.


Việc Uber phản đối, bất hợp tác với yêu cầu trên đã khiến chính quyền Austin đưa ra lệnh cấm hãng vận hành tại thành phố này. 10.000 tài xế đối tác của hãng tại đây đã phải bỏ việc hoặc sang các thành phố lân cận để hành nghề.


Một năm sau, Uber được mở cửa trở lại tại Austin, tuy nhiên lúc này hãng đã mất gần như hoàn toàn thị phần vào tay các đối thủ mới nổi lên tại địa phương.




Các quy định cứng rắn tại thành phố Quebec của Canada khiến Uber phải rút lui khỏi thị trường này


Có thể nói, mô hình kinh doanh mới như Grab hay Uber đều thách thức các nhà làm luật tại mọi quốc gia. Là một nước đi sau, Việt Nam sẽ có những tham khảo hữu ích của các nước để xây dựng khung pháp lý phù hợp và phát huy tác dụng trong cuộc sống.


Minh Nguyệt (ANTĐ)

Nguồn : http://xehay.vn/cac-nuoc-da-dua-xe-grab-vao-khuon-kho-nhu-the-nao.html

TIN LIÊN QUAN

Cần quản lý chặt Grab, Uber như taxi truyền thống nếu không thì dừng hoạt động

Theo đó, Bộ trưởng Bộ GTVT khẳng định, dự thảo Nghị định thay thế Nghị định 86 phải làm thật chặt chẽ, đặc biệt là những quy định liên quan tới quản lý Uber, Grab.

Quản lý Uber, Grab “như một doanh nghiệp taxi hoạt động ở Việt Nam”

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể cho rằng, hoạt động của Uber, Grab hiện nay bản chất là loại hình taxi ứng dụng công nghệ cao kết nối người dùng với lái xe, chủ hãng. Nếu Uber, Grab nói kinh doanh công nghệ thì Bộ Giao thông - vận tải không quản lý mà

Grab đáp trả về yêu cầu không triển khai ứng dụng công nghệ kết nối vận tải trên địa bàn các tỉnh, thành

Liên quan đến “lệnh cấm” của Bộ GTVT đối với việc GrabTaxi mở rộng hoạt động ra các tỉnh, hôm qua, 26-6, GrabTaxi đã 'hồi âm' lệnh cấm này, khẳng định doanh nghiệp không hề sai.

Hai Bộ GTVT, Công Thương phối hợp giám sát chặt taxi Uber, Grab

Trước việc một số hãng taxi truyền thống “tố” Uber, Grab liên tục có chương trình phá giá thị trường, cạnh tranh không lành mạnh, lãnh đạo Bộ GTVT và Bộ Công Thương cho biết sẽ tiếp tục giám sát chặt...

Grab-Uber Đông Nam Á về một nhà: Lái xe Uber rối bời lo lắng...

Ngày Uber rút khỏi thị trường Đông Nam Á đã cận kề, và từ 8-4 tới đây, Grab sẽ một mình một chợ với loại hình “taxi công nghệ”.

Uber đã được phép cạnh tranh cùng Grab và các đối thủ trong nước

Hiện nay, trong số các hãng taxi truyền thống triển khai ứng dụng, hiện mới có Vinasun Taxi cung cấp dịch vụ đặt xe nhàn rỗi giống như Uber và Grab.

Uber, Grab sắp bị dừng hoạt động tại Việt Nam?

Hiệp hội taxi Hà Nội vừa kiến nghị các cơ quan chức năng cho dừng khẩn cấp kế hoạch thí điểm các loại xe hợp đồng điện tử kiểu Grab hay Uber.

Thứ trưởng Bộ GTVT: Các địa phương sẽ xem xét đề xuất cấm Grab, Uber

Chiều tối 3-10, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Nguyễn Ngọc Đông đã trả lời câu hỏi của báo chí về việc Hiệp hội vận tải ô tô Hà Nội kiến nghị dừng khẩn cấp Grab và Uber trong tháng 9 và xung...

THỦ THUẬT HAY

Bing AI đã được tích hợp với Windows 11

Không có gì lạ khi Microsoft đưa Bing AI, công cụ tìm kiếm với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo mới, vào hệ điều hành PC mới nhất của mình, Windows 11.

Thủ thuật kiểm tra thời gian sử dụng ứng dụng trên iOS

Một ngày bạn dành bao nhiêu thời gian dùng điện thoại và thời lượng sử dụng ứng dụng là bao nhiêu? Liệu chúng ta có đang sử dụng quá nhiều một ứng dụng nào đó không? Tính năng kiểm soát thời gian sử dụng ứng dụng trên

Ứng dụng Ephoto 360 : giúp ảnh của bạn thêm phần "ảo tung chảo"

Giới thiệu sơ qua về ứng dụng Ephoto 360 này chính là ứng dụng chỉnh sửa ảnh, giúp bạn tự tạo nên những tấm ảnh đẹp hết ý với giao diện ứng dụng đơn giản, dễ sử dụng.

"Độ" ảnh màn hình trên điện thoại Android bằng video với hiệu ứng phát sáng cực chất

Để biến video thành ảnh nền trên điện thoại Android, đầu tiên bạn cần tải về công cụ hỗ trợ Video Wallpaper từ nhà phát triển CraftApp và ứng dụng này đang được miễn phí trên Play Store nhé.

WP - Chuyên gia về tin tức với giao diện BetterMag

Không quá khó để kiếm một giao diện tốt nhất nhằm phục vụ một website tin tức có lưu lượng truy cập lớn. Với BetterMag là một lựa chọn khá hoàn hảo, nó mang trong mình đẩy đủ những chức năng tuyệt vời đó.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Samsung Galaxy Tab A7: Màn hình lớn, 4 loa kết hợp âm thanh vòm sống động

Galaxy Tab A rất được lòng người tiêu dùng bởi sở hữu nhiều tính năng hấp dẫn và có mức giá phù hợp. Sự ra mắt mới đây của Galaxy Tab A7 là minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Bài viết trên tay Samsung Galaxy Tab A7

5 điểm nổi bật trên Xiaomi Pad 5 chinh phục những vị khách khó tính

Có nhiều điểm nổi bật trên Xiaomi Pad 5 đang giúp mẫu tablet mới này của Xiaomi khuynh đảo thị trường máy tính bảng. Đây sẽ là lựa chọn tuyệt vời cho các bạn trẻ trong năm 2021 này. 5 điểm nổi bật trên Xiaomi Pad 5

Trên tay máy nghe nhạc FiiO X3 Mark III: hoàn thiện tốt, hơi lag, chất âm tương xứng với giá 4,8tr

Với mức giá gần 5 triệu đồng, FiiO X3 Mark III mang đến cho chúng ta một chiếc máy nghe nhạc kích thước nhỏ gọn, vừa tay, nhẹ nhàng dễ cầm, chất lượng hoàn thiện máy tốt với thiết kế đơn giản, phần mềm điều khiển duyệt