Hà Nội dành 1,235 triệu tỷ đồng phát triển giao thông đến 2030

Sáng 30-7, UBND TP Hà Nội đã công bố quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 tầm nhìn 2050. Quy hoạch đưa ra, Hà Nội sẽ xây dựng, mở rộng nhiều tuyến đường với quy mô 4-8 làn xe, hoàn thiện các tuyến đường sắt đô thị, buýt nhanh để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn Thủ đô. Tổng kinh phí ước để thực hiện khoảng 1.235.380 tỷ đồng.

Làm vành đai 4-5, xây mới nhiều trục nối đô thị với vệ tinh

Để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng nhanh tron thời gian tới, Hà Nội sẽ xây dựng các đường cao tốc 4-8 làn xe song hành với các quốc lộ có lưu lượng lớn, theo các hướng Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội- TP. HCM, Nội Bài- Hạ Long…

Các đường quốc lộ cũng được mở rộng từ 4-6 làn xe cơ giới, như QL1 từ Ninh Hiệp (Gia Lâm) tới Bắc Ninh, phía Nam từ Thường Tín tới Hà Nam, QL21 từ Xuân Mai (Chương Mỹ) đi Hòa Bình, QL21B từ Phú Lương (Hà Đông) tới Hà Nam, QL32 từ Phùng (Đan Phượng) tới Phú Thọ, QL6 từ Yên Nghĩa (Hà Đông) tới Hòa Bình…

Xây mới đường Vành đai 4 với chiều dài khoảng 148km. Xây dựng đường Vành đai 5 gồm các đoạn đi mới và các đoạn đi trùng đường hiện tại với tổng chiều dài khoảng 375km, quy mô tối thiểu 4 làn xe qua cá tỉnh, thành phố Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam, Thái Bình, Hải Dương, Bắc Giang, Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.

Xây mới các trường trục đường nối đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh, tổng chiều dài 90km, quy mô mặt cắt ngang mỗi đường rộng từ 40-60m cho tối thiểu 6 làn xe cơ giới như trục Hồ Tây- Ba Vì, trục Hà Đông- Xuân Mai…


Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trao tặng quy hoạch GTVT Hà Nội cho lãnh đạo các tỉnh trong vùng Thủ đô

Còn mạng lưới đường đô thị, xây dựng đường cao tốc đô thị đi bằng hoặc trên cầu cao ở giữa trên đường Vành đai 3. Đường cao tốc này sẽ kết hợp với các đường cao tốc khác để hình thành mạng cao tốc đô thị cho khu vực trung tâm.

Cải tạo, mở rộng kết hợp với xây dựng mới các trục chính đô thị với tổng chiều dài 336 km, bao gồm 11 trục phía Bắc sông Hồng và 9 trục phía Nam sông Hồng, trục Thượng Cát - QL 32 - Đại lộ Thăng Long - Q 6 - Ngọc Hồi (đường Vành đai 3,5).

Bên cạnh đó, xây dựng 8 cầu qua sông Đuống, trong đó có 4 cầu hiện đang sử dụng và 4 cầu xây dựng mới gồm: cầu Đuống mới (cầu đường bộ), cầu Giang Biên trên tuyến đường kéo dài từ quận Long Biên sang Ninh Hiệp, cầu Mai Lâm (trên tuyến đường kéo dài từ quận Long Biên đến trục trung tâm Cổ Loa), cầu Ngọc Thụy (trên tuyến đường dọc đê tả sông Hồng).

Trên sông Hồng xây dựng 5 cầu đường sắt đô thị qua sông gồm cầu đường sắt vượt sông Hồng tuyến số 1 (vị trí cách cầu Long Biên Khoảng 75 m về phía thượng lưu), cầu Nhật Tân (tuyến số 2), cầu Vĩnh Tuy (tuyến số 4), cầu Thượng Cát (tuyến số 7), cầu Lĩnh Nam (tuyến số 8). Trên dọc sông Đáy, sông Đà cũng được xây dựng thêm cầu để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong vùng.

Vận tải công cộng đảm nhận 50%-55% lượng khách

Vận tải khách công cộng được đặc biệt quan tâm để đến 2020, lượng khách sử dụng phương tiện công cộng chiếm 30%-35%, trong đó đường sắt đô thị là 10%-15%, xe buýt là 20%, và đến năm 2030 tỷ lệ này nâng lên 50%-55%, trong đó xe buýt là 30%, đường sắt đô thị từ 20%-25%, và sau năm 2030, tỷ lệ người dân sử dụng phương tiện công cộng từ 65%-70%.


Quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến 2030 tầm nhìn 2050 thu hút được sự quan tâm của nhiều người

Để đạt được mục tiêu này, trong giai đoạn tới, thành phố sẽ tập trung xây dựng và hoàn thiện mạng lưới giao thông công cộng như xe buýt, buýt nhanh BRT.

Đặc biệt là xây dựng 8 tuyến đường sắt đô thị như tuyến số 1 gồm 2 nhánh: Ngọc Hồi - Ga trung tâm Hà Nội - Gia Lâm - Yên Viên và Gia Lâm - Dương Xá (Phú Thụy); tuyến số 2 Nội Bài - Hoàng Quốc Việt với chiều dài 42 km, tuyến đi trên cao Nội Bài - đường Hoàng Quốc Việt và đi ngầm trên đoạn còn lại; tuyến số 2A Cát Linh- Hà Đông với chiều dài 14 km, tuyến đi trên cao; tuyến số 3 Trôi - ga Hà Nội - Hoàng Mai với chiều dài 26 km, tuyến đi cao trên đoạn Trôi - Cầu Giấy và chủ yếu đi ngầm trên đoạn còn lại; tuyến số 4 Mê Linh - Sài Đồng - Vĩnh Tuy - Vành đai 2,5 - Cổ Nhuế - Liên Hà với chiều dài 54 km. Đoạn từ Mê Linh - Đông Anh - Sài Đồng - vượt sông Hồng - Vĩnh Tuy - Thượng Đình được quy hoạch đi cao, từ Thượng Đình - Hoàng Quốc Việt được quy hoạch đi ngầm, đoạn từ Hoàng Quốc Việt - Liên Hà quy hoạch đi cao. Tuyến số 4 kết nối với các tuyến số 1, số 2A, số 3 và số 5.

Đoạn đi dọc đường Vành đai 2,5 tuyến số 4 xem xét đi trùng ray với tuyến số 2 và tổ chức chạy tầu phù hợp; tuyến số 5 đường Văn Cao- Vành đai 4 - Hòa Lạc với chiều dài 39 km.

Đoạn từ Nam Hồ Tây - Nguyễn Chí Thanh - Trần Duy Hưng - Trung tâm hội nghị quốc gia đi ngầm, đoạn tiếp theo đi trên mặt đất hoặc đi cao trong phạm vi dải phân cách giữa của Đại lộ Thăng Long; tuyến số 6 Nội Bài - Hà Đông - Ngọc Hồi chiều dài 43 km.

Tuyến được xây dựng trên cơ sở tuyến đường sắt vành đai phía Tây hiện tại và quy hoạch là tuyến đi cao hoặc đi bằng; tuyến số 7 Mê Linh - Dương Nội chiều dài 28 km, tuyến đi cao toàn bộ hoặc đi cao kết hợp đi ngầm trong đoạn đô thị Đông Vành đai 4; tuyến số 8 Sơn Đồng - Mai Dịch (trung chuyển với tuyến số 2) - Dương Xá chiều dài 37 km. Đoạn từ Sơn Đồng - Mai Dịch quy hoạch đi cao, đoạn tuyến đi theo Vành đai 3 đến Lĩnh Nam đi ngầm, đoạn tuyến từ Lĩnh Nam - vượt sông Hồng - Dương Xá đi trên cao.


Hà Nội sẽ dành 1,235 triệu tỷ đồng cho phát triển hạ tầng giao thông đến 2030

Ngoài ra, xây dựng các tuyến tàu điện một ray (monorail) nhằm hỗ trợ và khai thác tốt hơn cho toàn bộ hệ thống đường sắt đô thị gồm Liên Hà - Tân Lập - An Khánh dài 11 km; Mai Dịch - Mỹ Đình - Văn Mỗ - Phúc La, Giáp Bát - Thanh Liệt - Phú Lương dài 22 km; Nam Hồng - Mê Linh - Đại Thịnh dài 11 km, sau này tuyến có thể kéo dài lên Phúc Yên.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đánh giá, việc công bố quy hoạch giao thông Thủ đô có tác động mạnh mẽ, sâu sắc, ảnh hưởng tới sự phát triển của Hà Nội nói riêng và các địa phương trong Vùng Thủ đô nói chung.

Trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội đè nặng lên hạ tầng, trong đó có giao thông, nếu giải quyết không tốt sẽ hạn chế sự phát triển kinh tế, phát triển bền vững của Thủ đô.

“Hoan nghênh, ghi nhận và đánh giá cao nỗ lực của TP Hà Nội, các bộ Xây dựng, GTVT và các bộ, ngành liên quan, cũng như vai trò của các chuyên gia, nhà khoa học… trong việc lập các quy hoạch phát triển của Thủ đô Hà Nội nói riêng và quy hoạch vùng Thủ đô nói chung”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cũng đề nghị Hà Nội tập trung lập kế hoạch cụ thể để triển khai quy hoạch này, đồng thời cân đối nguồn lực, lộ trình thực hiện.

Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung cho biết, quy hoạch giao thông là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông Thủ đô nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trên địa bàn và nhân dân trong vùng. Hà Nội sẽ triển khai quy hoạch một cách hiệu quả, hoàn thành các mục tiêu quy hoạch đề ra.

Ngân Tuyền (ANTĐ)

TIN LIÊN QUAN

Hà Nội sẽ có 8 tuyến buýt nhanh BRT, tăng tốc vận tải khách công cộng

Theo quy hoach, giao thông công cộng Hà Nội sẽ có 8 tuyến xe buýt nhanh để kết nối giao thông công cộng.

Đường sắt cần 240.000 tỷ trong 10 năm tới, ưu tiên đầu tư 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc- Nam

Bộ GTVT dự kiến quy hoạch đầu tư mới xây dựng hai đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam trong giai đoạn 2021- 2030 là Hà Nội - Vinh dài 281km và Nha Trang - TP.HCM dài 370km.

Di dời các bến xe khách Hà Nội: Làm gì với

TP Hà Nội dự kiến đưa lộ trình đóng cửa các bến xe khách liên tỉnh như Gia Lâm, Giáp Bát sau năm 2020 và Bến xe Mỹ Đình sau năm 2025. Toàn bộ diện tích đất đai này sẽ được sử dụng vào mục đích vận...

Đường sắt đột phá gọi vốn nước ngoài đầu tư vào 6 dự án mới

Cục Đường sắt Việt Nam đề xuất kêu gọi đầu tư nước ngoài sáu dự án đường sắt mới theo hình thức tài trợ vốn, hợp tác hoặc chuyển giao công nghệ.

Đảm bảo an ninh, an toàn cho hành khách đi xe buýt nhanh BRT

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng yêu cầu các đơn vị liên quan đảm bảo an toàn giao thông, an ninh, an toàn tài sản cho hành khách trong thời gian vận hành thử nghiệm tuyến xe buýt nhanh...

Sẽ khởi công hai đoạn đường sắt tốc độ cao vào năm 2028-2029

Từ nay đến năm 2030, sẽ triển khai hai đoạn ưu tiên của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam là Hà Nội-Vinh và Nha Trang-TP.HCM để cạnh tranh được với hàng không.

40 tỷ USD khép kín 10 tuyến đường sắt đô thị ở Hà Nội

Theo quy hoạch đã được phê duyệt, từ nay đến năm 2030, Hà Nội sẽ đầu tư 10 tuyến đường sắt đô thị với tổng kinh phí ước hơn 40 tỷ USD.

"Bẻ tuyến" không để xe khách chạy xuyên tâm

Hà Nội đang sắp xếp lại luồng tuyến xe khách liên tỉnh nhằm đảm bảo quy hoạch giao thông vận tải đã được phê duyệt cũng như hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người dân. Đến thời điểm hiện tại,...

THỦ THUẬT HAY

[Video] Hướng dẫn tải về iOS 10 Beta trên iPhone

Vào đêm qua tại sự kiện WWDC 2016, Apple đã chính thức giới thiệu iOS 10 với nhiều tính năng mới như: Siri thông minh hơn, màn hình khóa kiểu mới, iMessage nhiều tính năng hơn, bản đồ giao diện mới, Home kit, Apple

POP, IMAP là gì? Nên chọn giao thức nào?

Nếu đã từng thiết lập một ứng dụng email thì chắc chắn bạn đã biết hai thuật ngữ POP và IMAP. Nhưng bạn có hiểu sự khác nhau giữa hai giao thức này và tác động của mỗi giao thức lên tài khoản email của mình như thế nào

Cách sửa lỗi mạng wifi bị "chấm than" chắc chắn thành công

Lỗi WIFI dấu chấm than khá thường gặp trên máy tính. Được biết nguyên nhân xảy ra tình trạng này do số lượng người truy cập cùng lúc quá nhiều hoặc do xung đột địa chỉ IP dẫn tới không vào được mạng. Bạn có thể khắc

Chia sẻ lên bài viết Facebook chỉ bằng cú click đơn giản

Share to Facebook là tiện ích hỗ trợ người dùng chia sẻ bài viết lên Facebook nhanh nhất, chỉ bằng một cú click chuột đơn giản. Chúng ta không cần phải copy đường link URL của bài viết, sau đó paste lên Facebook để

Cách xem YouTube trên Android cực mượt dành cho mạng yếu

Bạn thường xuyên xem video trên YouTube nhưng cảm thấy khó chịu vì tốc độ mạng yếu và không tải nổi video mà bạn muốn xem, vậy thì hãy theo dõi bài viết dưới đây để có thể xem YouTube một cách mượt mà nhất nhé.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Z2 Force Edition: màn hình chống vỡ, camera kép, thiết kế mỏng hơn đời đầu, pin giảm

Moto Z2 Force Edition vừa xuất hiện tại Việt Nam theo đường “chim bay” với mức giá 11.5 triệu đồng. Z2 Force vẫn có khả năng nâng cấp tính năng thông qua hệ thống nắp lưng độc đáo của dòng Z màn hình chống vỡ như Z

Đánh giá laptop Acer Aspire 3 A315 51 31X0: Có gì thú vị với giá 10 triệu

Khi mới nhìn vào chiếc laptop này đang được đóng màn hình lại, mình bị ấn tượng bởi phần mặt lưng được trang trí bằng các đường sọc ngang dọc chồng chéo lên nhau, trông không rối mắt và toát lên được nét riêng của sản

Đánh giá Moto Z3 Play: Một sản phẩm đầy thú vị và khác biệt

Moto Z3 Play sở hữu thiết kế tương tự như người anh Z2 với mặt kính cả trước và sau, điểm nhấn trên sản phẩm này chính là cụm camera kép được thiết kế theo dạng tròn khá lớn và lồi.