Phụ nữ luôn mang trong mình vẻ đẹp bí ẩn của một nửa thế giới, chiêm ngưỡng bức họa Người đàn bà xa lạ để khám phá và hiểu sâu sắc về thế giới nội tâm của phụ nữ, họ không chỉ là tượng trưng cho cái đẹp mà còn là một tâm hồn thanh tao đầy kiêu hãnh.
Ivan Nikolaevich Kramskoi
Ivan Nikolaevich Kramskoi (8/6/1837-6/4/1887) đã từng theo học tại Học viện Nghệ thuật Hoàng gia tại Sankt-Peterburg từ năm 1857-1863, là một họa sĩ kiêm phê bình nghệ thuật. Những bức tranh để đời của ông gồm có chân dung tự họa năm 1867, “Những nàng tiên cá” năm 1871, “Chúa Kitô trên hoang mạc” năm 1872, “Người đàn bà xa lạ” năm 1883. Ông cũng là một trong những người đi đầu trường phái hiện thực Nga cuối thế kỷ 19.
Người đàn bà xa lạ là một bức tranh sơn dầu rộng 99 cm, cao 75,5 cm của họa sĩ người Nga Ivan Nikolaevich Kramskoi hoàn thành năm 1883, vẽ chân dung một người phụ nữ đang ngồi trên một chiếc xe ngựa hở mui đi trên cầu Anichkov bắc qua sông Fontanka, Sankt-Peterburg. Người mẫu của bức tranh hiện vẫn còn là một bí ẩn với nhiều phỏng đoán. Bản thân hình ảnh người phụ nữ trong bức tranh cũng được nhiều người mô tả với nhiều thái độ khác nhau.
Vẻ đẹp nên thơ dưới nét vẽ tài hoa, tạo nên bức tranh một sức cuốn hút lạ kì.
Bức tranh ‘Người đàn bà xa lạ’
Bức tranh mô tả về một quý cô sở hữu một vẻ đẹp kiều diễm, đôi môi chín mọng chứ trái chín trên cành đầy gợi cảm. Cô ngồi trên xe ngựa mui trần dưới trời mưa tuyết giá lạnh, nhưng khuôn mặt cô ngẩng cao đầy kiêu hãnh, ánh mặt cô nhìn xuống không che giấu nổi nỗi buồn bên trong.
Từ góc độ này, “Người đàn bà xa lạ” được Kramskoi tạo nên cấu trúc khuôn mặt hợp lý, đầy đặn, thanh thoát, trên đầu nàng đội mũ mềm (Fransisk), có gắn lông chim, tạo thế cho chân dung “người đàn bà” có sắc thái quý phái, kiều diễm.
Dưới ánh sáng yếu ớt của mùa đông lạnh giá ở nước Nga, để lộ đôi vai tròn khoác bộ áo lông, với bộ găng tay da mỏng màu đen càng tô điểm cho tính lộng lẫy của người phụ nữ giàu tố chất đa đoan này.
Chuyện kể về hoàn cảnh éo le của cặp tình nhân giữa Matriona Savvinsna với chàng trai nhà giàu có ở cùng quê không thành, nên cô phải ra đi và chính thời điểm ấy mà hoạ sĩ tài ba Kramskoi đã miêu tả chân dung người đàn bà ấy trong một tâm trạng không bình thường.
Chuyện tình éo le của Matriona Savvinsna (ảnh minh họa)
Chuyện tình của Matriona Savvinsna không thành, ôm ấp trong tim là sự thất vọng, sự tổn thương trong cô gái với tình yêu không bao giờ là cái tội của mình. Phải đối đầu với sự ghẻ lạnh và phủ nhận, cô buộc phải chấm dứt cuộc tình mà bước chân ra đi.
Thay vì là khuôn mặt ủy mị, khổ đau ngập chìm trong nước mắt, bầu trời mưa tuyết với chút ánh sáng le lói yếu ớt không đủ làm ấm lại con tim đang thổn thức. Cô bước đi trong sự kiêu hãnh, lòng tự trọng bản thân.
Tình yêu trong cô là trong sáng, nó không đáng phải nhận sự ghẻ lạnh hay sỉ nhục, cô xứng đáng mang một thân phận cao quý vì những gì cô thể hiện lúc này.
Cho đến bây giờ kiệt tác “Người đàn bà xa lạ” vẫn là một bí ẩn giữa chân dung người thực và chân dung sáng tạo của hoạ sĩ Kramskoi. Dù sao, những quan niệm, quan điểm bình luận thế nào thì bức tranh “Người đàn bà xa lạ” vẫn là một tác phẩm có sức thuyết phục người xem đến lạ kỳ, kể cả về nghệ thuật miêu tả về chân dung kiều diễm, mỹ lệ đầy sức hấp dẫn ấy.
Vẻ đẹp kiều diễm, quyền quý không nằm ở biểu hiện bên ngoài, mà là vẻ đẹp từ nội tâm của người phụ nữ
Những câu chuyện kể về “Người đàn bà xa lạ” trong thực tế là một cô gái hầu, giúp việc cho nhà giàu quyền quý ở trang trại, song qua miêu tả của tác giả thì người đàn bà đó lại thành một cô gái kiều diễm trong một nhà quyền quý, giầu sang.
Tại sao lại có sự thay đổi lớn như vậy? Sự biến tấu này là có dụng ý gì? Phải chăng là sự tôn vinh khéo léo vẻ đẹp biểu hiện từ phong thái của người phụ nữ. Giá trị của người phụ nữ nằm ở tâm hồn chứ không phải từ xuất thân hay trang phục.
Vẻ đẹp bên ngoài có thể tô vẽ, có thể trau chuốt tỉ mỉ, nhưng lối sống, hành xử và đức hạnh của họ lại là kho tàng thực sự ẩn giấu bên trong.
Chính vì phong thái ra đi bỏ lại cuộc tình dang dở phía sau của cô gái trong tranh làm cho tác giả phải thừa nhận vẻ đẹp của cô không chỉ nằm ở bờ môi, đôi mắt, mà còn ở phong thái và sự kiêu hãnh trong cô.
Tư cách phẩm hạnh này xứng đáng cho vẻ đẹp cao quý của giới thượng lưu. Đó là lí do mà tác giả không ngại ngần tô vẽ cho cô trong bộ áo lông, với bộ găng tay da mỏng màu đen càng tô điểm cho tính lộng lẫy vương giả của người phụ nữ giàu tố chất đa đoan này.
Người đàn bà xinh đẹp có phong thái và sự kiêu hãnh
Bức tranh “Người đàn bà xa lạ” được họa sĩ miêu tả rất công phu cả về không gian, thời gian, màu sắc cho đến cách thức bố cục.
Qua nhiều giai thoại về bức tranh đó người ta nói về xuất xứ của chân dung người mẫu, chắc chắn đây là một thiếu phụ, không phải là thiếu nữ. Tuy nhiên, cách miêu tả người đàn bà này của họa sĩ, làm cho người xem cảm thụ được nhan sắc cốt cách đó là một cô gái ở tuổi đôi mươi bởi cấu trúc khuôn mặt rất trẻ trung, với cách nhìn sự vật xung quanh có chủ định, tự tin, vừa sâu lắng, vừa kiêu hãnh, thoáng qua của đôi mắt nâu tròn, đậm chút tình buồn.
Có người cho rằng ông vẽ bức tranh này là xây dựng một hình tượng hư cấu không có thật, nhưng ý nghĩa sâu xa ở đây là gì khi ông đã biến đổi một thiếu phụ trở thành một thiếu nữ?
Có lẽ Kramskoi nhìn thấy vẻ đẹp trẻ trung của tâm hồn với trái tim yêu đương nồng nhiệt. Một thiếu phụ nhưng tâm hồn non trẻ, sự hào hứng và bồng bột của tuổi trẻ, dám yêu và dám hi sinh vì tình yêu, nhưng lại có thêm bản lĩnh kiêu hãnh của một người từng trải.
Ông đã dùng hết tài năng để lột tả biến tấu để phác họa lên một bức vẻ hoàn hảo từ nội dung tới hàm ý.
Tâm hồn non trẻ, sự hàn hứng và bồng bột của tuổi trẻ
Có thể nói rằng Người đàn bà xa lạ của Kramskoi là một tác phẩm không chỉ đạt được chiều sâu trong nghệ thuật hội họa. Mà cao hơn cả là một hàm ý thông điệp phía sau bức tranh mà người đời ngày nay còn mãi phải bàn luận đó là:
Giá trị của vẻ đẹp chân thực của người phụ nữ nằm ở phong thái, cốt cách và đức hạnh của họ bất luận xuất thân hay vị thế mà họ đang có. Nhan sắc có thể già nua, dung nhan kia sẽ phải phai tàn, nhưng vẻ đẹp tâm hồn là trường tồn vĩnh cửu với thời gian.
Tịnh Tâm- Hà Phương