Một trong những tác phẩm nổi tiếng của Leonardo Da Vinci là bức vẽ “Bữa tối cuối cùng” – The last Supper. Bức tranh nổi tiếng không chỉ vì sự tinh xảo hay giá trị nghệ thuật trong bức tranh mà còn thể hiện ra cái “thần” trong việc mô tả, phân tích diễn biến tâm lý và cảm xúc của 12 vị tông đồ, đồng thời nó biểu hiện cho tư tưởng thâm thúy mà ông muốn truyền đạt cho người đời sau hiểu sâu sắc hơn về Chúa Giê-su và lòng bao dung, vị tha vô tận đối với con người trong suốt chặng đường truyền Đạo để cứu độ chúng sinh.
Bữa tối cuối cùng (Nhấn vào ảnh để phóng to)
Khi chúa Giê su nói rằng: Trong các con có kẻ đã phản bội ta. Thì lần lượt là phản ứng của 12 vị môn đồ đó là đại biểu của những chủng tâm mà con người có trong mê lạc:
Tò mò, hiếu thắng là một loại biểu hiện của những kẻ đi theo Đạo để thỏa mãn những điều mà mình chưa biết, với mong muốn được xem, được nhìn những điều kỳ diệu mà bản thân chưa thể lý giải.
Từ bên trái của bức họa tức là bên tay phải của chúa Giê-su, là nhóm có 3 người với đôi mắt mở lớn biểu thị cho sự ngạc nhiên đó là: Bartholomew, James “Nhỏ” và Andrew. Riêng Bartholomew nhổm hẳn dậy khỏi mặt ghế như một phản ứng: có chuyện đó thật sao? Thật không thể tin được.
Có lẽ trong những tháng ngày ở bên cạnh chúa Giê-su, có nhiều điều kì diệu được Đức Chúa thực hiện như những phép lạ kì diệu, họ là nhóm môn đồ đi theo Chúa không phải vì những gì Đức Chúa truyền giảng, mà vì muốn khám phá bí mật, muốn tìm hiểu lý luận, muốn xem xét và coi lời mà Giê-su giảng giống như là thỏa mãn tò mò bản thân?
Nhóm người này liệu có thể đắc được Đạo, có thể hành được Đạo giống như Chúa Giê-su vẫn dậy không? Có lẽ là không? Nhưng bạn vẫn thấy họ được ngồi cùng bàn ăn với Đức Chúa.
Andrew – đi theo thầy chỉ để thỏa mãn sẽ học được j sẽ thấy được gì
Cũng có những con người đi theo Đạo, là để cầu tiền cầu tài, cầu những thứ mà bản thân mình mong muốn có.
Nhóm thứ hai trong bức tranh chính là Nhóm gây nhiều tranh cãi nhất: Judas, Peter, John. Judas đang giữ túi tiền, người hơi ngả về phía sau như sự tránh né, hoảng sợ, khuôn mặt lấp sau bóng râm, tay hắn cùng lúc với tới chiếc bánh mỳ giống như bàn tay của Jesus.
Phía sau Judas là một khoảng đen tối, còn Peter và John thì thầm to nhỏ, kẻ đáng nói nhất chính là Judas, người này đã phản bội Sư tôn của mình chỉ vì 30 đồng bạc, một tay ôm túi tiền, một tay với đồ ăn, là biểu hiện của kẻ tham lam, vì tiền, vì thỏa mãn nhu cầu cá nhân, mà sẵn sàng bán đứng cả thầy của mình.
Những kẻ này là đại biểu cho những người đến với Đạo không phải vì Đạo là chân lý của cuộc sống, không phải vì Đạo là con đường cứu chính mình, đến với Chúa không phải đức tin, mà là vì họ có thể hy vọng được lợi gì từ đó.
Judas- kẻ vì tiền mà bán thầy
Cũng có cả những con người đến với Đạo trong tâm thái bán tín bán nghi, thấy người ta đến mà mình đến, thấy người ta tin mà mình tin, nhưng trong tận sâu thẳm tâm can họ lại không có một chính niệm niềm tin vào vị Chúa của họ.
Biểu hiện cho sự nghi ngờ: Thomas, James “Lớn”, Philip. Thomas đang chỉ lên trời như thể hỏi Jesus về những manh mối về kẻ phản bội. James “Lớn” dường như sững sờ trước lời của Jesus. Philip thì tự chỉ vào bản thân như hỏi: “Đó có phải con không?”.
Đây là nhóm biểu hiện cho sự ngờ vực của con người, họ không thực sự tin vào những gì mà mình đã thấy, họ nghi ngờ ngay cả bản thân mình, con người không dám kiên định vào những gì mà mình theo đuổi.
Những chủng tâm thái sẽ làm cho người ta dễ dàng bị dẫn động bởi những kẻ khác, dễ bị lôi kéo kích động do bản thân không thực sự tới với Pháp mà vị chúa tể của mình truyền giảng.
Philip – người trong tâm còn hoài nghi về những đạo lý của thầy
Con người trở lên căm phẫn, thù hận khi có những kẻ làm phương hại tới đức tin của họ, lăng mạ Sư tôn của họ, họ nung nấu trả thù để mang trả lại sự trong sạch cho môn phái mà con người theo đuổi.
Nhóm ba người ở cuối dãy bàn gồm có: Matthew, Thaddeus và Simon. Nhóm 3 người này như đang tranh luận xem ai là kẻ mà Jesus đang nói tới. Trong đó có sự bực tức căm phẫn. Đây là chủng tâm thái biểu hiện cho lòng thù hận, mong muốn được trả thù vì những điều mà bản thân con người cho là phi lý, là bất công, loại tâm này liệu có thể làm cho người đi theo Đạo, đắc đạo mà hiểu được thế nào là từ bi? Hận thù, tranh đấu phải, trái, đúng, sai đã che mắt của họ?
Simon- tâm mang oán hận sẵn sàng trả thù kẻ lăng mạ thầy và đức tin của họ
Chúa Giê-su bao dung hết thảy các chủng loại tâm của con người, hi sinh thân xác trong đau đớn chỉ vì cứu độ con người trong mê lạc, mỗi giọt máu là một nỗi đau của Ngài
Trong khi ngày mai là ngày mình sẽ bị đưa ra hành quyết, nhưng Chúa Giê-su vẫn mang trong mình một tâm thái điềm tĩnh, không lo lắng, không sợ hãi, không hoài nghi, không thù hận kẻ đã bán đứng mình.
Ngài ngồi ngay chính giữa bàn tiệc, xung quanh ngài là môn đồ với vô số các biểu hiện của nhân tâm, trong đó có cả kẻ phản bội ngài, nhưng một tay chỉ về phía miếng bánh mì, như thể sự cố gắng mang lại cho con người một chút hạnh phúc cuối cùng, sự no đủ về thân xác, một tinh thần đầy ắp yêu thương, trong khi bàn tay bên kia lại đặt trên bàn như thế là sự lo nghĩ rằng: ‘’sẽ phải cứu độ họ như thế nào đây, nếu thân xác này của ta có thể làm cho con người tỉnh ngộ, ta nguyện chịu mọi đau đớn vì để cứu rỗi linh hồn họ’’.
Phía sau của Đức Chúa chính là khoảng trời sáng rực rỡ, nó biểu hiện cho trí huệ thần thánh của Ngài, người ta sợ trí huệ bao la thông suốt của Ngài, họ đã tra tấn Chúa bằng một vòng sắt với gai chông tua tủa cái mà chúng gọi là mão gai, quấn chặt vào đầu, nó sẽ xiết cho chảy máu, càng cử động càng xiết rách thịt da.
Bọn binh lính dùng roi đánh đập hành hạ trong nhiều giờ, bọn lính đem ngài ra mà chế giễu, chúng gọi ngài là “Vua dân Do Thái”, mặc áo điều và đội mão gai trên đầu, đánh và phỉ nhổ vào ngài, nỗi nhục hay cơn đau không làm cho Giê-su bị khuất phục, bị giải đi qua thành Jerusalem đến chỗ đóng đinh.
Trong suốt chặng đường đi tới pháp trường hành hình, Chúa Giê su không khỏi ngóng trông về phía trước, Ngài ôm hi vọng vào niềm tin rằng con người sẽ thoát khỏi cơn mê này, khuôn mặt Ngài không tỏ vẻ đau đớn trong khi trăm ngàn vết thương kia đang rỉ máu, nhưng Chúa Giê-su không hề hận thù, Ngài chỉ nghĩ tới chúng sinh, đau đớn này không là gì, dẫu xẻ da cắt thịt, Ngài cũng cam chịu, trong tận thấu con tim như lời kêu gọi: ‘‘Hỡi con người hãy mau tỉnh mộng. Chân lý trước mắt xin đừng ngủ mê’’
Mỗi cây đinh lớn được đóng thẳng lên tay, lên chân Chúa, đứng trên cây thập giá, Ngài đau đớn, nhưng nỗi đau đó không phải nỗi đau thật sự, chút đau đớn thể xác của Ngài có thấm gì?
Ánh mắt Ngài không dời khỏi những con người đứng phía dưới, trong tim có trăm ngàn vết cắt vì thương cho con người, mỗi giọt máu là một giọt nước mắt của Chúa, Ngài ôm nó ra đi cho tới khi chết. Những môn đồ của Giê-su cùng tiếng khóc ngập trời: “Xin Người đừng bỏ chúng con’’ khiến đất trời mịt mù tăm tối.
Mặc dù Chúa Giê-su đã ra đi cách xa niên đại chúng ta sống, nhưng sự ra đi đó vĩnh viễn không bao giờ phai nhòa trong trái tim tín đồ của Người. Bởi Ngài mang đầy đủ những vẻ đẹp thiên thần, thánh khiết, sự bao dung từ bi vô hạn của một đấng giác giả vì nguyện vọng cứu độ chúng sinh.
Ngài chịu những hình phạt đó cũng chỉ vì gánh tội nghiệp cho con người, tận sâu tâm hồn Ngài muốn muốn dùng cái chết của mình để cảm hóa những linh hồn quỹ dữ, để xóa tan thù hận, và để cứu rỗi những linh hồn lạc lối.
Tịnh Tâm
Bí ẩn tâm linh: Người phụ nữ chết 37 giây trong khi sinh, nói những điều kỳ lạ gì sau khi sống lại?
Bí ẩn tâm linh: Những chuyện kỳ bí về hiện tượng bóng đè, tác hại kinh hoàng từ việc chơi game
Một cuộc đời kỳ lạ (kỳ 3): Từ tên lưu manh trở thành phó giám đốc công ty uy tín
Một cuộc đời kỳ lạ (kỳ 1): 14 tuổi trở thành kẻ nghiện ngập và tôn thờ tiền bạc