Có độc giả đã viết cho Đại Kỷ Nguyên khi đến với loạt bài Nghe lại bản gốc tuyệt đẹp, rằng:
“Đến ngày hôm nay, thế giới lại gần được nhau hơn, thì chúng ta phải cảm ơn tầm quan trọng và sức lôi cuốn của Âm nhạc, mà bất cứ một dân tộc nào đều có thể, qua những nhạc phẩm bất hủ của mình, mang mọi người lại gần nhau, hòa cùng một trái tim, dù ở góc phố nào trên thế giới”.
Vào năm 492 trước Công Nguyên, linh hồn của những người thủy thủ ra đi trên một chiến hạm bị đắm trong cơn bão đã hóa thành những chú chim bồ câu bay vào đất liền để báo tin cho người thân, trao gửi những yêu thương cuối cùng…
Vào năm 492 trước Công Nguyên, linh hồn của những người thủy thủ ra đi trên một chiến hạm Ba Tư bị đắm trong cơn bão đã hóa thành những chú chim bồ câu bay vào đất liền để báo tin cho người thân, trao gửi những yêu thương cuối cùng… (Ảnh minh họa)
Đó là lý do mà bồ câu từ đó đã trở thành biểu tượng của hòa bình và yêu thương. Sự xúc động mãnh liệt từ câu chuyện này đã đem đến một kiệt tác âm nhạc cho nhân loại, một ca khúc dù đã 156 tuổi nhưng chưa hề già đi ở bất cứ góc phố nào trên thế giới: La Paloma.
La Paloma của Andre Rieu cùng dàn nhạc của ông cho đến nay vẫn là một bản La Paloma xuất sắc nhất mọi thời đại
Câu chuyện về những người thủy thủ ra đi vĩnh viễn không trở về.
Ca khúc La Paloma (tên Việt: “Cánh buồm xa xưa”) bắt nguồn từ câu chuyện xưa về cuộc xâm lược xứ Hy Lạp của vua Darius I nước Ba Tư vào năm 492 trước Công nguyên, thời điểm mà chim bồ câu còn chưa được biết đến ở châu Âu. [/sup]
Lúc đó, hạm đội Ba Tư do đại tướng Mardonius chỉ huy đã gặp phải một trận bão ngoài khơi đỉnh Athos, nhiều thuyền chiến Ba Tư đã bị đắm trong trận bão này. (Ảnh: đỉnh Athos ngoài khơi Hy Lạp)
Người Hy Lạp đã nhìn thấy nhiều chú chim bồ câu bay ra khỏi các xác tàu Ba Tư bị đắm, bay qua biển mênh mông. Người ta đặt câu hỏi những chú chim bồ câu trắng này phải chăng là linh hồn của những thủy thủ hóa thân? (Ảnh: ngoài khơi đỉnh Athos Hy Lạp)
Hay những chú chim này mang về đất liền những thông điệp tình yêu cuối cùng của những thủy thủ đã bỏ mình giữa biển cả cho cha mẹ, vợ, con, người yêu?
Mối liên hệ cuối cùng của tình yêu vượt qua cả cái chết và sự chia ly đã được cất lên trong bài “Cánh buồm xa xưa” (bản thân cái tên tiếng Tây Ban Nha “La paloma” có nghĩa là “chim bồ câu”).
Trong khi lời bài hát ở các phiên bản ngoại ngữ có thể không đúng so với nguyên bản, tinh thần đó của bài hát vẫn được bảo tồn sau nhiều lần thu âm, dù dưới dạng nào và bài hát vẫn thể hiện được cao trào của sự chia ly với và đoàn tụ, cái chết và tình yêu vĩnh cửu. (Cảng Paloma như một biểu tượng vĩnh cửu về tình yêu vượt qua cái chết)
Bồ câu trắng của hòa bình và tình yêu.
Từ câu chuyện xa xưa đó, chim bồ câu và ca khúc Paloma đã trở thành biểu tượng của tình yêu vĩnh cửu và ước vọng hòa bình. (Ảnh minh họa)
Trong các cuộc chiến tranh, chim bồ câu còn được huấn luyện để đưa thư, và có rất nhiều những bức thư tình mà những chú chim bồ câu đã giúp kết nối giữa người ở nhà và người ra chiến trận, những bức thư thông báo kết thúc chiến tranh. (Ảnh minh họa)
Chính trên bến cảng La Habana, nhạc sĩ người Tây Ban Nha Sebastian Iradier từ cảm hứng của câu chuyện xưa và đàn bồ câu trắng đã sáng tác nên kiệt tác bất hủ này, khi ông đến thăm Cuba vào năm 1861 và bài hát ra đời khoảng vào năm 1863.
Ảnh hưởng của thể loại nhạc Habanera, một kiểu nhạc dance rất phổ biến ở Cuba trong thế kỉ 19 thường đã tạo nên những giai điệu rất khác biệt cho La Paloma, và dù được dịch ra ở thứ tiếng nào, và chơi bằng loại nhạc cụ nào đi nữa thì ai đều cũng có thể cảm nhận được khát khao về tình yêu và hòa bình được truyền tải trong bài hát này.
Khi lời hát du dương cất lên, người ta có cảm giác trái tim như tan chảy…
Một ca khúc trở thành dân ca…
La Paloma được chuyển thể cho rất nhiều phiên bản và nhạc cụ và phổ biến đến mức ở một số nước như Mexico, Tây Ban Nha, Philippines, Đức, Romani…bài hát đã trở thành một dạng nhạc dân ca. Đây là một trong những bài hát được dịch ra nhiều thứ tiếng và có nhiều phiên bản nhất.
Tiếng đàn Guitar Hawaii của Phạm Mạnh Đạt đã khiến người nghe không thể quên giai điệu của La Paloma:
Số lượng thu âm của bài hát này thậm chí còn được cho là nhiều hơn cả bài Yesterday mà sách kỉ lục Guiness công nhận là bài hát có số lượng thu âm kỉ lục nhất mọi thời đại.
Ca khúc này được Elvis Presley thể hiện bằng tiếng Anh với tựa đề “No More” về một ước vọng tình yêu thật dịu dàng êm ái:
Ở Việt Nam, mấy mươi năm về trước, Từ Vũ và Phạm Duy viết lời Việt cho La Paloma và đặt tựa đề là “Cánh Buồm Xa Xưa”.
Dalena, ca sĩ người Mỹ xinh đẹp nhưng hát tiếng Việt chuẩn xác, ngọt ngào, cao vút:
La Paloma của bản gốc tiếng Tây Ban Nha, với chất giọng như nhạc, như nước, như suối chảy của Julio Iglesias, ca sĩ có đĩa bán chạy nhất trong lịch sử trong thể nhạc Latin và cũng là một trong những ca sĩ có đĩa bán nhiều nhất thế giới:
Thuyền ai đang lênh đênh vượt sóng biếc cho tan vơi cơn sầu
Ai đang đắm đuối trên lưng muôn con sóng xanh bạc đầu
Biệt ly sao chua cay làm mắt ướt tóc xanh nay phai màu
Nhớ mãi, nhớ mãi môi em cười khi bến xa con tàu…
Quả thật, kỷ niệm đẹp có thể không phải vì nó vui hay buồn, mà vĩnh viễn không bao giờ trở lại với chúng ta nữa…
Hà Phương Linh