‘Đôi cánh Icarus’: Mộng tưởng chinh phục bầu trời, bài học sâu sắc của người xưa cho thời nay…

Xuất hiện trong Thần thoại Hy Lạp từ hơn 2000 năm về trước, câu truyện về cậu bé Icarus hay “Đôi cánh Icarus” dùng để chỉ những người nuôi mộng tưởng vượt quá khả năng của bản thân mình. Câu chuyện 2000 năm trước vẫn là bài học sâu sắc cho con người ngày nay…
Icarus là con của nghệ nhân Hy Lạp tài ba, Daedalus, một nhà phát minh điêu luyện. Năng lực sáng tạo của Daedalus vượt xa người thường. Ví dụ như, ông có thể thiết kế những pho tượng giống thật đến nỗi chúng sẽ đổ mồ hôi dưới ánh mặt trời nóng bỏng.
Daedalus cũng chính là tác giả của mê cung Labyrinth dùng để nhốt con quái vật Minotaur trong truyền thuyết. Với các hành lang mê hoặc không đầu không cuối, Labyrinth phức tạp đến nỗi bất cứ ai lọt vào đây cũng đừng mong thoát nổi.
‘Đôi cánh Icarus’: Mộng tưởng chinh phục bầu trời, bài học sâu sắc của người xưa cho thời nay…
Họa tiết trang trí trên đồ cổ, miêu tả cảnh người anh hùng Theseus giết quái vật Minotaur, với sự giúp sức của nữ thần trí tuệ Athena, người bảo vệ cho thủ đô Athens của Hy Lạp.
Theo lệnh của vua Minos, Minotaur được nhốt vào Labyrinth sau khi mê cung hoàn thành, và hàng năm, kinh thành Athen sẽ phải cống nạp những người trẻ tuổi làm thức ăn cho con quái vật. Không đang tâm đứng nhìn cảnh những người con của Athen phải từ biệt thân nhân, người anh hùng Theseus đã quyết tâm tiêu diệt con thú thân người đầu bò.
Nhờ nữ thần trí tuệ Athena phù hộ, cùng với sự giúp đỡ của Daedalus và con gái vua Minos là Pasiphae, Theseus đã dùng một cuộn chỉ để đánh dấu đường vào Labyrinth. Sau khi thành công giết chết Minotaur, người anh hùng thoát ra ngoài và chạy trốn về Athen cùng nàng Pasiphae sau khi nổi lửa đốt hoàng cung của vua Minos.
Mất con gái, hoàng cung bị hỏa hoạn, vua Minos nổi trận lôi đình. Nhà vua biết rằng chỉ có người thông minh như Daedalus mới có thể hóa giải Labyrinth, vậy nên ông quyết định bắt nhốt Daedalus và con trai Icarus vào chính mê cung chết người này.
Là người sáng tạo ra Labyrinth, Daedalus biết bản thân ông cũng không tài nào thoát ra ngoài, nhưng nghệ nhân tài ba lại có một ý tưởng táo bạo khác: trời cao. Sử dụng sáp ong và lông chim thu gom được từ mê cung, Daedalus bắt đầu chế tạo một đôi cánh giúp con người có thể bay được, và ông đã thành công.

Bức “Dedalo e Icaro”, 1869, miêu tả cảnh Daedalus đang trang bị đôi cánh cho con trai Icarus (Họa sĩ: Frederic Leighton)

Hài lòng với sáng chế của mình, Daedalus trang bị cho con trai Icarus một đôi cánh tương tự. Trước khi cất cánh bay khỏi mê cung Labyrinth, ông dặn con rằng phải vô cùng thận trọng với đôi cánh này.
Cả hai không được bay quá thấp vì hơi nước ở biển sẽ khiến những chiếc lông bị ướt, nhưng họ cũng không được bay quá cao, vì ánh mặt trời nóng bỏng sẽ làm sáp ong bị chảy.
Cậu bé Icarus theo cha thoát khỏi Labyrinth, bay qua những hòn đảo Samos, Delos và Lebynthos. Nhưng càng bay, Icarus càng yêu thích và choáng ngợp trước những cảnh tượng mình thấy, bởi vì bấy lâu nay, cậu vẫn nghĩ rằng chỉ có các vị Thần là có thể bay được.

Bức “Landscape with the fall of Icarus”, thế kỷ 16-17, miêu tả quang cảnh nơi Icarus gặp nạn (Họa sĩ: Joos de Momper, bảo tàng quốc gia Thụy Điển)

Quên mất lời dặn của cha, Icarus đã hào hứng đuổi theo vị Thần mặt trời Helios, người đang đánh cỗ xe ngựa nóng rực băng qua khoảng không. Thế là sáp ong trên đôi cánh của Icarus bắt đầu tan chảy.
Bừng tỉnh khi đã quá muộn, Icarus rơi thẳng từ trên bầu trời xuống dưới biển trước cái nhìn bất lực của Daedalus. Dù than khóc tiếc nuối cho số phận của con trai, Daedalus vẫn không còn cách nào khác là phải tiếp tục cuộc hành trình.
Bức “The Fall of Icarus”, 1819, miêu tả cảnh Icarus bị rơi từ trên không sau khi tiếp cận Thần mặt trời Helios (Họa sĩ: Merry Joseph Blondel, căn phòng Apollo thuộc bảo tàng Louvre) (Ảnh: Internet)


Bức “Icarus after His Fall, Found on the Sea Shore”, miêu tả cảnh những người dân tìm thấy xác chàng thanh niên Icarus trôi dạt vào bờ (Họa sĩ: Henry Thomson, phòng trưng bày Glynn Vivian)
Cuối cùng, người nghệ nhân dừng chân tại Sicily, Ý, một đảo thuộc biển Địa Trung Hải ngày nay. Tại đó, Daedalus xây dựng một ngôi đền thờ Thần ánh sáng Apollo, và để lại đôi cánh mà ông tạo ra tại đây như một cống phẩm tới các vị Thần trên đỉnh Olympus.
Quang Minh 

TIN LIÊN QUAN

Truyền thuyết về Phaethon và cỗ xe Mặt Trời: Lòng kiêu ngạo và hiếu kỳ sẽ dẫn tới hậu quả gì?

Chỉ vì lòng kiêu ngạo và hiếu kỳ mà chàng thanh niên Phaethon đã mang bao nhiêu tai họa đến cho con người thế gian và các vị Thần trên đỉnh Olympus. Vì thế, mặc dù là con trai của Thần Mặt Trời Phoebus, nhưng Phaethon vẫn không tránh khỏi một kết

Áo trắng tinh khôi mộng trắng trong: Nguồn cảm hứng không bao giờ cạn của người nghệ sĩ

Áo dài trắng tinh khôi đã trở thành “quốc hồn quốc tuý” của dân tộc Việt và là nét đẹp trinh trắng thánh khiết nhất của tuổi học trò. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài trắng muốt với cổ cao, bờ vai tròn trịa mềm mại với hai ...

Áo trắng tinh khôi mộng trắng trong: Nguồn cảm hứng không bao giờ cạn của người nghệ sĩ

Áo dài trắng tinh khôi đã trở thành “quốc hồn quốc tuý” của dân tộc Việt và là nét đẹp trinh trắng thánh khiết nhất của tuổi học trò. Vẻ đẹp mềm mại, dịu dàng và kín đáo của chiếc áo dài trắng muốt với cổ cao, bờ vai tròn trịa mềm mại với hai ...

Dấu ấn lịch sử trong hội họa: Vì sao ‘tu luyện trở về thiên giới’ luôn là điều con người trong sâu thẳm kiếm tìm?

Từ ngàn xưa, khi nhắc tới hai từ “tu luyện’’ là người ta nghĩ ngay tới phương Đông huyền bí với muôn vàn phép thuật… Trên thực tế thì cũng từ hàng ngàn năm nay, phương Tây cũng sở hữu một tàng thư đồ sộ in dấu trong văn học, hội họa về nội hàm ...

Thưởng thức tinh tế: Thu quyến rũ dịu dàng mơ mộng của Đoàn Chuẩn, người mơ không đến bao giờ?

Anh mong chờ mùa Thu Trời đất kia ngả mầu xanh lơ Đàn bướm kia đùa vui trên muôn hoa Bên những bông hồng đẹp xinh. Anh mong chờ mùa Thu Dìu thế nhân dần vào chốn Thiên Thai Và cánh chim ngập ngừng không muốn bay Mùa Thu quyến rũ Anh rồi. Mây bay ...

Thưởng thức tác phẩm hội họa: ‘Bát tiên say rượu’ để khám phá nội hàm thâm sâu

Truyền thuyết về Bát tiên có lẽ đã bắt đầu từ thời nhà Đường. Thế nhưng nó không ngừng thay đổi qua các triều đại khác nhau. Theo truyền thuyết dân gian thời hậu Minh, Bát tiên gồm có Hán Chung Ly, Trương Quả Lão, Hàn Tương Tử, Thiết Quải Lý, Tào

Dòng gốm Việt 500 năm thất truyền bất ngờ hồi sinh từ 1 con tàu đắm: Mỏng như giấy, trắng như ngà

Mỏng như giấy, trong như ngọc, trắng như ngà, kêu như chuông…Đó là gốm Chu Đậu, không những là dòng gốm cổ cao cấp nhất Việt Nam mà còn rất nổi tiếng thế giới. Gốm Chu Đậu được coi là gốm đạo, gốm bác học, thấm đẫm văn hóa tâm linh người Việt. Nó

Dấu ấn lịch sử trong hội họa: ‘Jesusalem!Jesusalem!Ngươi đã làm biết bao nhà tiên tri đổ máu’…

Từ ngàn xưa, khi nhắc tới hai từ “tu luyện’’ là người ta nghĩ ngay tới phương Đông huyền bí với muôn vàn phép thuật… Trên thực tế thì cũng từ hàng ngàn năm nay, phương Tây cũng sở hữu một tàng thư đồ sộ in dấu trong văn học, hội họa về nội hàm ...

THỦ THUẬT HAY

7 cách sử dụng iPhone để đẹp và bền vững theo thời gian

Smartphone có bền đẹp theo thời gian hay không một phần cũng do cách chúng ta sử dụng. Là một siêu phẩm, iPhone luôn là thiết bị mà bất kỳ ai cũng muốn sở hữu, nhưng liệu bạn đã biết cách sử dụng đúng

Cách khắc phục tình trạng rò rỉ bộ nhớ trên Windows 11

Bạn đang gặp hiện tượng Windows 11 bị rò rỉ bộ nhớ khiến hệ thống ngốn RAM bất thường. Trong trường hợp đó, hãy thực hiện theo hướng dẫn dưới đây của để khắc phục vấn đề.

Cách bật phụ đề Google Meet trên điện thoại, máy tính đơn giản và nhanh chóng

Hướng dẫn cách bật phụ đề Google Meet trên điện thoại và máy tính để giúp bạn bắt bắt và cập nhật kịp thời những nội dung ở trong các buổi học, những cuộc họp quan trọng. Click xem ngay!

Hướng dẫn các bước lấy lại mật khảu Zalo của mình

Thông thường sau khi đăng nhập sử dụng Zalo trên thiết bị của mình thì người dùng không mấy ai đăng xuất tài khoản. Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp quên mật khẩu xảy ra do lâu ngày không sử dụng tới hay bạn muốn đăng

Cài theme "độc - lạ" cho iPhone của mình mà không cần Jailbreak

Việc iPhone không thể tùy biến nhiều như điện thoại Android là một thiệt thòi lớn. Tuy nhiên, nếu bạn muốn thay đổi để chiếc iPhone trở nên mới mẻ hơn thì hãy làm theo bài hướng dẫn sau.