Ảnh: pixabay.com
Âm nhạc của thiên tài Tchaikovsky toát lên một sự kỳ diệu, lãng mạn, hùng tráng, một chất tinh thần cao thượng, chứa chan tình yêu mãnh liệt, sức tương phản tác phẩm của ông ở tầm mức rực rỡ, trong từng nét nhạc ấy thính giả cũng có thể cảm nhận sự vĩ đại tinh thần trong tâm hồn nhạc sĩ, ánh nắng tình yêu trong ông là bất tận.
Ảnh: pinterest.com
Mời quý độc giả thưởng thức Tchaikovsky với Swan Lake (Finale)
Vài nét chấm phá về tác giả
Chân dung Tchaikovsly, một tác phẩm của Nikolai Kuznetsov
Pyotr Ilyich Tchaikovsky (7 tháng 5 năm 1840 – 6 tháng 11 năm 1893) là một nhà soạn nhạc người Nga thời kỳ âm nhạc lãng mạn. Dù không phải là một thành phần của nhóm nhạc theo chủ nghĩa dân tộc “The Five” nhưng Tchaikovsky lại sáng tác các nhạc phẩm đậm chất Nga theo một lối rất riêng biệt: ngân vang, sâu lắng, sự hòa hợp và giai điệu được phản ánh qua điệu nhạc.
Ðặc điểm sáng tác và tác phẩm
Tchaikovsky’s không những là nhạc sĩ Nga vĩ đại mà còn là nhạc sĩ lớn thế giới. Hoạt động âm nhạc chính là ở Moscow. Sáng tác nhiều thể loại thành công như giao hưởng, nhạc kịch, vũ kịch, nhạc thính phòng, hoà tấu, romance.
Tác phẩm phản ảnh tâm tư con người thời đại, tình cảm, khát vọng dưới chế độ Nga hoàng. Miêu tả cảnh thiên nhiên nước Nga rất độc đáo như giao hưởng số 1 Giấc mơ mùa đông, tổ khúc 4 mùa, trong tác phẩm còn đề cập đến những câu chuyện thần thoại, những trang sử quang vinh của nước Nga nhưng đặc điểm nổi bật là ông phản ánh thông qua tấn bi kịch như giao hưởng số 5, số 6, nhạc kịch Con đầm pích là những tác phẩm bi kịch đạt đến đỉnh cao. Ông nổi tiếng vì đã biết kết hợp nhuần nhuyễn âm nhạc Nga với âm nhạc châu Âu, âm nhạc thành thị, nông thôn.
Tác phẩm
Tchaikovsky’s sáng tác khoảng 30 tác phẩm cho dàn nhạc giao hưởng gồm có: 7 bản giao hưởng, 3 bản vũ kịch, 10 vở nhạc kịch Opera (6 giao hưởng và giao hưởng có tiêu đề Mangfrét nhiều concertos cho piano, violon, nhiều khúc mở màn, giao hưởng thơ và tổ khúc giao hưởng.
Tính chất giao hưởng của Tchaikovsky’s là trữ tình đầy tính kịch. Ðây là một dòng giao hưởng mới trong lịch sử giao hưởng Nga. Bên cạnh đó cũng có giao hưởng mang tính chất cảnh trí sinh hoạt như giao hưởng số 1 “Những ước mơ và con đường mùa đông (1866), Người thợ rèn Vacula, vũ kịch Hồ Thiên Nga, ba khúc mở màn: Romeo và Juliét (1869); Bão tố (1873); Franxétca đa Rêminhi (1876).
Ở Ý, Anh, Pháp và những tác phẩm trong thời kỳ này: Nhạc kịch Eugene Onegin, Cô gái Orliăng (1870) và Madéppa(1883), concerto số 2 cho piano, concerto cho violon…
Thời kỳ trở về Moscow, ông viết giao hưởng có tiêu đề Mangfrét; và bản giao hưởng số 5 (1888); nhạc kịch Con bài bích, Người đẹp ngủ trong rừng (1889), Xay hạt dẻ, Iolanta (1891).
Kim Cương
Thưởng thức tinh tế: Meditation – Huyền thoại kinh điển của thế giới
Thưởng thức tinh tế: Tarantella Op.33 của David Popper, cây cầu nối giữa hai thế giới
Từ cậu bé chính nghĩa ngoài phố trở thành nghệ sĩ múa trong đoàn nghệ thuật bậc nhất thế giới