Khi nhắc tới Tam Tự Kinh, nhiều người liền biết đó là cuốn sách giáo dục đạo đức cho trẻ nhỏ của người Trung Hoa và cả Việt Nam xưa. Tác phẩm kinh điển này là kim chỉ nam về đạo đức cho biết bao thế hệ con người học tập và noi theo.
Tam Tự Kinh (chữ Hán: 三字經) là cuốn sách chữ Hán được soạn từ đời Tống, đến đời Minh, Thanh được bổ sung. Sách được dùng để dạy học cho học sinh mới đi học. Ở Việt Nam trước đây cũng dùng sách này. Nội dung cuốn sách hơn 1000 chữ, bố trí dạng thơ, ba chữ một câu, có vần. (Ảnh dẫn từ soha.vn)
Nhưng ngày nay chính người Trung quốc và cả Việt Nam gần như lãng quên trong việc áp dụng Tam tự kinh vào việc giáo huấn đạo đức cho trẻ nhỏ.
Trong chuyến công lưu Châu Á, cháu gái của Donald Trump đã đọc thuộc lòng Tam tự kinh trước mặt nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình, trong khi ở Trung Quốc không nhiều trẻ em hàng ngày thực hành nó.
Vậy điều gì tạo lên sự khác biệt về nhận thức của hai thế hệ thuộc 2 cường quốc trên?
Khi người Trung Quốc quên đi truyền thống đạo đức của cha ông, thì gia đình Tổng thống Trump lại nhắc nhớ họ phải quay trở về?
Arabella Kushner, cháu gái Tổng thống Donald Trump (Ảnh: youtube.com)
Ở Trung Quốc giờ đây, người ta không quan tâm và thậm chí đã lãng quên bề dày truyền thống tốt đẹp của một nền văn minh được bồi đắp từ năm ngàn năm lịch sử với Khổng giáo, Lão giáo và các phép tắc và quy chuẩn Nhân Lễ Nghĩa Trí Tín.
Tư tưởng và lối sống ngày nay của đa phần người Trung Quốc đã làm thế giới chán ghét, sợ hãi vì những gì là sự thiếu ý thức cơ bản về đạo đức và văn minh…Họ đã trở lên dị biệt so với thế giới. Họ như bị bưng kín trong một chiếc màn che phủ bởi sự đen tối trong tâm tưởng.
Nhưng trong mắt của vị Tổng thống đương nhiệm Mỹ, người luôn coi trọng những giá trị đạo đức truyền thống và những giá trị tín ngưỡng tinh thần, thì một tác phẩm giáo dục đạo đức quý giá đó của Trung Hoa truyền thống không thể xếp vào “quá khứ”.
Tổng thống Donald Trump dạy dỗ và khuyên nhủ con cái trong gia đình biết trân trọng đạo đức con người, tránh xa cạm bẫy của xã hội. (Ảnh: today.it)
Coi trọng giáo dục giới trẻ, chính là giáo dục đạo đức cho thế hệ tương lai của đất nước
Khi trở thành tổng thống, Donald Trump quan tâm tới giới trẻ, có rất nhiều buổi nói chuyện với những thanh thiếu niên, ông coi trọng họ, bởi họ là tương lai của nước Mỹ. Ông trò chuyện để hiểu về suy nghĩ của họ, lắng nghe họ nói để biết được những gì mà mình phải làm trong gánh vác nhiệm kỳ của một tổng thống.
Donald Trump coi trọng giáo dục giới trẻ (Ảnh: cbc.ca)
Cũng là để ý thức cho họ hiểu, họ là thế hệ tương lai, những đứa trẻ Mỹ cần phải sống chân thật, có ước mơ hoài bão chân chính, đủ bản lĩnh đương đầu với khó khăn khi giữ được đạo đức của con người. Và minh chứng cho điều đó, ông đương nhiên lấy gia đình mình là một khuôn mẫu.
Nghệ thuật là thể hiện cho tư tưởng của một con người, khuyên con cái nên thưởng thức những dòng nghệ thuật thanh tao.
Nếu như bạn thấy được các quý công tử con nhà giàu sang trên thế giới có cách ăn chơi hưởng lạc kỳ dị, thì với những người con nhà Donald Trump lại hoàn toàn ngược lại.
Họ coi trọng gia đình, vì gia đình là nền tảng của xã hội. Và nghệ thuật thuần túy chính là hơi thở của xã hội. Do đó bạn sẽ bắt gặp những người con của vị Tổng thống này khi đi xem các chương trình nghệ thuật cổ điển, giao hưởng, thính phòng, và những gì là tinh túy của truyền thống…
Eric Trump là con thứ ba của Tổng thống Mỹ Donald Trump, anh đã phải thốt lên khi được xem chương trình biểu diễn Shen Yun truyền thống: Đây là một chương trình thực sự tuyệt vời.
Shen Yun là chương trình nghệ thuật vũ múa được đánh giá 5 sao, khôi phục lại 5000 năm văn hóa văn minh Thần truyền, vốn đã bị lãng quên ở Trung Quốc… (Ảnh: shenyun.com)
Những người con của Donald Trump rất dễ thấm nhuần nền văn hóa nghệ thuật có chiều sâu được thừa hưởng từ nền giáo dục của gia đình.
Eric Trump là con trai thứ ba của Tổng thống Trump, cùng bạn gái hâm mộ nghệ thuật và văn hóa truyền thống (Ảnh: theepochtimes.com)
Vị tổng thống “vác tù và hàng tổng”?
Một điều xưa nay chưa từng có, đó là một vị Tổng thống bỏ qua lợi ích tiền bạc để nhận mức lương Tổng thống 1 USD. Ông cũng chấp nhận bỏ qua một số đặc quyền cá nhân khác về lợi ích kinh tế liên quan đến các đế chế kinh doanh gia đình.
Có nhiều người có thể nghĩ: Donald Trump giàu rồi, không cần tiền nên nhận lương vậy thôi… Tuy nhiên những người “giàu rồi không nhận lương” cũng không có mấy trong xã hội, bởi người ta vẫn nói: “túi tham thì không đáy”. Bỏ qua những lợi ích tiền bạc để thực hiện trọng trách của một cường quốc, gánh vác sứ mệnh trong guồng máy vận hành của cả thế giới, đó chắc chắn không đơn giản vì những theo đuổi tư lợi, cá nhân, khi cả danh vọng, địa vị Donald Trump cũng đã có thừa trước khi đảm trách vai trò Tổng thống.
Ông đang từng bước trả lại sự thật cho thế giới, cho người dân Mỹ biết được, họ đang ở đâu, và phải làm gì? Những điều mà xưa kia sẽ bị giấu kín, thì nay sẽ được sáng tỏ.
Donald Trump coi trọng sự thật, coi trọng đạo đức, và giá trị truyền thống. Ông cho rằng, con người cần phải quay trở lại với những gì mà con người cần-phải-có như đạo đức, truyền thống, tín ngưỡng, niềm tin, chứ không phải chạy theo những thứ mà con người cho rằng cần và không thể thiếu như hưởng thụ và tiền bạc.
Một vị công quyền coi trọng sự thật và những truyền thống văn hóa đạo đức xưa (Ảnh: thenation.com)
Đâu là điều kiện cần và đủ cho sự thành công của một con người. Không thể phủ nhận đạo đức chính là nền tảng cho tài năng và thành công. Giống như người xưa vẫn có câu: Có Đức mặc sức mà ăn. Một người đứng đầu của một nước coi trọng đức thì dân chúng thịnh vượng, xã hội an bình. Người người coi trọng đức, gia đình ấm êm, con người tự nhiên trở nên tốt đẹp.
Về cuốn sách Tam Tự Kinh: (theo wikipedia.com)
Nội dung rất phong phú, đề cập đến bản tính của con người lúc ban đầu là thiện, nhưng nhiễm những thói quen do hoàn cảnh môi trường nên dần mất bản tính ấy; Cần phải chuyên cần, chăm chỉ học tập để duy trì bản tính thiện và trau dồi kiến thức.
Mở đầu cuốn sách là đạo lý “Nhân chi sơ, tính bổn Thiện”… đến những đạo lý dạy dỗ làm người “Ngọc bất trác bất thành khí, nhân bất học bất tri lý”, Tu tề, Đạo Hiếu, đối xử với anh em, bạn bè, từ đạo nghĩa cơ bản, xử thế, tam cương, ngũ thường.. đến cả địa lý mặt trời, mặt trăng, và diễn biến lịch sử, qua từ ngữ ngắn gọn, súc tích có vần có điệu.
Có thể dạy dỗ cho con trẻ có một khái niệm về cuộc sống, về đạo đức, và làm người.
Cuốn sách có thể chia ra làm 6 phần với những nội dung chính như sau:
1- Từ “Nhân chi sơ, tính bản thiện” đến “Nhân bất học, bất tri nghĩa”: nói về bản tính của con người là thiện và về tầm quan trọng đối với việc dạy dỗ của người thầy và vấn đề học tập của con trẻ.
2- Từ “Vi nhân tử, phương thiếu thời” đến “Thủ hiếu đễ, thứ kiến văn“: dạy cho các em phải hiếu thảo với bố mẹ, hòa thuận với anh em.
3- Từ “Tri mỗ số, thức mỗ văn” đến “Thử thập nghĩa, nhân sở đồng”: dạy những kiến thức phổ thông từ cách đếm đến thời tiết 4 mùa, ngũ hành, lục cốc, lục súc…
4- Từ “Phàm huấn mông, tu giảng cứu” đến “Văn Trung Tử, cập Lão Trang“: giới thiệu những sách kinh điển của Nho gia và các trước tác của Chư tử.
5- Từ “Kinh tử thông, độc chư sử” đến “Tải trị loạn, tri hưng suy”: trình bày lịch sử phát triển và sự hưng vong của các triều đại.
6- Từ “Độc sứ giả, khảo thực lục” đến “Giới chi tai, nghi miễn lực“: giới thiệu những gương hiếu học điển hình cho các em noi theo.
Tịnh Tâm – Hà Phương Linh