Python là gì?Tại sao nên chọn Python?

Python là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, cấp cao, mạnh mẽ, được tạo ra bởi Guido van Rossum. Nó dễ dàng để tìm hiểu và đang nổi lên như một trong những ngôn ngữ lập trình nhập môn tốt nhất cho người lần đầu tiếp xúc với ngôn ngữ lập trình. Python hoàn toàn tạo kiểu động và sử dụng cơ chế cấp phát bộ nhớ tự động. Python có cấu trúc dữ liệu cấp cao mạnh mẽ và cách tiếp cận đơn giản nhưng hiệu quả đối với lập trình hướng đối tượng. Cú pháp lệnh của Python là điểm cộng vô cùng lớn vì sự rõ ràng, dễ hiểu và cách gõ linh động làm cho nó nhanh chóng trở thành một ngôn ngữ lý tưởng để viết script và phát triển ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, ở hầu hết các nền tảng.  Hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Python, những ưu điểm và khả năng của ngôn ngữ lập trình này nhé.

Lịch sử của Python

Python là một ngôn ngữ khá cũ được tạo ra bởi Guido Van Rossum. Thiết kế bắt đầu vào cuối những năm 1980 và được phát hành lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1991.

Tại sao Python được tạo ra?

Vào cuối những năm 1980, Guido Van Rossum làm việc trong Amoeba, phân phối một nhóm hệ điều hành. Ông muốn sử dụng một ngôn ngữ thông dịch như ABC (ABC có cú pháp rất dễ hiểu) để truy cập vào những cuộc gọi hệ thống Amoeba. Vì vậy, ông quyết định tạo ra một ngôn ngữ mở rộng. Điều này đã dẫn đến một thiết kế của ngôn ngữ mới, chính là Python sau này.

Tại sao lại có tên là Python?

Ồ, Python không phải được đặt theo tên của con rắn thần Python trong thần thoại Hy Lạp đâu. Rossum là fan của một sê-ri chương trình hài cuối những năm 1970, và cái tên “Python” được lấy từ tên một phần trong sê-ri đó “Monty Python’s Flying Circus”.

Các phiên bản Python đã phát hành 


Phiên bản
Ngày phát hành
Python 1.0 (bản phát hành chuẩn đầu tiên)
Python 1.6 (Phiên bản 1.x cuối cùng)
01/1994
05/09/2000
Python 2.0 (Giới thiệu list comprehension)
Python 2.7 (Phiên bản 2.x cuối cùng)
16/10/2000
03/07/2010
Python 3.0 (Loại bỏ cấu trúc và mô-đun trùng lặp)
Python 3.6 (Bản mới nhất tính đến thời điểm viết bài)
03/12/2008
23/12/2016

Tính năng chính của Python

Ngôn ngữ lập trình đơn giản, dễ học: Python có cú pháp rất đơn giản, rõ ràng. Nó dễ đọc và viết hơn rất nhiều khi so sánh với những ngôn ngữ lập trình khác như C++, Java, C#. Python làm cho việc lập trình trở nên thú vị, cho phép bạn tập trung vào những giải pháp chứ không phải cú pháp. Miễn phí, mã nguồn mở: Bạn có thể tự do sử dụng và phân phối Python, thậm chí là dùng cho mục đích thương mại. Vì là mã nguồn mở, bạn không những có thể sử dụng các phần mềm, chương trình được viết trong Python mà còn có thể thay đổi mã nguồn của nó. Python có một cộng đồng rộng lớn, không ngừng cải thiện nó mỗi lần cập nhật. Khả năng di chuyển: Các chương trình Python có thể di chuyển từ nền tảng này sang nền tảng khác và chạy nó mà không có bất kỳ thay đổi nào. Nó chạy liền mạch trên hầu hết tất cả các nền tảng như Windows, macOS, Linux. Khả năng mở rộng và có thể nhúng: Giả sử một ứng dụng đòi hỏi sự phức tạp rất lớn, bạn có thể dễ dàng kết hợp các phần code bằng C, C++ và những ngôn ngữ khác (có thể gọi được từ C) vào code Python. Điều này sẽ cung cấp cho ứng dụng của bạn những tính năng tốt hơn cũng như khả năng scripting mà những ngôn ngữ lập trình khác khó có thể làm được. Ngôn ngữ thông dịch cấp cao: Không giống như C/C++, với Python, bạn không phải lo lắng những nhiệm vụ khó khăn như quản lý bộ nhớ, dọn dẹp những dữ liệu vô nghĩa,... Khi chạy code Python, nó sẽ tự động chuyển đổi code sang ngôn ngữ máy tính có thể hiểu. Bạn không cần lo lắng về bất kỳ hoạt động ở cấp thấp nào. Thư viện tiêu chuẩn lớn để giải quyết những tác vụ phổ biến: Python có một số lượng lớn thư viện tiêu chuẩn giúp cho công việc lập trình của bạn trở nên dễ thở hơn rất nhiều, đơn giản vì không phải tự viết tất cả code. Ví dụ: Bạn cần kết nối cơ sở dữ liệu MySQL trên Web server? Bạn có thể nhập thư viện MySQLdb và sử dụng nó. Những thư viện này được kiểm tra kỹ lưỡng và được sử dụng bởi hàng trăm người. Vì vậy, bạn có thể chắc chắn rằng nó sẽ không làm hỏng code hay ứng dụng của mình. Hướng đối tượng: Mọi thứ trong Python đều là hướng đối tượng. Lập trình hướng đối tượng (OOP) giúp giải quyết những vấn đề phức tạp một cách trực quan. Với OOP, bạn có thể phân chia những vấn đề phức tạp thành những tập nhỏ hơn bằng cách tạo ra các đối tượng.

Python được dùng ở đâu?

Lập trình ứng dụng web: Bạn có thể tạo web app có khả năng mở rộng (scalable) được bằng cách sử dụng framework và CMS (Hệ thống quản trị nội dung) được tích hợp trong Python. Vài nền tảng phổ biến để tạo web app là:  Django, Flask, Pyramid, Plone, Django CMS. Các trang như Mozilla, Reddit, Instagram và PBS đều được viết bằng Python. Khoa học và tính toán: Có nhiều thư viện trong Python cho khoa học và tính toán số liệu, như SciPy và NumPy, được sử dụng cho những mục đích chung chung trong tính toán. Và, có những thư viện cụ thể như: EarthPy cho khoa học trái đất, AstroPy cho Thiên văn học,... Ngoài ra, Python còn được sử dụng nhiều trong machine learning, khai thác dữ liệu và deep learning. Tạo nguyên mẫu phần mềm: Python chậm hơn khi so sánh với các ngôn ngữ được biên dịch như C++ và Java. Nó có thể không phải là lựa chọn tốt nếu nguồn lực bị giới hạn và yêu cầu về hiệu quả là bắt buộc. Tuy nhiên, Python là ngôn ngữ tuyệt vời để tạo những nguyên mẫu (bản chạy thử - prototype). Ví dụ, bạn có thể sử dụng Pygame (thư viện viết game) để tạo nguyên mẫu game trước. Nếu thích nguyên mẫu đó có thể dùng C++ để viết game thực sự. Ngôn ngữ tốt để dạy lập trình: Python được nhiều công ty, trường học sử dụng để dạy lập trình cho trẻ em và những người mới lần đầu học lập trình. Bên cạnh những tính năng và khả năng tuyệt vời thì cú pháp đơn giản và dễ sử dụng của nó là lý do chính cho việc này.

4 lý do để học Python nếu bạn mới làm quen với lập trình

Cú pháp đơn giản: Lập trình bằng Python rất thú vị. Nó dễ dàng để hiểu và code bằng Python. Tại sao? Cú pháp của Python khá giống với ngôn ngữ tự nhiên, ví dụ như đoạn code dưới đây: a = 2
b = 3
sum = a + b
print(sum)
Ngay cả khi chưa lập trình bao giờ, bạn có thể dễ dàng đoán được đoạn code này thêm vào hai số a, b, tính tổng và in tổng của chúng. Không quá khắt khe: Bạn không cần xác định kiểu của một biến trong Python, không cần thêm dấu chấm phẩy vào cuối câu lệnh. Python buộc bạn tuân theo những bài tập có sẵn (như chỉ dẫn đúng). Điều nhỏ nhặt này giúp cho việc học Python dễ dàng với người mới hơn rất nhiều. Viết code ít hơn: Python cho phép viết những chương trình có nhiều chức năng tốt hơn với ít dòng code hơn. Bạn có thể tham khảo mã nguồn game Tic-tac-toe (https://pastebin.com/7LTkj2V5) với giao diện đồ họa và đối thủ máy tính thông minh mà chỉ chưa đến 500 dòng code. Đây chỉ là một ví dụ. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về những gì mà Python có thể làm được khi tìm hiểu sâu hơn về nó. Cộng đồng lớn, hỗ trợ tốt: Python có một cộng đồng hỗ trợ rộng lớn, có nhiều diễn đàn hoạt động trực tuyến giúp bạn khi bị mắc kẹt với vấn đề nào đó trong Python:
Trong chuyên mục này, Quản trị mạng sẽ tổng hợp lại những tài liệu cơ bản về Python, hy vọng có thể giúp bạn bước đầu làm quen với ngôn ngữ lập trình đang ngày càng trở nên phổ biến này. Các bạn chú ý theo dõi nhé.
Nguồn: https://quantrimang.com/python-la-gi-tai-sao-nen-chon-python-140518 

TIN LIÊN QUAN

Tìm hiểu chương trình Python đầu tiên

Trong bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu một chương trình Python đơn giản để có cái nhìn rõ hơn một chút về Python, trước khi bắt đầu học về các thành phần chính của ngôn ngữ lập trình này nhé.

Cách cài đặt Python trên Windows, macOS, Linux

Để bắt đầu làm quen với Python, trước tiên bạn cần cài đặt Python trên máy tính đang dùng, có thể là Windows, macOS hoặc Linux. Dưới đây là hướng dẫn cài đặt Python trên máy tính, cụ thể cho từng hệ điều hành.

Lệnh pass trong python

Trong bài trước bạn đã biết cách dùng lệnh continue và lệnh break trong Python để thay đổi vòng lặp. Trong phần này chúng ta sẽ tiếp tục một lệnh khác, lệnh pass trong Python, dùng như một placeholder (trình giữ chỗ) cho việc thực thi các hàm, vòng

Lý do khiến ngôn ngữ lập trình C không bao giờ lỗi thời

Tạp chí IEEE Spectrum xếp ngôn ngữ C như là ngôn ngữ hàng đầu trong năm 2017 trước cả Java, C # và jаvascript. Nếu bạn học C trong năm nay, nó sẽ không làm lãng phí thời gian và công sức của bạn. Dưới đây là năm lý do tại sao.

Những vấn đề cần nắm bắt khi bắt đầu học lập trình máy tính

Lập trình thật vui và vô cùng hữu dụng. Với lập trình, bạn sẽ được thỏa sức sáng tạo cùng nhiều cơ hội việc làm rộng mở. Nếu muốn học cách lập trình, hãy đọc chỉ dẫn dưới đây để nắm được nơi bạn cần đi và những gì mà bạn cần học.

Giới thiệu qua về chuỗi, số, list trong Python

Phần này, bạn sẽ học cách sử dụng Python như một chiếc máy tính và đi bước đầu tiên hướng tới lập trình Python.

Cách kiểm tra tốc độ mạng Internet bằng lệnh cmd

Kiểm tra tốc độ mạng Internet sẽ giúp bạn biết tốc độ download, upload của mạng mình đang dùng có đúng với những gì nhà cung cấp mạng thông báo với bạn hay không. Sử dụng lệnh cmd này sẽ giúp bạn đo tốc độ mạng mà không cần dùng phần mềm.

THỦ THUẬT HAY

Giải phóng không gian trên iPhone, iPad với tính năng Offload Unused Apps

Các ứng dụng có thể ngốn rất nhiều không gian trên iPhone hoặc iPad của bạn. Tuy nhiên, phiên bản iOS 11 đã tích hợp một tính năng mới cho phép bạn tắt ứng dụng không dùng đến khỏi thiết bị của mình nhưng vẫn giữ

Hướng dẫn cách tạo ảnh màu trên nền đen trắng bằng smartphone

Color Pop là một bộ lọc ảnh giữ nguyên màu sắc gốc của chủ thể, trong khi biến tất cả các thành phần còn lại của bức ảnh thành đen & trắng. Sau đây là cách tạo một bức ảnh Color Pop.

Làm thế nào để tải ảnh trên Instagram về nhanh nhất, đơn giản nhất?

Giới trẻ đang phát cuồng với mạng xã hội mang tên Instagram, ăn cũng Instagram, ngủ cũng phải Instagram…. Và điều đặc biệt là video, hình ảnh được đăng tải trên mạng xã hội này đẹp lung linh. Vậy làm sao để bạn tải ảnh

Phiên bản tùy chỉnh nhỏ gọn của Windows 11 được phát hành

Windows 95 chiếm ít hơn 100 MB khi cài đặt. Tuy nhiên, một bản cài đặt Windows 11 sạch sẽ cần khoảng 20 GB. Không ai nghi ngờ rằng phần mềm sẽ cần nhiều dữ liệu hơn khi công nghệ tiến lên phía trước, nhưng nhiều người

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay Vivo V9: giao diện tận dụng toàn bộ màn hình, SnapDragon 626, camera kép

Vivo V9 là chiếc điện thoại hiếm hoi sử dụng tai thỏ nhưng phần viền dưới không dày, nó khá mỏng và hài hòa với thiết kế tổng thể của máy. Nhìn chung thì ở mức giá 7.99 triệu đồng cùng với SnapDragon 626 thì V9 vẫn có

Đánh giá nhanh Samsung DeX Pad: Có sáng tạo, có thay đổi nhưng vẫn chưa đủ

Cùng với Galaxy S9/ S9+ Samsung cũng giới thiệu chiếc DeX thế hệ mới để kết nối điện thoại với màn hình lớn phục vụ công việc, lần này Samsung đã thay đổi hoàn toàn thiết kế của DeX cũ.

Đánh giá thông số kỹ thuật Honda Winner 150 và Yamaha Exciter 150

Chiếc xe underbone côn tay của Honda cũng chính thức ra mắt. Honda Winner 150 được cho là sẽ cạnh tranh với Yamaha Exciter 150 hay Suzuki Raider 150 ở phân khúc này. Đây đều là những chiếc xe 150 phân khối mạnh mẽ,