Khi máy tính hỏng vì trục trặc phần mềm thay vì gặp phải vấn đề phần cứng, mặc dù không thể truy cập nhưng các tập tin vẫn còn nguyên vẹn trong ổ cứng. Để khôi phục dữ liệu từ ổ cứng của máy tính Windows, Mac hay Linux hỏng, hãy làm theo một trong các phương pháp dưới đây.
Cách xử lý: 1 - Biến Ổ Cứng Cũ thành Ổ Cứng Ngoài (Windows, Mac, Linux)
Bước 1:Mua hộp gắn ngoài ổ cứng. Đây là thiết bị giúp ổ cứng kết nối được với máy tính thông qua cổng USB, hộp gắn ngoài sẽ biến ổ cứng máy tính thành ổ cứng ngoài. Các dòng máy tính khác nhau sử dụng mẫu ổ cứng khác nhau, hãy kiểm tra thông số kỹ thuật của laptop trước khi mua hộp gắn ngoài. Ví dụ, nếu máy dùng ổ đĩa 2.5 SATA, bạn cần mua hộp 2.5 SATA USB.
Ngoại trừ ổ đĩa SATA, bạn phải chắc chắn mua hộp gắn ngoài vừa với kích thước ổ cứng máy tính; vì chỉ có hộp gắn ngoài SATA có thể bọc được cả ổ cứng máy bàn và máy tính xách tay.
Lưu ý rằng hộp gắn ngoài ổ cứng ít được bán ở cửa hàng, bạn nên đặt mua trực tuyến.
Bước 2:
Mượn máy tính khác hoạt động bình thường và tương thích với máy cũ. Nếu bạn dùng hệ điều hành Windows thì mượn một máy Windows khác, dùng Mac thì mượn Mac, v.v. Đảm bảo rằng máy còn đủ bộ nhớ để khôi phục dữ liệu từ laptop hỏng; hoặc là bạn cắm ổ cứng ngoài thứ 2 vào máy tính kia để chuyển dữ liệu sang.
Máy tính Linux có thể đọc dữ liệu từ Windows (ngược lại thì không được), với điều kiện bạn sử dụng thành thạo cả 2 hệ thống, nếu không thì dùng máy tính Windows để khôi phục ổ cứng Windows.
Bước 3:
Người dùng Mac có thể kết nối ổ cứng Windows vào máy tính nhưng chỉ đọc (không ghi) được dữ liệu nếu họ chưa cài đặt trình điều khiển riêng biệt. Ví dụ, NTFS-3G hoặc Paragon NTFS. Chú ý, chỉ sử dụng Disk Utility trong suốt quá trình 'gắn kết' ổ cứng. Nếu thực hiện thao tác nào khác trên Disk Utility có thể xóa mất dữ liệu.
Bước 4:
Tháo ổ cứng ra khỏi laptop hỏng. Tắt laptop, ngắt điện và tháo pin. Lật mặt sau của máy, bạn sẽ thấy các bộ phận có thể tháo rời của laptop bằng cách tháo vít. Bạn tra cứu dòng máy đang sử dụng trên mạng để xác định vị trí chính xác của ổ cứng hoặc tìm hiểu về các dòng máy tương đồng: dù mỗi máy một khác nhưng ổ cứng laptop thường có kích thước giống nhau và hình dáng giống đĩa mềm 9cm. Tháo vít vỏ ổ cứng và gỡ ổ cứng khỏi máy. Một số dòng máy bạn phải cậy ổ cứng lên, số khác thì trượt để tháo ổ cứng, v.v.
Bước 5:
Tháo tấm kết nối của hộp gắn ngoài và nhét ổ cứng vào. Tìm chốt kết nối trên ổ cứng và đặt sao cho khớp với vỏ hộp.
Nếu bạn dùng ổ cứng IDE, loại này có một bộ điều hợp có thể tháo lắp được. Bạn chỉ cần tháo bộ điều hợp này khỏi ổ cứng để thiết bị kết nối hoàn toàn với tấm kết nối của vỏ hộp.
Bước 6:
Đặt ổ cứng vào vỏ hộp. Vặn chặt vít nếu cần, xem sách hướng dẫn để biết thêm thông tin chi tiết.
Bước 7:
Kết nối ổ cứng ngoài với máy tính đang hoạt động bằng cáp USB. Đừng quên bật máy tính. Sau khi kết nối ổ cứng, bạn sẽ thấy biểu tượng xuất hiện trên màn hình nền (Mac) hoặc thông báo (trên Windows). Máy tính có thể tự động mở ổ đĩa.
Nếu Windows không tự động thông báo về bộ nhớ ngoài mới, bạn vào My Computer (Máy tính của Tôi) và tìm ổ đĩa mới.
Nếu máy tính không nhận ổ cứng, hãy thử rút ra và cắm lại.
Nếu máy không đọc được ổ cứng, thì nhiều khả năng là hỏng ổ cứng (không phải hỏng phần mềm máy tính). Nếu gặp trường hợp này, bạn cần nhờ đến sự hỗ trợ của chuyên gia nếu vẫn muốn cứu dữ liệu. Chi phí có thể rất tốn kém.
Bước 8:
Khám phá và cứu dữ liệu cũ. Chuyển dữ liệu sang máy tính đang hoạt động hoặc ổ cứng ngoài thứ 2 bằng cách sao chép và dán, nhấp chuột và kéo, v.v. Nếu có nhiều tập tin lớn (ví dụ nhạc hoặc phim ảnh), quá trình sao chép dữ liệu có thể kéo dài hàng giờ.
Bước 9:
Khi hoàn thành, tắt cửa sổ của ổ cứng. Tin tốt là máy tính đã hỏng của bạn vẫn còn nguyên vẹn các bộ phận và có thể hoạt động lại bình thường nếu cài đặt lại hệ điều hành.
Bước 10:
Nhấp chuột phải vào biểu tượng USB và chọn Eject (Trục xuất). Giờ bạn có thể rút ổ cứng cũ ra.
Cách xử lý: 2 - Cắm Ổ Cứng Cũ vào Máy tính Bàn (Windows, Linux)
Bước 1:Mua bộ điều hợp ổ cứng cho laptop. Thiết bị này cho phép bạn cắm ổ cứng laptop trực tiếp vào máy tính bàn tương thích. Các dòng máy tính khác nhau sử dụng hãng ổ cứng khác nhau nên đừng quên kiểm tra thông số kỹ thuật của laptop hỏng trước khi mua. Ví dụ, nếu laptop sử dụng ổ cứng 2.5 SATA, bạn cần mua bộ điều hợp 2.5 SATA.
Bước 2:
Mượn máy tính bàn tương thích với laptop cũ của bạn. Nếu sử dụng Windows, mượn máy sử dụng hệ điều hành Windows; nếu dùng Linux, mượn máy Linux; v.v. Đảm bảo rằng máy tính có đủ dung lượng trống để khôi phục dữ liệu từ laptop hỏng; bằng không bạn sẽ phải cắm ổ cứng ngoài thứ 2 vào máy tính để sao chép dữ liệu.
Máy tính Linux có thể đọc dữ liệu từ máy tính Windows (ngược lại thì không được), trừ khi bạn thông thạo cả 2 hệ điều hành, không thì nên dùng máy tính Windows để khôi phục ổ cứng Windows.
Bước 3:
Tháo ổ cứng ra khỏi laptop hỏng. Tắt laptop, ngắt điện và tháo pin. Lật mặt sau của máy, bạn sẽ thấy các bộ phận có thể tháo rời của laptop bằng cách tháo vít. Bạn tra cứu dòng máy đang sử dụng trên mạng để xác định vị trí chính xác của ổ cứng hoặc tìm hiểu về các dòng máy tương đồng: dù mỗi máy một khác nhưng ổ cứng laptop thường có kích thước giống nhau và hình dáng giống đĩa mềm 9cm. Tháo vít vỏ ổ cứng và gỡ ổ cứng khỏi máy. Một số dòng máy bạn phải cậy ổ cứng lên, số khác thì trượt để tháo ổ cứng, v.v.
Nếu bạn dùng ổ cứng IDE, loại này có một bộ điều hợp có thể tháo lắp được. Bạn chỉ cần tháo bộ điều hợp này khỏi ổ cứng để thiết bị có thể tiếp xúc với tấm kết nối của vỏ hộp.
Bước 4:
Tắt máy tính bàn, rút điện và mở vỏ máy. Sử dụng bộ điều tiếp để cắm ổ cứng cũ trực tiếp vào bo mạch chủ.
Bước 5:
Kết nối ổ cứng với máy tính bằng bộ điều tiếp. Cách kết nối tùy thuộc vào hãng ổ cứng và loại bộ điều tiếp bạn sử dụng, bạn có thể tham khảo hướng dẫn sử dụng đi kèm.
Nếu dùng ổ cứng IDE, chuyển về chế độ “slave” (lệ thuộc) trước khi kết nối dây IDE. Phần cấu hình sẽ được in trên ổ cứng, bạn sẽ phải tháo nắp nhựa đậy phần chốt hoặc chân cắm trên bề mặt. Chuyển về chế độ lệ thuộc để không xảy xung đột với ổ cứng “chính” của máy tính sau khi khởi động lại.
Bước 6:
Xác lập cấu hình máy tính bàn để nhận ổ đĩa mới. Cắm điện máy tính, bật nguồn và mở BIOS. Vào mục Standard CMOS Settings (Thiết lập CMOS Tiêu chuẩn) hoặc IDE Config (Cấu hình IDE), bạn sẽ thấy 4 thiết lập liên quan đến chế độ làm chủ hoặc lệ thuộc. Đổi 4 trường sang tự động phát hiện.
Bước 7:
Thóat BIOS và khởi động lại máy. Máy tính sẽ tự động phát hiện phần cứng mới.
Bước 8:
Mở ổ cứng mới. Nếu sử dụng Windows, mở My Computer và tìm ổ cứng mới. Trên Linux, mở ổ cứng mới trong thư mục dev.
Nếu không đọc được ổ cứng, nhiều khả năng ổ cứng đã hỏng (không phải hỏng phần mềm như bạn tưởng). Nếu gặp phải trường hợp này, bạn cần tới sự trợ giúp của chuyên gia để tiếp tục cứu dữ liệu. Chi phí có thể rất cao.
Bước 9:
Khám phá và cứu dữ liệu cũ. Chuyển dữ liệu sang máy tính hoặc ổ cứng ngoài bằng cách sao chép và dán, nhấp chuột và kéo, v.v. Nếu có nhiều tập tin lớn (ví dụ nhạc hoặc phim ảnh) thì thời gian sao chép dữ liệu có thể kéo dài hàng giờ.
Bước 10:
Tắt nguồn và rút điện máy tính bàn để tháo ổ cứng (nếu muốn). Vì ổ cứng vẫn hoạt động bình thường, có thể laptop của bạn sẽ hoạt động trở lại nếu được cài đặt lại hệ điều hành.
Cách xử lý: 3 - Truy cập Dữ liệu Cũ Từ Máy tính Khác (Chỉ áp dụng trên Mac)
Bước 1:Mua cáp FireWire. Bạn có thể mua cáp mới với giá từ 100.000-400.000VNĐ hoặc mượn bạn bè.
Bước 2:
Mượn máy Mac hoạt động bình thường. Đảm bảo rằng máy có đủ dung lượng trống để khôi phục dữ liệu từ laptop hỏng; bằng không bạn sẽ phải cắm ổ cứng ngoài vào máy để sao chép dữ liệu.
Bước 3:
Kết nối ổ cứng với máy Mac bằng cáp FireWire. Đừng quên tắt nguồn khi thực hiện.
Bước 4:
Khi tắt nguồn máy, nhấn phím T cho tới khi xuất hiện biểu tượng FireWire. Máy tính sẽ khởi động trong “Target Mode” (Chế độ Mục tiêu), tức là Mac cho phép bạn truy cập vào ổ cứng của máy tính mục tiêu.
Nếu dùng OS X 10.4: Khởi động máy tính như bình thường, vào System Preferences (Tùy chỉnh Hệ thống) > Startup Disk (Đĩa Khởi động) > Target Mode (Chế độ Mục tiêu). Sau đó khởi động lại máy trong Target Mode.
Bước 5:
Tìm và mở ổ cứng của máy hỏng trên màn hình nền của Mac. Nếu ổ cứng mục tiêu không xuất hiện trên màn hình nền, có thể ổ cứng đã bị hỏng, bạn cần sự trợ giúp của chuyên gia nếu muốn tiếp tục cứu dữ liệu. Chi phí cho quá trình này khá đắt đỏ.
Bước 6:
Cứu dữ liệu cũ. Chuyển dữ liệu sang Mac hoặc ổ cứng ngoài bằng cách sao chép và dán, nhấp chuột và kéo thả, v.v. Nếu có nhiều tập tin lớn (như nhạc và phim ảnh) thì quá trình sao chép dữ liệu có thể mất hàng giờ.
Bước 7:
Sau khi hoàn thành, tắt cửa sổ của ổ cứng. Tin tốt là máy tính cũ vẫn còn nguyên vẹn, nó có thể hoạt động trở lại nếu bạn cài lại hệ điều hành.
Bước 8:
Nhấp chuột phải vào ổ đĩa mục tiêu và chọn Eject. Giờ bạn có thể rút ổ cứng ra khỏi Mac.
Lời khuyên
Nếu nghi ngờ rằng laptop bị hỏng do nhiễm virút, đừng quên quét ổ cứng với phần mềm diệt virút trước khi chuyển dữ liệu sang máy tính khác.Nếu quyết định không gắn lại ổ cứng vào laptop cũ, bạn có thể sử dụng nó như một ổ cứng ngoài hoặc ổ cứng lệ thuộc của máy tính bàn vĩnh viễn.
Cảnh báo
Trong Linux, đừng quên chuyển hệ thống tập tin về dạng read-only (chỉ đọc) trước khi tiến hành. Hệ thống tập tin NTFS chỉ có thể mở theo mặc định trong chế độ read-only mà không cần gói bổ sung.Những thứ bạn cần
- Tua vít nhỏ
- Máy tính tương thích
- Hộp gắn ngoài (tùy chọn 1)
- Bộ điều hợp ổ cứng laptop (tùy chọn 2)
- Cáp FireWire (tùy chọn 3)