Tôi chơi game để làm gì?

Game. Ôi game, thứ mà bạn và tôi đều đam mê, và bỏ ra một phần tuổi thơ, tuổi thanh niên, và chắc chắn là cả tuổi già của mình vào nó. Một số trò chơi đưa bạn vào đôi mắt của nhân vật. Số khác để bạn bám theo sau lưng anh ta. Có khi bạn lại trở thành một vị thần thao túng mọi thứ từ xa tít tắp. Cũng có lúc bạn trở nên bất lực, và chỉ có thể theo dõi những gì đang diễn ra trên màn hình, cầu nguyện cho một kết quả tốt đẹp hơn. 

Tôi chơi game để làm gì?

Đôi khi bạn không thể phân biệt game và đời thực. Lại có những tựa game trông như những bức vẽ trừu tượng, hay một trò xếp gạch của trẻ con. Chúng có thể kể nên một câu chuyện tuyệt vời mà bạn chưa từng được biết, nhưng có lúc cũng hoàn toàn bỏ mặc, để bạn tự viết nên câu chuyện của riêng mình trong một thế giới ảo bao la.

Thỉnh thoảng, nhân vật của bạn sẽ cầm một khẩu súng. Nó có thể bắn ra đạn, sơn, hay những cánh cổng không gian. Đôi khi bạn lại thấy đôi tay mình cầm búa, hoặc kiếm, hoặc một cái vô lăng. Nhân vật của bạn là nam, là nữ, có thể có một khuôn mặt, và có thể không. Biết đâu anh ta sẽ tếu táo luôn mồm, hay thực hành chính sách tiết kiệm.

Đôi khi một tựa game hết sức dễ dàng. Bạn có thể hoàn tất trò chơi chỉ bằng một nút bấm,  và xem mọi thứ diễn ra trên màn hình như một bộ phim. Lại có lúc chúng ta sẽ phải chết khoảng… 200 triệu lần vì một trò chơi. Có thể bạn sẽ phải nhớ một chuỗi dài 20 nút để điều khiển nhân vật của mình, nhưng cũng nhiều khi chỉ cần bốn phím WSAD quen thuộc. 

Bạn sẽ bắn hạ kẻ thù. Bạn cũng phải dẫm lên đầu những cây nấm kỳ dị. Quả bóng mà bạn vừa sút rất có thể sẽ bốc lửa và thiêu trụi khung thành của đối phương. Màn xếp hình quen thuộc biết đâu bỗng trở nên bạo lực với laser và tên lửa, và xác những robot khổng lồ nổ tung, bùng cháy khắp nơi.

Game đa dạng đến nhường nào. Nhưng mà, chơi game để làm chi?

Chơi game là để giải trí

Đúng rồi, đó là điều mà ông bạn Khỉ Nâu của tôi đã nói trong bài viết trước. Từ thuở 1900… hồi đó, khi game vừa ra đời với những khối vuông hai màu đen trắng, cho đến những trò chơi có khả năng xóa nhòa biên giới thật – ảo vừa ra mắt ngày nay, chơi game là để tìm vui, để giải trí sau thời gian học hành, làm việc, để hi hi ha ha cùng lũ bạn thân, và để “sạc pin” sẵn sàng cho một ngày mới.

Nhưng việc chơi game không chỉ có thế. Nó còn là công cụ tuyệt vời để bạn thỏa mãn trí tưởng tượng. Hỏi thật nhé, đã bao giờ bạn lôi hết đống ghế trong nhà xếp lại với nhau, gom sạch chăn màn của bố mẹ phủ lên trên, và chui vào trong giả vờ như mình đang cắm trại ngoài trời? Hay xếp một đống gối quanh mình và chui vào trong rồi mơ mộng mình là một chiến sĩ đang chờ quân địch trong lô cốt? Nếu bạn nói không – hãy đặt tay lên lương tâm mình, và nói lại một lần nữa (trừ khi bạn là một cô gái, vì lương tâm có thể hơi quá xa trong trường hợp này).

Và với game, bạn có thể nhìn thấy những trò vui nho nhỏ đó trở thành hiện thực. 

Tôi chơi Command & Conquer: Generals và được thấy mình trở thành một vị tướng… ngàn sao, tạo ra những vụ nổ rung trời chuyển đất, sai phái đoàn chiến xa hùng mạnh nghiền nát quân thù, và tận hưởng chiến thắng dù chẳng có sinh mạng nào phải mất đi.

Tôi chơi Call of Duty để trải nghiệm lửa đạn chiến trường, cảm giác “súng bên súng, đầu sát bên đầu”, những trận đấu tăng khốc liệt với kẻ thù đông áp đảo, để được cảm nhận mình là một anh hùng chơi vơi giữa vũ trụ rộng lớn của thế giới tương lai.

Tôi chơi Diablo để thấy mình là một hiệp sĩ hùng mạnh, hay một sát thủ lạnh lùng, hoặc một xạ thủ vô hình dù ngoài đời thực, có thể tôi hơi… run tay khi đập con gián, chứ đừng nói đến việc “solo” với một con quái vật kinh khiếp.

Và đôi khi, tôi chơi The Sims để tạm quên mình là một FA! 

Nhưng chơi game còn là trải nghiệm nữa

Phim ảnh không phải chỉ để truyền tải niềm vui, bởi chúng ta có Terminator, và cũng có Schindler’s List. Sau hơn nửa thế kỷ không ngừng tiến bộ, việc chơi game đã vượt qua khỏi khuôn khổ của một phương tiện giải trí, mua vui đơn thuần. Giờ đây, nó là công cụ để những người làm game truyền tải những thông điệp mà họ muốn gửi gắm đến người chơi. 

Hãy lấy ví dụ về This War of Mine. Trong tựa game sinh tồn này, bạn quản lý một nhóm người sống sót trong một thành phố có chiến tranh. Khi một đứa trẻ đến gõ cửa ngôi nhà đổ nát mà bạn đang ẩn náu, và hỏi xin thuốc cho người mẹ đang bệnh của chúng, bạn sẽ làm gì?

Tôi chắc rằng bạn là một người tốt, và sẵn sàng chia sẻ. Nhưng trong trường hợp này, tôi phải hẹn hai đứa trẻ trở lại sau vì không còn thuốc trong nhà. Tôi không muốn cướp bệnh viện, và vì thế mạo hiểm cử một trong những người sống sót của mình đến nhà thờ St.Mary.

Anh ta không thể trở về, bởi nơi đó bị chiếm cứ bởi 5 tên cướp có súng.

Sáng hôm sau, hai đứa trẻ trở lại. Tôi không có thuốc, một thành viên trong nhóm đã qua đời, và lũ trẻ thất vọng ra về. Bạn có thể gọi đây là giải trí, là nhẹ nhàng và thư giãn không?

This War of Mine được phát triển bởi 11bit Studios, một nhóm phát triển tại Ba Lan. Rất nhiều người trong số họ có người thân sống sót qua chiến tranh, và họ hiểu sự xa xỉ của những thứ mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. “Chúng tôi không nghĩ về thể loại game, mà về đề tài game,” Pawel Miechowski, tác giả kịch bản của trò chơi cho biết. “Trò chơi này nói về hiện thực. Đó là thông điệp chủ đạo, và mọi thứ xoay quanh nó. Chúng tôi sử dụng thể loại sinh tồn, nhưng chúng tôi không nghĩ về nó như một tựa game theo thể loại đó.” 

Ngay cả những tựa game tưởng chừng như chỉ dành công sức vào những hoạt động bắn giết cũng cố gắng khơi gợi cảm xúc từ game thủ. Trong Wolfenstein II: The New Colossus, bạn có thể tìm thấy những bức thư mà binh lính Đức viết cho gia đình. Chúng được viết dựa trên những bức thư có thật trong thế chiến 2, và phần nào đem lại tính “người” cho những binh sĩ lẽ ra vô hồn mà bạn không ngừng bắn gục trong game. Dù điều này không ngăn cản người hùng hành động B.J. Blazkowicz tắm máu, nó vẫn gợi lên chút gì đó trong bạn, khiến bạn cảm thấy rằng những kẻ thù trước nòng súng cũng có người thân chờ đợi đâu đó ở quê nhà.

Ngày nay, những tựa game được tạo ra để đem đến cho game thủ một trải nghiệm nào đó không còn là hiếm lạ, nhưng rất nhiều tập trung vào đề tài chiến tranh, chẳng hạn Spec Ops: The Line hay Valiant Hearts: The Great War. Nhiều tựa game khác nhẹ nhàng hơn đôi chút, nhưng cũng được tạo ra để buộc người chơi phải suy nghĩ, và vì thế thường ẩn giấu một thông điệp bên dưới lớp vỏ hành động của mình. Nier: Automata,  Deus Ex: Mankind Divided, Mass Effect, Running with Rifle… là những tựa game như vậy.

Hơn thế nữa, với đặc trưng về tính tương tác của mình, game còn là một công cụ mạnh mẽ mà các nhà phát triển có thể dùng để đem lại cho bạn những bài học mới lạ, chân thực mà sách báo, phim ảnh rất khó tạo ra. Đặc biệt, không thể bỏ qua công lao của công nghệ thực tế ảo, bởi nhờ nó mà giờ đây chúng ta đã có thể tán gẫu với một nữ sinh Nhật Bản, tập leo núi cùng The Climb, đến thăm khủng long trong trong Robinson: The Journey hay toát mồ hôi hột với Resident Evil 7.

Lời kết

Vậy đấy các bạn ạ, đó là những suy nghĩ của tôi về việc chơi game. Đại đa số chúng ta xem chơi game là một trò vui giải trí để giết thời gian, để thư giãn và quên hết những âu lo, nhưng đừng quên chúng cũng là một phương tiện để khơi gợi lên những cảm xúc, những suy tư mới mà có thể bạn chưa từng nghĩ đến trong đời.

Game là phép màu giúp chúng ta thực hiện những giấc mơ con trẻ, là cánh cổng mở ra những xứ sở diệu kỳ chỉ tồn tại trong ước mơ. Và giờ đây, khi những tiến bộ công nghệ mới đang giúp các nhà phát triển vượt qua những thử thách về kỹ thuật, chắc chắn rằng còn có vô số thế giới xa lạ hơn đang chờ được chúng ta khám phá. Đọc một quyển sách bằng đi vạn dặm đường, nhưng khi chìm đắm vào một trò chơi, đó là cả một cuộc đời mới. 

TIN LIÊN QUAN

Isabel Martinotti – Cụ bà 82 tuổi “cày” game đến thanh niên còn phải sợ

Hiện bà Isabel Martinotti đang sống cùng người cháu trai 27 tuổi German Gil tại thủ Buenos Aires – Argentina, từ khi Gil bắt đầu upload những đoạn video của bà mình lên internet, bà Isabel Martinotti đã bất ngờ nổi tiếng và trở thành một hiện

Game hay vừa ra mắt: Lost Sphear – ký ức tươi đẹp

Cốt truyện của Lost Sphear có thể tóm gọn bằng 2 từ đó là “kinh điển”, nó có toàn bộ tất cả những gì trong công thức thành công của một RPG cổ điển cách đây hơn… một thập kỷ trước

Game thủ lâu năm – Ôm game mới và lăng nhăng với game cũ

Tôi như bị bủa vây bởi những Far Cry 5, Monster Hunter: World, Dynasty Warriors 9, Final Fantasy XV ở hiện tại và những Super Robot Wars, Yu-Gi-Oh! – Forbidden Memories, Chocobo Racing, Final Fantasy VII, Heroes III, Freedom Fighter của ngày xưa.

Trà đá game thủ: Tuổi tác có tỉ lệ nghịch với tình yêu dành cho game?

Lại nhớ về thời trẻ con ấy, Mọt tui mê game kinh khủng và thể loại gì tui cũng chiến tốt. Hồi đó không thoải mái như bây giờ khi có khá nhiều tựa game không có bản tiếng Anh chỉ có có bản Jap mà nói cho vuông là có tiếng Anh sợ các thím cũng chẳng

Những game tởm nhất mọi thời đại (p.7): Soldier of Fortune

Soldier of Fortune nói về chuyên môn thì sẽ là một game rất hay, nhưng sau khi đã nắm vững cơ chế chơi thì mọi thứ sẽ khác hẳn vì độ biến thái của nó.

[PC] Trở về tuổi thơ với trọn bộ 181 game cổ điển trên nền giả lập NeoRAGEx 5.0

NeoRAGEx là một phiên bản giả lập NEOGEO hoạt động trên nền tảng WIndows, sở hữu gần như là toàn bộ những tựa game được tổng hợp từ bản gốc, cùng những tùy chỉnh linh động giúp người chơi có thể dễ dàng thiết lập cho phù hợp với giao diện trên máy

SNES Classic Edition bán chạy như tôm tươi, Nintendo hứa sẽ bán tiếp

Tất nhiên không chỉ có chúng ta có cảm giác ấy mà hầu như tất cả game thủ từ 9X đời đầu trở về trước trên thế giới đều nghĩ vậy. Đó là lý do 1,5 triệu máy NES Classic Edition được bán hết chỉ trong vài phút mở bán, số lượng bổ sung sau đó cũng cháy

Game cho người mới – Món quà “nhập môn” cho những ai chưa từng chơi game

Game đến từ Jackbox Party Pack thì không cần phải bàn về độ thân thiện cho người không chơi game rồi. Trong số đó, Quiplash là game phù hợp nhất để chơi với hội nhóm, bạn bè, nói chung là càng đông càng vui. Mỗi người chỉ cần sở hữu điện thoại hay

THỦ THUẬT HAY

Sử dụng tủ lạnh như thế nào để hiệu quả và bền bỉ nhất?

Gia đình bạn mới mua một chiếc tủ lạnh và không biết mình đã sử dụng đúng cách hay chưa? Hãy cùng TCN tham khảo một số lưu ý về cách hay để sử dụng tủ lạnh mới mua về, để tủ lạnh nhà bạn có thể hoạt động ổn định và bền

Hướng dẫn hai cách tắt màn hình không cần nút nguồn Samsung siêu đơn giản

Nếu bạn lo lắng rằng việc bấm nút nguồn để tắt màn hình quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến độ bền, bạn có thể sử dụng những các dưới đây để tắt màn hình không cần nút nguồn Samsung cực kỳ đơn giản.

HomeGroup là gì?Cách sử dụng HomeGroup

HomeGroup là tính năng chia sẻ trên mạng nội bộ được tích hợp và giới thiệu đầu tiên trên Windows 7. Để tìm hiểu rõ hơn về HomeGroup là gì? Cách sử dụng HomeGroup, bạn đọc tham khảo tiếp các nội dung trong bài viết

Bật tính năng tự động dọn dẹp trong Disk Cleanup trên Windows 10 October

Thông thường, bạn phải làm một cách thủ công, tuy nhiên bây giờ TCN hướng dẫn bạn cài đặt tính năng tự động dọn dẹp trong Disk Cleanup trên Windows 10 October.

Thêm cách kiểm tra số lần sạc pin trên iPhone đơn giản, nhanh chóng

Số lần sạc pin là một yếu tố quan trọng mà đa số người dùng iPhone thường xuyên quan tâm đến. Ngoài cách kiểm tra thông qua các phần mềm bên thứ ba, giờ đây bạn có thể thực hiện việc này ngay trên chính iPhone của bạn.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Review củ sạc GaN Belkin 65W: Sạc siêu nhanh, Hỗ trợ PD 3.0, 2 cổng Type C

Trong thời đại công nghệ hiện nay, điện thoại, máy tính và các thiết bị di động là một phần không thể thiếu của cuộc sống. Tuy nhiên, việc sạc lại pin có thể là một thách thức đối với nhiều người. Củ sạc GaN Belkin 65W

Đánh giá camera Nokia 5.1 Plus: Giá rẻ, chụp ảnh có "ngon"?

Nokia 5.1 Plus vừa chính thức được giới thiệu tại thị trường Việt Nam với nhiệm vụ đánh chiếm phân khúc giá rẻ. Điểm nổi bật nhất trên sản phẩm này chính là cụm camera kép khá hầm hố ở mặt sau, và ngay bây giờ hãy cùng

Đánh giá Ford EcoSport 2018 sau gần nửa năm sở hữu

Với số tiền khoảng 500 – 600 triệu đồng, người tiêu dùng Việt Nam hiện nay có quá nhiều lựa chọn trên thị trường ô tô. Những cái tên có thể nghĩ tới như Ford EcoSport, Ford Fiesta, Hyundai Accent, Toyota Vios, Honda