Boom Force - Hàng nhái Clash Royale bối cảnh Thế chiến thứ 2

Boom Force là một tựa game chiến thuật thời gian thực làm bất cứ những ai chơi qua cũng phải nghĩ ngay tới Clash Royale.

Clash Royale – tựa game là con gà đẻ trứng vàng của Supercell với lối chơi chiến thuật thủ thành đầy lôi cuốn. Nhưng nếu bạn cảm thấy chán những thẻ bài với những vị tướng tương ứng được kế thừa từ “người anh em” Clash of Clans, trong khi vẫn mê mẩn kiểu chơi thủ thành thì sẽ có ngay một sự thay thế vừa quen thuộc, vừa mới mẻ. Đó là Boom Force, một sản phẩm của Fun Game for Free.


Boom Force - Hàng nhái Clash Royale bối cảnh Thế chiến thứ 2

Yếu tố quen thuộc đầu tiên khiến chúng ta cảm thấy Boom Force như một bản “nhái” theo Clash Royale chính là giao diện chơi nằm dọc, bản đồ được phân chia làm 2, mỗi bên phải bảo vệ 3 thành (trụ) đồng thời phát động tấn công sang phần đất đối phương với mục tiêu cao nhất là trụ chính giữa.



Một điều khác biệt rất lớn ở khía cạnh map đấu của Boom Force so với Clash Royale chính là ở phần giữa bản đồ. Tùy vào mỗi map đấu, mà những chướng ngại, lối đi tương ứng sẽ được thảy đổi liên tục, tác động mạnh tới ý đồ tiến quân, lối đánh của mỗi game thủ. Những vị trí hiển thị cấp độ, lượng vàng, Gem, thẻ bài trong bộ Deck, Shop, các chế độ chơi trên giao diện dọc màn hình cũng “ăn theo” siêu phẩm của Supercell.



Tiếp đến là hệ thống đồ họa 3D đẹp mắt với những hiệu ứng cháy nổ được nhiều game thủ đánh giá nhỉnh hơn cả Clash Royale. Các thẻ bài trong Boom Force mang “âm hưởng” Thế chiến 2, tùy vào đặc tính cách thức di chuyển và kỹ năng chiến đấu mà vẫn chia chúng thành bộ binh, không quân, quân đánh tầm gần, tầm xa.


Ngoài ra, với nền tảng riêng mà game thủ lại phân chia vai trò khác nhau như tanker, hỗ trợ, rỉa máu, chống chịu,... Những chiến binh, cung thủ, xạ thủ, kị binh, chiến xa, phù thủy, thợ săn, quái nhân, phép thuật trong Clash Royale sẽ được thay thế bởi bộ binh, pháo binh, đặc công, lính bắn tỉa, thiết giáp, không quân,... Tóm lại là gần như 95% chức năng của thẻ bài trong 2 tựa game này có sự tương đồng.



Lối chơi thủ thành, rồi phát động quân tấn công sang đất đối phương dưới hình thức triệu hồi quân bằng năng lượng (Elixir) không có gì mới mẻ. Mục tiêu vẫn là trụ chính giữa để đạt được chiến thắng toàn diện. Phần thưởng sau mỗi trận vẫn là tiền vàng, thẻ bài, điểm kinh nghiệm để tăng cấp thẻ bài và Gems, luân phiên thay đổi các thẻ bài trong bộ Deck 8 lá tùy theo lối đánh của mỗi người, không ngừng nâng cấp thẻ bài khi nó đạt mức kinh nghiệm yêu cầu với tiền vàng.


Tùy vào mốc điểm đạt được sau mỗi trận thắng, mà người chơi sẽ “đứng” ở Warzone nào (trong Clash Royale thì gọi là Arena), mỗi Warzone đem tới một bản đồ với dạng địa hình khác nhau, yếu tố ngăn cách giữa 2 bên ta và địch cũng thay đổi nên tác động tới cách thức triển khai tấn công, phòng thủ nhất định.



Nhiều game thủ khi chơi Boom Force chắc chắn sẽ phải thốt lên: “đây là bản Coppy của Clash Royale”, cũng chả có gì là sai cả. Tuy nhiên, như những phân tích phía trên thì Boom Force vẫn đem tới những nét đặc sắc nhất định như hệ thống bản đồ chiến thuật đa dạng, tiết tấu chơi nhanh, mang “âm hưởng” thế chiến 2. Đây là game mobile rất đáng để những tín đồ game chiến thuật thủ thành theo thời gian thực tải về thư giản.


Bạn đọc quan tâm có thể tải game về trải nghiệm TẠI ĐÂY.


Theo Trí Thức Trẻ

TIN LIÊN QUAN

Mighty Battles - Sự kết hợp ăn ý giữa Clash Royale và bắn súng bãi biển

Mighty Battles quả thực là sự pha trộn vô cùng tuyệt vời giữa phong cách xưa cũ và hiện đại bây giờ.

Clash Tactics - Game nhái Hearthstone và Clash Royale dành cho người thích chè Thái

Clash Tactics sẽ mang trong mình sự pha trộn thú vị giữa việc thu thập thẻ bài, thủ thành và MOBA giống như Clash Royale.

Clash of Clans, Clash Royale và Marvel Contest of Champions đang bị tội phạm dùng làm công cụ… rửa tiền

Trong số các trò chơi di động thành công nhất, như Clash of Clans và Clash Royale, nhà sản xuất đã thu về hàng trăm triệu đô là nhờ vào các tính năng mua bán vật phẩm bằng tiền thật này. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng là một cách khá tiện lợi và dễ

5 game chiến thuật trên di động được yêu thích nhất tại Việt Nam

Hiện nay các game chiến thuật chơi theo dạng thả quân đơn giản dễ chơi và đậm chất giải trí đang được rất nhiều game thủ ưa chuộng. Dưới đây là 5 game đang được yêu thích nhất tại Việt Nam.

Goon Squad – cuộc chiến băng đảng theo phong cách Clash Royale

Goon Squad có lối chơi được lấy cảm hứng Clash Royale, tuy nhiên đồ họa khác biệt những vẫn mang lại nét vui nhộn cơ bản cho người chơi.

Cùng khám phá game bắn súng Brawl Stars đến từ Clash Royale

Như đã bật mí từ trước, nhà phát triển Supercell – cha đẻ của những tựa game trên mobile đình đám như Clash Royale hay Clash of Clan mới đây đã công bố dự án mới của họ : Brawl Stars. Theo đó Brawl Stars là tựa game bắn súng thời gian thực với lối

Blitz Brigade: Rival Tactics - Game chiến thuật kiểu Clash Royale từ Gameloft

Mới đây, ông lớn Gameloft đã chính thức phát hành miễn phí tân binh mới nhất của mình là Blitz Brigade: Rival Tactics trên cả 2 kho ứng dụng Google Play và App Store. Game mobile này sở hữu lối chơi chiến thuật khá giống với Clash Royale.

Thực hư chuyện game Tam Quốc chơi “phê” hơn Clash of Royale sắp ra mắt tháng này?

Mới đây với tuyên bố chơi hay hơn cả huyền thoại đình đám Clash of Royale, 3Q Siêu Quậy đang trở thành đề tài tranh cãi dữ dội của cộng đồng game thủ yêu thích Tam Quốc.

THỦ THUẬT HAY

Cách chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng

Giả sử bạn có một hệ thống bao gồm đầy đủ các hệ điều hành như Windows, Mac và Linux, vậy làm thế nào để bạn có thể chia sẻ máy in giữa Windows, Mac và Linux giữa chúng trong cùng một mạng. Bài viết dưới đây sẽ mật bí

Hơn 100 bài tập Python có lời giải(code mẫu )

Hơn 100 bài tập Python kèm code mẫu được anh chàng zhiwehu chia sẻ trên Github, tuy nhiên, lời giải của loạt bài tập này được viết trên phiên bản Python đã cũ. Sau đây Quản Trị Mạng sẽ Việt hóa và chỉnh sửa để phù hợp

Cách làm bánh bông lan bằng nồi cơm điện

Ngoài nấu cơm, bạn có thể dùng nồi cơm điện để nấu món bánh bông lan thơm ngon tại nha rất dễ dàng.

Cách gõ biểu tượng Apple đơn giản mà không cần cài thêm các công cụ của bên thứ 3

Mặc định Apple chỉ hỗ trợ người dùng gõ biểu tượng 'trái táo cắn dở' trên máy tính Mac bằng tổ hợp phím, tuy nhiên người dùng hoàn toàn có thể gõ biểu tượng trên những thiết bị khác như iPhone hay iPad bằng mẹo vặt đơn

Cách soạn thảo bằng giọng nói với ứng dụng Speechnotes

Với ứng dụng Speechnotes – Speech To Text, bạn có thể soạn thảo như một phần mềm soạn thảo văn bản thông thường hoặc đặc biệt hơn là nhập văn bản bằng giọng nói với hơn 100 ngôn ngữ, trong đó có tiếng Việt.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera hành trình Webvision S5 giá 2,19 triệu đồng

Trên hộp in hình ảnh sản phẩm cũng như tên hãng, cũng như điểm nhấn là camera với 2 mắt ghi đồng thời cả trước và sau xe.

Đánh giá Redmi 3S Prime: "quái thú" cho người dùng phổ thông

Xiaomi chưa bao giờ làm người dùng hết kinh ngạc về mức giá của mình. Mới đây, Xiaomi đã chính thức tung ra chiếc Redmi 3S prime của hãng với...

Đánh giá AMD Athlon X4 880K – "Bình mới rượu cũ"

Bên cạnh giải pháp tản nhiệt mới Wraith Cooler, AMD cũng chính thức bán ra thị trường loạt bộ xử lý mới vào đầu tháng Ba vừa qua. Trong đó phổ thông nhất là mẫu Athlon X4 845 có...