Manh nha từ game kinh điển “Rắn Săn Mồi”
Thành công của thị trường game mobile không phải đã luôn ở vị thế dẫn đầu như vậy nhưng cũng manh nha từ năm 1997. Xuôi dòng kí ức với các game thủ quay lại thời điểm thành công của 1 trò chơi trên chiếc điện thoại Nokia mà hầu như ai cũng biết và nhớ - Snake – Rắn Săn Mồi – đến nỗi đã trở thành một trong phần không thể thiếu của mỗi chiếc điện thoại Nokia khi đến tay người dùng. Hồi đó người chơi cả cần phải tìm kiếm hay tải về, chỉ cần sở hữu một chiếc “điện thoại cục gạch” Nokia.
Nhưng nay “thời thế thay đổi”, các game thủ đòi hỏi phải sở hữu thiết bị di động, kết nối internet, tìm kiếm và tải về đôi khi cả mất phí để có được game trên điện thoại hay thiết bị của mình. Những sự thay đổi đó, cụ thể, đã diễn ra như nào trong 2 thập kỷ qua?
Tỉ lệ thuận theo độ “thông minh” của thiết bị di động
Điện thoại di động ngày càng trở nên thông mình hơn, thị trường game mobile càng có đất phát triển hơn. Một trong những ví dụ điển hình từ thuở “bình minh” của xu thế này là game của Panasonic khi sử dụng camera của những chiếc điện thoại hiện đại thời điểm đó trở thành nguyên liệu của trò chơi nuôi thú ảo với tính năng cho vật cưng ăn bằng cách chụp ảnh đồ ăn trong thực tế.
Điện thoại thông mình ngày càng chiếm lĩnh thị trường di động. Chơi game trên smartphone hẳn có cái tiện, dễ dàng và thú vui riêng nhưng đôi khi cũng đem lại phiền thoái khi đau cổ, nhức mắt khi phải nhìn vào màn hình nhỏ quá lâu hoặc ngưng chơi khi cần cắm sạc lúc hết pin. Nhưng vài năm trở lại đây, với sự phát triển của công nghệ thì màn hình chơi đã không còn bị giới hạn trên điện thoại di động. Game thủ có thể sử dụng những chiếc tablet hay chuyển những game mobile lên chính màn hình desktop của PC theo cách gần giống như chơi trên smartphones.
Game Store – bước đi thương mại hóa game mobile
Nhật Bản là nước đầu tiên thương mại hóa trò chơi di động từ năm 1999 thông qua nền tảng I-mode của nhà mạng DoCoMo. Xu hướng này lan rộng ra cả châu Á qua châu Âu và sang cả khu vực Bắc Mỹ và cuối cùng cả thế giới khi lúc này smartphone đã có mặt khắp mọi nơi.
Tuy nhiên khái niệm game store và định hình cách chơi như bây giờ đã thay đổi đáng kể từ 2008 khi Apple cho ra mắt kho ứng dụng Appstore của mình. Một màn hình “có màu”, sử dụng kho ứng dụng để tải và chơi game cũng như các ứng dụng khác, hành vi thay đổi thói quen của người sử này đã hình thành và định hình cho đến bây giờ.
Game mobile và quảng cáo
Sự tăng trưởng của thị trường game mobile đã thu hút các nhà quảng cáo bởi cơ hội tiếp cận đến hàng triệu người dùng. Do như cầu cao đối với các game mobile miễn phí mà những game này cũng thường xuất hiện nhiều quảng cáo nhất và với đa loại hình quảng cáo nhất, như: các banner quảng cáo xuất hiện liên tục hoặc thỉnh thoảng trong lúc chơi, phần gợi ý chơi game khác ngay trong giao diện chính, hay tính năng xem video quảng cáo để nhận thưởng,…Đúng là ở đời không có cái gì là cho không cả!
Sự phụ thuộc vào kết nối mạng
Rõ ràng với việc định hình cách thức “game-đến-với-mobile” bằng việc ra đời kho ứng dụng và người chơi phải tìm kiếm-tải về thì việc sử dụng kết nối mạng internet trở thành điều gắn bó mật thiết với game mobile. Việc kết nối mạng đặc biệt với sự bùng nổ mạng xã hội thì việc kết nối game với mạng xã hội nổi tiếng nào đó còn đem lại phần thưởng hoặc lợi ích trong quá trình chơi game.
Thậm chí với những trò chơi trực tuyến trên mobile thì việc điện thoại không có kết nối mạng coi như game thủ tạm quên game đó luôn. Đã không còn thời điện thoại chỉ “ra quán” tải sẵn kho trò chơi thì có thể chơi bất kỳ game nào mà không cần lo kết nối internet.
Chỉ 10 năm gần đây thôi chứ chưa cần nhớ lại cách đây 20 năm, thị trường game mobile đã thay đổi đến chóng mặt rồi. Người được lợi nhất có lẽ là các game thủ khi ngày càng được chơi game nhiều hơn với chất lượng tốt hơn (dù đôi khi phải trả nhiều tiền hơn). Tuy nhiên, dù game có hay và ham thế nào thì các game thủ vẫn nên đảm bảo sức khỏe và cân bằng với cuộc sống, phải không các game thủ của Gamehub?