Phá tan mọi e ngại chuyển đổi số của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Riêng khối các DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa (Micro-SME - MSME), đa số mới chỉ mon men tiếp cận với quá trình này. Đặc biệt, trải qua các đợt tấn công của đại dịch COVID khiến các DN này đang dần kiệt quệ, không còn nguồn lực để chuyển đổi. Làm cách nào để các doanh nghiệp đang ở thung lũng khó khăn có thể tiếp cận được quá trình số hóa để đổi mới và tồn tại, phát triển giữa đại dịch?

Các DN cung cấp giải pháp CĐS của Việt Nam dường như đã tìm được phương pháp hữu hiệu, vừa chia sẻ khó khăn với các DN, vừa hỗ trợ, thúc đẩy đổi mới hoạt động để các DN này phát triển. Từ đó, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thực sự và có nguồn thu ổn định trong tương lai.

Rất nhiều rào cản

Xu hướng số hóa, CĐS và sự lan tỏa của cuộc Cách mạng 4.0 đã và đang khiến các DN không thể đứng ngoài vòng xoáy. Tuy nhiên, theo kết quả “Khảo sát Khủng hoảng Toàn cầu của PwC: Tăng cường năng lực phục hồi là chìa khóa thành công trong năm 2021”: Có đến hơn 70% lãnh đạo DN tham gia khảo sát cho biết hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng tiêu cực bởi đại dịch COVID-19. Bên cạnh đó, chỉ 35% doanh nghiệp được khảo sát cho biết đã có kế hoạch phản ứng “rất phù hợp”. Điều này cho thấy phần lớn các doanh nghiệp chưa xây dựng kế hoạch kinh doanh thích ứng trước chuyển biến của khủng hoảng và hình thành khả năng phục hồi phù hợp cho DN.

Số liệu thống kê do Bộ Công Thương và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tiến hành đối với gần 2.700 DN thuộc 18 nhóm ngành công nghiệp về độ sẵn sàng tiếp cận với các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp (CMCN) lần thứ tư: 82% DN đang ở vị trí mới nhập cuộc; 61% DN còn đứng ngoài cuộc và 21% DN mới bắt đầu nhập cuộc. Hầu hết các DN, các cơ quan, tổ chức vẫn chưa biết phải bắt đầu chiến lược CĐS từ đâu; tư duy ngại thay đổi, sợ rủi ro chính là rào cản lớn nhất cho quá trình CĐS của cộng đồng DN hiện nay.

Phá tan mọi e ngại chuyển đổi số của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech

Ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Tập đoàn NextTech, cho biết: COVID-19 là động lực thúc đẩy CĐS nhanh hơn cả giai đoạn 10 năm trước đó. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu gần đây của NextTech thì cộng đồng DN MSME tuy chiếm đến 96,7% số lượng, đóng góp 40% GDP và giải quyết 60% việc làm nhưng lại chưa được hưởng nhiều thành quả từ CĐS do ít kinh phí và bị phân mảnh khắp nơi trên toàn quốc. Điều đó dẫn đến sự thiếu tập trung phục vụ của đa phần các nhà cung cấp giải pháp CĐS vốn vẫn đang chú trọng nhiều hơn đến khối Chính phủ và DN vừa và lớn, vốn có ngân sách cao hơn, tập trung ở các thành phố lớn.

Mặt khác, các DN nhỏ và siêu nhỏ có nguồn tài chính eo hẹp. Các DN vừa và lớn có thể “thua keo này ta bày keo khác”, nhưng các DN nhỏ và siêu nhỏ thì chỉ thua một trận thôi là không đủ sức gượng dậy. Trong khi đó, theo ông Vương Quân Ngọc, giám đốc khối tư vấn công nghệ số FPT Digital, cho biết: Ước tính có đến 70% DN gặp thất bại khi thực hiện CĐS. Nguyên nhân là vì không đạt được sự thống nhất, đồng thuận về tầm nhìn, mục tiêu hay thiếu sự liên kết, hoạch định nguồn lực,...

Theo ông Ngọc, cần xác định CĐS là một quá trình, không đơn giản là một đích đến. Đó là chặng đường dài cần được liên tục nâng cấp theo sự đi lên hằng ngày của công nghệ. Vì vậy, số hóa không chỉ là nhiệm vụ của phòng CNTT mà cần được xây dựng trên cơ sở đảm bảo sự liên kết chặt chẽ giữa các thành tố “công nghệ”, “kinh doanh” và “con người” trong một công ty, đơn vị.


Miễn phí và “ngon - bổ - rẻ”

Trước những khó khăn đang hiện hữu, để CĐS đến được với các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ giúp các đơn vị này kịp thời đổi mới để tồn tại được qua cơn bĩ cực, các giải pháp CĐS phải có cách tiếp cận phù hợp. Đối với DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ CĐS, những DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ này đều là khách hàng tiềm năng. Nhưng những khách hàng này đang vô cùng ốm yếu và cần một liều thuốc có tác dụng thực sự.

Ông Nguyễn Hòa Bình bày tỏ quan điểm: “CĐS với nghiệp vụ toàn diện từ nhập nguồn hàng đến ứng vốn kinh doanh, từ quản lý bán hàng đến quản trị tài chính kế toán và nhân sự, nhưng chi phí lại cực kỳ hợp lý theo đúng nghĩa “ngon, bổ, rẻ” đến bất ngờ. Điều này giúp DN bé nhất, nghèo nhất cũng có thể sử dụng để có cơ hội vươn lên chứ không bị bỏ lại đằng sau.”

Muốn vậy, các DN cung cấp dịch vụ, giải pháp CĐS phải “xắn tay áo” vào cuộc. Và họ đã hành động!

FPT đã tuyên bố để các DN miễn phí sử dụng bộ giải pháp CĐS của mình trong 1 năm kể từ khi DN đăng ký sử dụng dịch vụ bắt đầu từ ngày 15/9/2021.

500 hóa đơn điện tử, 50 hợp đồng điện tử, 200 hóa đơn được trích xuất tự động và 3 tháng sử dụng chữ ký số sẽ được kích hoạt ngay lập tức cho các DN. Dùng thật và có đầy đủ tính sở hữu, doanh nghiệp sẽ trải nghiệm bộ giải pháp “Kinh doanh không gián đoạn” trong mọi hoàn cảnh từ FPT. Toàn bộ quy trình kí tài liệu, kí hợp đồng, xuất hóa đơn, quản lý hóa đơn đều được số hóa toàn diện, tạo nên quy trình giao dịch không giấy tờ, đảm bảo kinh doanh liên tục, giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí, thời gian tới 80% so với truyền thống, hiệu quả làm việc tăng gấp nhiều lần.

Các tổ chức, DN không cần đầu tư hạ tầng, không cần tốn chi phí, không cần thêm nhân sự, hiệu quả vận hành hoạt động kinh doanh sẽ được triển khai xuyên suốt và đột phá tăng trưởng. 

Bộ giải pháp giao dịch số bao gồm:

- FPT.eContract: Hợp đồng điện tử giúp DN quẳng gánh “lo xa”, kí hợp đồng chỉ trong vài giây qua nền tảng số.

- FPT.CA: Kí số thông minh, kí mọi tài liệu nhanh chóng, tiện lợi và bảo mật tối đa

- FPT.eInvoice: Xuất hóa đơn mọi lúc, mọi nơi, đảm bảo quy định của Thuế

- FPT Digital Accounting: Trích xuất dữ liệu hóa đơn đầu vào và quản lý hóa đơn, tự động hóa và thông minh hơn trong công tác kế toán hóa đơn

DN đăng kí sẽ nhận được cơ hội sử dụng một bộ CĐS toàn diện mà không mất đồng chi phí nào. Trước đó, từ ngày 01/07/2021, Công ty NextPay - nhánh Công nghệ Tài chính (Fintech) thuộc NextTech Group – đã tuyên bố miễn phí 2 năm sử dụng hóa đơn điện tử VInvoice trong bộ giải pháp CĐS của NextPay nhằm khuyến khích khách hàng CĐS, đồng thời hỗ trợ các DN tối ưu hóa hiệu quả kinh doanh, góp phần vào công tác quản trị. Hành động này nhằm trợ giúp các DN sớm vượt qua những ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19 và tuân thủ Nghị định 123/2020/NĐ-CP bắt buộc các DN sử dụng hoá đơn điện tử từ 01/7/2022.

Trong thời đại công nghệ số, sử dụng hóa đơn điện tử đang trở thành một xu hướng tất yếu. Áp dụng hóa đơn điện tử giúp cho DN tiết kiệm chi phí, thời gian, nguồn lực, rút ngắn các thủ tục hành chính, đặc biệt có thể thay thế hoàn toàn hóa đơn giấy thông thường. Không chỉ vậy, việc sử dụng hóa đơn điện tử còn hạn chế được tình trạng làm giả hóa đơn, giúp công việc của kế toán giảm nhẹ, rút ngắn thời gian tìm kiếm, tra cứu, tạo lập, hỗ trợ báo cáo quản lý, phục vụ khai thuế nhanh chóng và chính xác hơn. Tất cả những điều này đã giúp DN nâng cao hơn khả năng quản trị, tăng tính cạnh tranh cho DN của mình.


Vì lẽ đó, VInvoice được xem là giải pháp hóa đơn điện tử phù hợp với mọi loại hình DN, được các DN sử dụng rộng rãi hiện nay với hơn 30.000 khách hàng và hàng triệu hoá đơn điện tử đã tạo ra.

Hoá đơn điện tử VInvoice được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại, tối đa bảo mật dữ liệu giúp DN tiết kiệm thời gian, chi phí, hiện đại hóa công tác quản lý; nâng cao trải nghiệm khách hàng. Hơn nữa, VInvoice hoạt động trên nền tảng online, sử dụng phiên bản website tiện lợi, thân thiện cho người dùng.

Ngoài ra hóa đơn điện tử VInvoice không chỉ đáp ứng toàn bộ yêu cầu nghiệp vụ của Tổng cục Thuế mà còn cho phép tích hợp, đồng bộ dữ liệu với hệ thống phần mềm doanh nghiệp. Tự động cập nhật phiên bản mới khi có thay đổi về nghiệp vụ, các chính sách của cơ quan thuế, VInvoice giúp DN kịp thời nắm bắt thông tin và nghiệp vụ hiện hành... 

Ông Nguyễn Hữu Tuất - CEO Nextpay cho biết: “Quyết định miễn phí sử dụng hoá đơn điện tử trong vòng 2 năm cho tất cả các khách hàng đã, đang và sắp sử dụng 1 trong các giải pháp CĐS của Next360, với mục tiêu thúc đẩy CĐS  toàn diện cho mọi DN, đồng hành cùng Chính phủ thực hiện thành công các chủ trương và chính sách điện tử hoá và phát triển nền kinh tế số.”

Đặc biệt, Nextpay đã ra mắt hệ sinh thái CĐS toàn diện Next360 với hệ sinh thái số dành riêng cho đối tượng DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Đúng với tiêu chí “ngon, bổ, rẻ”, các DN chỉ phải bỏ ra chi phí tối đa chỉ 560.000 đồng/tháng để sử dụng gần 20 sản phẩm CĐS trong 4 mảng nghiệp vụ chính:

- Trong mảng bán hàng, Next360 cung cấp phần mềm quản lý bán lẻ NextShop, nhà hàng NextOrder, nhà thuốc NextPha, cửa hàng làm đẹp MySpa, bán hàng Online đa kênh Omisell.

- Trong lĩnh vực quản trị DN, Next360 cung cấp phần mềm kế toán NextAcc, quản trị nhân sự NextHR, hóa đơn điện tử VInvoice, hợp đồng điện tử MegaDoc.

- Trong mảng thanh toán, sản phẩm truyền thống MPOS.vn giúp các cửa hàng chấp nhận mọi hình thức thanh toán điện tử và trả góp lãi suất 0%.

- Trong mảng nguồn hàng và vốn, Next360 có dịch vụ ứng vốn kinh doanh cho DN NextLend và dịch vụ tìm kiếm nguồn hàng tốt giá rẻ NextBuy. Tất cả đều chạy Online trên nền điện toán đám mây và các thiết bị đầu cuối di động như Smartphone hoặc máy tính bảng mà không cần đầu tư nhiều kinh phí. 

Các sản phẩm dịch vụ trong hệ sinh thái Next360

Với mức giá rẻ bất ngờ, DN có thể sử dụng bộ giải pháp CĐS hoàn chỉnh, đáp ứng mọi nghiệp vụ của DN, từ quản lý bán hàng đa năng cho đến tài chính kế toán và quản lý nhân sự... giúp các DN duy trì hoạt động liên tục, tăng tốc phát triển ngay cả trong đại dịch.

Đại diện NextPay khẳng định: Công ty cam kết CĐS cho 1 triệu DN MSME trên toàn quốc, từ đó gia tăng 15 tỷ USD cho GDP của Việt Nam trong 5 năm tới nhờ công nghệ.

“Nếu ngành Ngân hàng có khái niệm “Financial Inclusion” - tài chính toàn diện/bao trùm tức là ai cũng được hưởng thành quả của nền tài chính hiện đại không phân biệt giàu nghèo sang hèn, thì NextTech cho rằng ngành CĐS cũng phải có khái niệm “Transformation Inclusion” - CĐS toàn diện tức là không ai bị bỏ lại đằng sau cuộc CMCN 4.0, kể cả DN nhỏ và siêu nhỏ hay hộ kinh doanh cá thể với ngân sách cực kỳ hạn hẹp”, ông Nguyễn Hòa Bình chia sẻ.

Cùng trăn trở về thúc đẩy CĐS trong các DN nhỏ và siêu nhỏ tại Việt Nam, ông Ngô Văn Tẩu - Tổng Giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM - chia sẻ: “Khoảng 98% DN tại Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nhưng hầu hết các sản phẩm công nghệ hỗ trợ CĐS trên thị trường phục vụ DN vừa và lớn. Vì vậy, đại đa số các DN tại Việt Nam không có công cụ phù hợp để tham gia vào quá trình CĐS”. 

Ông Ngô Văn Tẩu - Tổng Giám đốc GMO-Z.com RUNSYSTEM - và đội ngũ nhân viên trẻ của Công ty

Với khẩu hiệu “đưa trải nghiệm công nghệ đến gần bạn hơn”, Phần mềm kế toán Kaike là sản phẩm mới nhất của GMO-Z.com RUNSYSTEM hứa hẹn sẽ tạo ra một bộ sản phẩm hỗ trợ CĐS cho các DN Việt Nam bắt đầu từ những DN siêu nhỏ và nhỏ. Công ty đã hỗ trợ cho 100 DN nhỏ và siêu nhỏ đăng ký đầu tiên miễn phí hoàn toàn 1 năm sử dụng giải pháp này. Những DN sử dụng tính phí cũng ở mức giá rẻ giật mình: 7000 đồng/ngày và không phải trả thêm bất cứ chi phí nào khác.

Kaike là nền tảng kế toán thông minh hỗ trợ DN siêu nhỏ và nhỏ đáp ứng được yêu cầu của Thông tư 132/2018/BTC và 133/2016/BTC. Sản phẩm được hoàn thiện và phát triển lấy giám đốc làm trọng tâm, từ sự đơn giản hóa và trực quan của thông tin kế toán mà Kaike cung cấp, giúp người giám đốc DN siêu nhỏ và nhỏ quản lý tốt hơn.


Phần mềm kế toán này hoạt động trên nền tảng online, không tốn thời gian cài đặt hệ thống, sao lưu và xuất dữ liệu. Kaike giúp tiết kiệm tối đa thời gian nhập liệu và chi phí nhân sự cho những công việc liên quan tới kế toán mà vẫn đảm bảo số liệu được trình bày chính xác theo quy định của pháp luật.

Kaike là phần mềm của người Việt, một sản phẩm chất lượng cao, dễ dàng lưu trữ nhập liệu, bảo mật an toàn dữ liệu.

Đồng hành cùng Kaike là các sản phẩm hỗ trợ CĐS của GMO-Z.com RUNSYSTEM bao gồm: SmartOCR, SmartKYC, SmartRPA, SmartGIFT, SmartStore, Odoo, Salefie,,...

Đặc biệt, SmartRPA là sản phẩm có thể dễ dàng áp dụng cho các loại hình kinh doanh khác nhau, giúp tự động hóa công việc văn phòng, tăng hiệu quả công việc bởi khả năng làm việc không ngày nghỉ 24/7 mà không hề phàn nàn, trung thành tuyệt đối, giảm tối đa rủi ro, giảm 83% chi phí nhưng tăng 900% năng suất. Bên cạnh đó, việc kết hợp với giải pháp nhận dạng chữ viết SmartOCR (sản phẩm đạt TOP10 Sao Khuê 2019 của GMO) cũng giúp cho quá trình CĐS của các DN dễ dàng hơn.

Tổng Giám đốc GMO, ông Ngô Văn Tẩu khẳng định: “Định hướng phát triển với mục tiêu trở thành đơn vị cung cấp giải pháp Chuyển đổi số Make in Vietnam số 1 cho các doanh nghiệp, GMO-Z.com RUNSYSTEM không ngừng nghiên cứu và phát triển hệ sinh thái CĐS cho DN (One Stop Solutions) trong đa dạng lĩnh vực. Chính chúng tôi cũng đã và đang trải qua giai đoạn CĐS, ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ, quy trình nội bộ của Công ty. Vì vậy, chúng tôi hiểu rõ DN cần những gì và làm thế nào để tối ưu hóa giá trị đem lại, thành công trên hành trình số hóa này.” 

Cho để nhận

CĐS là con đường sống còn của các DN để tái cấu trúc, tăng trưởng doanh thu, sống sót qua đại dịch để vươn lên tầm cao mới. Đại dịch COVID-19 đã kéo theo sự thay đổi lớn trong cách thức kinh doanh ở mọi lĩnh vực. Trong đại dịch, các DN đã không ngừng số hóa tương tác giữa khách hàng và chuỗi cung ứng, cũng như các hoạt động nội bộ với tốc độ rút ngắn từ 3-4 năm. Thậm chí, mức độ đầu tư vào các sản phẩm đã nhanh hơn 7 năm so với điều kiện thông thường.

Tuy nhiên, trong giai đoạn dịch bệnh hoành hành hiện nay, các chính sách giãn cách xã hội để chống dịch khiến hệ thống cung ứng đứt gãy. Phần lớn các DN nhỏ, siêu nhỏ đang “chạy ăn từng bữa” hoặc “chết lâm sàng”. Họ buộc phải đổi mới phương thức quản lý, điều hành để không bị gián đoạn hoạt động đồng thời đạt hiệu quả cao hơn trong từng nghiệp vụ. Có như vậy, các DN này mới có hy vọng tồn tại và hồi phục trở lại khi đại dịch qua đi. Điều đó có nghĩa là những DN này phải được chuyển đổi số một cách toàn diện.

Các phương pháp marketing, bán hàng truyền thống cho các giải pháp CĐS không còn phù hợp trong hoàn cảnh hiện nay. Doanh nghiệp phải nhìn thấy rõ CĐS là cái phao cứu sinh chứ không phải cá mập. Giải pháp chuyển đổi số đến với các DN vừa, nhỏ và siêu nhỏ sao cho không còn là gánh nặng chi phí, không còn là nỗi lo mà thực sự là sự trợ giúp kịp thời, một sự cứu cánh. Chỉ khi những DN này sống sót và phát triển, họ mới biến từ khách hàng tiềm năng thành khách hàng chính thức, tạo doanh thu cho các nhà cung cấp dịch vụ CĐS.

CĐS phải là một cuộc cách mạng rộng khắp toàn dân. Nếu ai cũng dùng ngày càng nhiều các ứng dụng công nghệ, trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày, xã hội đó sẽ trở thành một xã hội số. Việc các nhà cung cấp dịch vụ CĐS thực hiện chiến lược miễn phí, cho không hoặc vừa bán vừa cho như hiện nay là biện pháp kích cầu hết sức hữu hiệu số lượng lớn các DN nhỏ và siêu nhỏ sử dụng giải pháp số. Với giá 0 đồng, các DN đang chìm ngập trong khó khăn sẽ sẵn sàng thử với tâm trạng ban đầu là cầu may. Nhưng trong quá trình thực tế sử dụng mà thấy hiệu quả thì đương nhiên họ sẽ tiếp tục sử dụng ngay cả khi tính phí. 

Đồng thời, khi sử dụng quen một sản phẩm số, người dùng sẽ dễ dàng bị “nghiện”, ngại thay đổi giống như đa số người chỉ thích dùng máy tính cài hệ điều hành Windows chứ không dùng các hệ điều hành nguồn mở khác. Do đó, các DN nhỏ và siêu nhỏ này sẽ trở thành tệp khách hàng trung thành của nhà cung cấp dịch vụ. Lúc đó, các nhà cung cấp dịch vụ CĐS sẽ có lượng lớn khách hàng, mang lại nguồn thu ổn định và dồi dào.

Mặt khác, không có bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào khi làm ra đã hoàn hảo, nhất là các sản phẩm số. Những khách hàng đang sử dụng miễn phí hiện tại giống như những tình nguyện viên dùng thử để nhà cung cấp dịch vụ thu về phản hồi từ thực tế. Từ đó, các sản phẩm số sẽ được chỉnh sửa để ngày càng đáp ứng thiết thực hơn nhu cầu thị trường, giúp hoàn thiện, tăng tính cạnh tranh của sản phẩm.

Dễ thấy, phương thức tiếp cận thị trường mới của các DN cung cấp dịch vụ CĐS hiện nay đang đạt được thắng lợi Win-Win-Win-Win, 4 bên cùng có lợi:

- Thay vì đổ tiền vào các trung gian quảng cáo và marketing thì các nhà cung cấp dịch vụ CĐS chi thẳng cho các khách hàng tiềm năng. Nếu những khách hàng này sống sót qua đại dịch, xác suất cao là họ sẽ trở thành khách hàng thực, mang lại doanh thu cho các nhà cung cấp dịch vụ.

- Các DN đang gặp khó khăn được hỗ trợ kịp thời đổi mới toàn diện phương thức quản lý và kinh doanh. Nhờ đó các DN này có cơ hội tồn tại và vượt qua khó khăn của đại dịch.

- Nhờ sự trụ vững của các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, người lao động tại các doanh nghiệp này không mất việc làm, có thu nhập nhất định để ổn định đời sống. Đồng thời, mọi người dân trong xã hội vẫn được đáp ứng nhu cầu sản phẩm, dịch vụ từ số lượng lớn các DN siêu nhỏ và nhỏ này.

- Vì các doanh nghiệp có thể tự đứng vững được nên Chính phủ cũng bớt đi một phần gánh nặng các khoản chi hỗ trợ DN duy trì hoạt động giữa đại dịch.

Với chiến lược giá 0 đồng, bán như cho là cách quảng cáo sản phẩm vô cùng khôn khéo và coi như một khoản đầu tư tài chính hết sức phù hợp trong giai đoạn hiện nay của các nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ CĐS. Các DN này đang bủa lưới rộng và chờ thời điểm phù hợp để kéo lưới. Khi đại dịch qua đi, các nhà cung cấp này sẽ gặt hái được thành quả vượt ngoài sức tưởng tượng.

(Bài viết đăng ấn phẩm in Tạp chí TT&TT số 9 tháng 9/2021)

TIN LIÊN QUAN

Vai trò của 5G đối với phát triển kinh tế - xã hội

Kỳ vọng của 5G đối với nền kinh tế đã được thể hiện rõ nét trong những năm vừa qua. 5G tốc độ cao, độ trễ thấp và khả năng kết nối với số lượng lớn các thiết bị, nhiều hơn bất cứ công nghệ thông tin di

Dịch vụ Dấu thời gian - "Dấu bưu điện" trên môi trường số

Dấu thời gian là công cụ được sử dụng để ghi nhận sự tồn tại của dữ liệu hoặc sự kiện xảy ra tại một thời điểm nhất định hoặc tuân theo một thứ tự duy nhất.

An toàn thông tin cho đô thị thông minh: Vấn đề sống còn cho sự phát triển bền vững

Đô thị thông minh Smart Cities là đô thị của tương lai, tập hợp sức mạnh của công nghệ 3D - Công nghệ số Digital Technologies, Dữ liệu Data và tư duy thiết kế Design Thinking để thúc đẩy hiệu quả các dịch vụ đô

Phát triển đô thị thông minh cần theo đặc điểm từng địa phương - Không thể rập khuôn

Phát triển đô thị thông minh ĐTTM đã trở thành xu thế phổ biến tại các thành phố, đô thị trên thế giới. Nhiều quốc gia đã có những chính sách và kế hoạch cụ thể cho phát triển ĐTTM và việc xây dựng ĐTTM không

OneATS: Hành trình phá thế độc quyền công nghệ nước ngoài của nền tảng "Make in Vietnam"

Từ việc phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ của các công ty đa quốc gia, sự ra đời của hệ thống tự động điều khiển trạm biến áp Make in Vietnam của ATS đã giúp phá vỡ thế độc quyền trong lĩnh vực trọng yếu quốc

Chuyển đổi số với xây dựng đô thị thông minh: Cơ hội và thách thức

Với gần 4 tỷ người trên thế giới đang sống ở các đô thị, hiện đang có xu hướng đô thị hóa dựa vào công nghệ số. Có nhiều đô thị đang xúc tiến các nỗ lực phát triển đô thị thông minh ĐTTM và điều này đã

Công nghiệp 4.0 và chuyển đổi số tại các doanh nghiệp chế biến chế tạo tại Việt Nam

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, Việt Nam đặt ra mục tiêu tới năm 2030, ngành công nghiệp chế biến chế tạo của Việt Nam chiếm 30 GDP, kinh tế số khoảng 30 GDP Đảng Cộng sản Việt Nam,

Cơ hội và những thách thức khi triển khai dịch vụ Mobile money tại Việt Nam

Sau 20 năm kể từ khi Mobile Money được giới thiệu, tính đến hết năm 2020, toàn thế giới có 1,2 tỷ tài khoản Mobile Money thực hiện 41 tỷ giao dịch với tổng giá trị giao dịch đạt 767 tỷ USD.

THỦ THUẬT HAY

Tạo Windows portable trên Windows 10, Windows 8.1 Enterprise không cần phần mềm

Tạo Windows portable trên USB hay cài Win trên USB để có thể sử dụng bản Windows bạn thích trên bất kỳ máy tính nào, chỉ cần cắm USB chứa bản Windows portable vào và chọn boot từ USB là xong.

Sao lưu toàn bộ thông tin trên Firefox với MozBackup

Hiện nay có rất nhiều trình duyệt web nổi tiếng như : Google Chrome, Firefox, Opera ... trong đó trình duyệt Firefox được xem như là một trình duyệt nổi tiếng bởi những tính năng ưu việt lướt web nhanh và tiện ích phong

Cách giảm kích thước file Word

Tài liệu Word có thể là các tài liệu dài, phức tạp với vô số hình ảnh, phông chữ và các đối tượng khác được nhúng trong đó. Dưới đây là một số điều bạn có thể thử để giảm kích thước của file đó.

Cách sử dụng nhiều màn hình trên một máy tính

Quen thuộc nhất trong suy nghĩ của mọi người là mỗi chiếc máy tính sẽ chỉ cần có một màn hình để xem thông tin. Tuy nhiên với giá thành phần cứng, cụ thể là các loại màn hình ngày càng giảm đến mức chấp nhận được, cũng

Cách tra cứu người phụ thuộc đi cùng với người có Căn cước công dân

Bạn dùng thẻ Căn cước công dân (CCCD) để tra cứu người phụ thuộc đi cùng với người có CCCD gắn chip. Sau đây là cách tra cứu người phụ thuộc đi cùng với người có Căn cước công dân...

ĐÁNH GIÁ NHANH

So sánh V27E và Reno8 T 4G: Đâu là ‘chân ái’ cho người dùng khi chỉ chênh nhau 500 ngàn?

OPPO Reno8 T 4G và Vivo V27e là hai sự lựa chọn hấp dẫn trong phân khúc điện thoại tầm trung dành cho người dùng. Cả hai điện thoại này đều sở hữu thiết kế hiện đại, cấu hình phần cứng mạnh mẽ và tích hợp nhiều tính

Canon 800D vs Canon M6: "gà nhà" đá nhau

Cùng được một “mẹ” Canon xuất xưởng nhưng 800D là model DSLR trong khi M6 lại là mirrorless. Tuy nhiên, sự khác biệt về ngoại hình không làm cho M6 lép vế so với 800D. Cả hai đều là những con át chủ bài được hãng tung

Đánh giá pin iPhone 7 Plus: chiếc iPhone pin tốt nhất

Thử nghiệm đánh giá pin trong thực tế cho thấy iPhone 7 Plus có thời lượng pin tuyệt vời, là chiếc iPhone có thời lượng pin tốt nhất hiện nay