5 kế hoạch hành động hướng tới một thế giới kết nối

Nhận ra toàn bộ lợi ích của Internet vạn vật bằng cả thách thức và cơ hội

Công nghệ phát triển, thế giới ngày càng kết nối. Đây chính là cơ hội to lớn để xây dựng một tương lai bền vững và thịnh vượng hơn cho tất cả mọi người, nhưng nó cũng mang lại những rủi ro và thách thức quản trị mới trong các lĩnh vực như an ninh, quyền riêng tư và phân phối lợi ích công bằng.

Đại dịch COVID-19 toàn cầu đã làm nổi bật vai trò thiết yếu của Internet vạn vật (IoT) đối với cuộc sống của chúng ta. Các ứng dụng IoT như camera nhiệt được kết nối, thiết bị theo dõi tiếp xúc và thiết bị đeo theo dõi sức khỏe đang cung cấp những dữ liệu quan trọng cần thiết để giúp chống lại dịch bệnh, trong khi cảm biến nhiệt độ và theo dõi bưu kiện sẽ giúp đảm bảo rằng vaccine COVID-19 được phân phối một cách an toàn. Tuy nhiên, việc sử dụng IoT trong công cuộc chống dịch cũng cho thấy những lo ngại về tính bảo mật, quyền riêng tư, khả năng tương tác và tính công bằng của nó.

5 kế hoạch hành động hướng tới một thế giới kết nối

Công nghệ phát triển, thế giới ngày càng kết nối hơn. Ảnh: WEF

Các tác động kinh tế của COVID-19 cũng đang làm rung chuyển hệ sinh thái IoT. Các doanh nghiệp (DN) đang ưu tiên đầu tư IoT để theo dõi tình trạng máy móc, sử dụng các thiết bị được kết nối để giám sát và bảo vệ sức khỏe con người, đồng thời đầu tư vào khả năng làm việc từ xa và tự động hóa. Thị trường IoT dự kiến sẽ phát triển nhanh hơn nữa khi thế giới bước vào môi trường kinh doanh mới sau COVID-19, nhờ vào việc giải phóng nhu cầu bị dồn nén và đầu tư mới vào công nghệ để giảm thiểu bất kỳ tác động nào có thể gây ra sự gián đoạn trong tương lai.

IoT bao gồm các sản phẩm như thiết bị thông minh, đồng hồ thông minh và cảm biến y tế… Để các tổ chức có thể tận hưởng tất cả lợi ích của các thiết bị IoT, người dùng, DN phải hiểu đầy đủ về các rủi ro và mối đe dọa tiềm ẩn đối với hệ thống của họ và dữ liệu. Các thiết bị IoT thường thiếu kiểm soát bảo mật tích hợp, một tình huống tạo rủi ro và đe dọa cho các cơ quan và người tiêu dùng.

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) đã hợp tác với Hội đồng Thế giới Kết nối (Council on the Connected World) phát hành báo cáo chính thức về thực trạng của thế giới kết nối, trong đó đề cập đến các nội dung IoT toàn cầu, trong các khu vực công, tư nhân và xã hội dân sự. Báo cáo nhằm mục đích mang lại cái nhìn toàn diện về những cơ hội và thách thức cấp bách nhất mà hệ sinh thái IoT phải đối mặt. Nghiên cứu của WEF cho thấy rõ ràng chúng ta đang ở một thời điểm quan trọng, khi sự phát triển, cách sử dụng và quản trị các công nghệ này đang chuyển đổi nhanh chóng.

Ngoài ra, WEF cũng phối hợp với Hội đồng IoT Toàn cầu (Global IoT Council) xây dựng Kế hoạch hành động toàn cầu, khuyến khích các hoạt động hợp tác trong việc đối với những thách thức cấp bách nhất mà thế giới kết nối hiện đang phải đối mặt. IoT đã là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày và cơ sở hạ tầng cơ bản của chúng ta. Khi IoT đã phát triển mạnh mẽ cả về mức độ bao phủ và khả năng, chúng ta phải hành động nếu chúng ta muốn tận dụng toàn bộ tiềm năng của IoT.

WEF hợp tác với Hội đồng Thế giới Kết nối cung cấp thông tin cập nhật thường xuyên về tiến độ của Kế hoạch Hành động Toàn cầu. WEF sẽ cập nhật và mở rộng thông tin, nhằm theo dõi tiến độ của Kế hoạch Hành động Toàn cầu và bám sát các lỗ hổng quản trị đang nổi lên.

5 kế hoạch hành động để có một thế giới kết nối tốt đẹp hơn

Kế hoạch hành động toàn cầu của WEF và Global IoT Council đã đưa ra 5 hành động ưu tiên nổi bật trong cuộc cách mạng 4.0 và đạt đến thế giới kết nối tốt đẹp hơn.

Tăng cường học vấn

Theo Helena Leurent, thành viên của Council on the Connected World, cho biết hành động này giúp chúng ta hướng tới một tương lai, nơi các thiết bị và hệ thống được kết nối đều đáng tin cậy.

Đó sẽ là một tương lai nơi các tổ chức thiết kế sản phẩm IoT tôn trọng nhu cầu người tiêu dùng, bao gồm quyền riêng tư, bảo mật và quyền sở hữu dữ liệu. Khi mua thiết bị kết nối, chẳng hạn như hệ thống an ninh, năng lượng, máy đo hoặc máy theo dõi sức khỏe, cá nhân và các tổ chức sẽ có hiểu biết trước khi quyết định mua hàng - cách thiết bị sẽ phục vụ họ, cách hệ thống sẽ bảo vệ dữ liệu của họ và cách sử dụng chúng tốt nhất.

Trong tương lai này sẽ có sự tin tưởng, thông qua các tiêu chuẩn của ngành hoặc các chính phủ trên toàn thế giới; sẽ có sự hỗ trợ cho phép mọi người hiểu lợi ích và rủi ro liên quan đến các thiết bị kết nối; sẽ có văn hóa bảo vệ người dùng và các nguyên tắc về quyền của người tiêu dùng, trong đó nhà sản xuất thiết bị và dịch vụ sẽ đáp ứng sự an toàn, bền vững nhất và minh bạch nhất; nâng cao kiến thức, công khai các chức năng của các thiết bị kết nối, cách chúng thu thập dữ liệu và dữ liệu này được sử dụng/phổ biến như thế nào.

Báo cáo Digital Attitudes Report năm 2020 cho thấy chỉ có 19% người dùng tin rằng các công ty thiết kế sản phẩm và dịch vụ quan tâm đến lợi ích của họ. 63% nghĩ rằng các thiết bị IoT thật sự “khủng khiếp”, hơn 50% nói họ không tin tưởng các thiết bị này bảo vệ quyền riêng tư hoặc xử lý thông tin của họ một cách trân trọng. 

Cảm giác không tin tưởng này xảy ra do các ứng dụng IoT xuất hiện quá nhanh chóng trong mọi lĩnh vực của cuộc sống nhưng lại thiếu các giải pháp nâng cao giáo dục cho mọi người về IoT. 

Sự thiếu hiểu biết và thiếu tin tưởng này, sẽ ảnh hưởng xấu đến tiềm năng thực sự của IoT, không chỉ trong nhà mà còn cho các các mục tiêu chính như chuyển đổi dịch vụ chăm sóc sức khỏe, tạo không gian công cộng an toàn hơn và giảm sử dụng năng lượng toàn cầu. Những biến đổi này chỉ có thể diễn ra nếu mọi người tin cậy các thiết bị IoT.

Nâng cấp bảo mật


Hành động này giúp chúng ta hướng tới một tương lai nơi các thiết bị và hệ thống IoT được thiết kế với tinh thần bảo mật cao. Trong tương lai này, công chúng, DN, tổ chức và chính phủ có thể tin tưởng các thiết bị IoT mà họ mua và tương tác luôn được thiết kế bảo mật. 

Báo cáo State of the Connected World năm 2020 xác định an toàn và bảo mật là các yếu tố rủi ro cao nhất đối với IoT. Mỗi giờ trôi qua, có rất nhiều dữ liệu mới được thu thập, tạo ra một số lượng dữ liệu lớn, trở thành mục tiêu hấp dẫn cho kẻ xấu. 

Gần đây, đã có một số chính sách được các nước đưa ra nhằm nâng cao bảo mật cho IoT. Năm 2019, Viện  Tiêu  chuẩn  Viễn  thông  châu Âu (ETSI) đã phát hành các tiêu chuẩn công nghiệp cho các thiết bị tiêu dùng IoT. Tháng 12/2020, Mỹ cũng thông qua Đạo luật cải thiện an ninh mạng IoT, yêu cầu các cơ quan liên bang phải tuân thủ mức độ an ninh mạng tối thiểu khi mua sắm các thiết bị IoT. 

Tuy nhiên, các tiêu chuẩn toàn cầu vẫn bị phân mảnh, bị chi phối bởi các tiêu chuẩn do một loạt các ngành công nghiệp các cơ quan và hiệp hội đưa ra; do đó vẫn khó hiểu và trở thành một gánh nặng cụ thể đối với và các DN nhỏ và vừa, đối tượng rất quan trọng của chuỗi cung ứng IoT toàn cầu

Thúc đẩy các tác động tích cực của IoT

Hành động này giúp chúng ta hướng tới một tương lai nơi các thiết bị Iot được có thể tối đa hóa lợi ích xã hội. Rất khó để dự đoán và định lượng đầy đủ phạm vi tác động của IoT và các tác động liên quan lên các cá nhân, cộng đồng, tổ chức và xã hội. Hiện nay, có đến 60% chuyên gia toàn cầu tin rằng thành phố thông minh (TPTM) chưa thành công đối với nhóm đối tượng người khuyết tật. Rõ ràng là tác động của IoT với người khuyết tật không được xem xét đầy đủ trong quá trình thiết kế và triển khai các công nghệ mới, cũng như chưa trở thành một yêu cầu chung của các cơ quan công quyền, các nhà đầu tư hoặc các thành phố.

Để thúc đẩy các tác động tích cực của IoT, WEF đã đưa ra một số giải pháp gợi ý như giảm triển khai các thiết bị và hệ thống IoT có hại, không phù hợp hoặc gây hậu quả tiêu cực không lường trước được cho các tổ chức, cá nhân và xã hội; Tạo và áp dụng các công cụ đánh giá mới để giúp xác định những tác động tích cực và tiêu cực liên quan đến việc sử dụng các thiết bị IoT; Tạo và áp dụng các sáng kiến, công khai quy định, quy trình mua sắm, tài chính và/hoặc đầu tư để đẩy nhanh việc áp dụng các hệ thống IoT mang lại lợi ích tích cực cho xã hội; Khởi động các chiến dịch giáo dục hoặc các chương trình đào tạo để tăng nhận thức về các tác động tích cực và tiêu cực của IoT và các công nghệ liên quan.

WEF cho biết trong năm 2021, những cách làm chi tiết hơn cho từng biện pháp này sẽ được công bố và báo cáo về tiến độ triển khai vào mùa xuân năm 2022.

Chống lại sự bất bình đẳng

Hành động này giúp hướng tới một tương lai nơi mọi người đều có thể tiếp cận bình đẳng các lợi ích của một thế giới kết nối, không phân biệt thu nhập, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, quốc tịch, hay người khuyết tật.

Các thành phố lớn và cộng đồng nông thôn đều được tiếp cận với cơ sở hạ tầng kết nối và sẽ có thể sử dụng IoT và các công nghệ liên quan để tăng chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người, từ việc giảm giao thông thành phố đến tăng năng suất trang trại.

Để được như vậy, cần giảm chênh lệch toàn cầu về tỷ lệ truy cập Internet và các công nghệ mới nổi. Ngoài ra, gia tăng áp dụng các giải pháp IoT thành công và bền vững với các DN  nhỏ và vừa; mở rộng các sáng kiến nâng cao năng lực để tăng cường khả năng kỹ thuật trong các tổ chức thuộc mọi quy mô. Các chính phủ cũng cần tăng cường tài trợ và khuyến khích hỗ trợ áp dụng các thiết bị và hệ thống IoT.

IoT bao gồm các sản phẩm như thiết bị thông minh, đồng hồ thông minh và cảm biến y tế….

Tăng cường hợp tác

Hành động này giúp hướng tới một tương lai nơi mọi người đều được hưởng lợi từ việc chia sẻ hệ sinh thái hợp tác IoT. Lúc đó, khách hàng IoT, nhà phát triển và nhà quản lý đều hợp tác và không có mâu thuẫn lợi ích. Các chính sách công nghệ sẽ được chia sẻ giữa các thành phố và các chính phủ trên thế giới. Dữ liệu sẽ dễ dàng chia sẻ giữa các ngành và quốc gia, nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống.

Toàn cảnh IoT toàn cầu hiện đang bị phân mảnh và phức tạp, cản trở việc tận dụng mọi tiềm năng giá trị của hệ sinh thái. Thật không may, điều này có tác động lâu dài và sâu rộng trên một hệ thống có giá trị. Khi thị trường IoT đã chín muồi, điều này sẽ trở nên cấp tính hơn nhiều. 

Kế hoạch hành động toàn cầu đang huy động cộng đồng quốc tế thay đổi, nhân rộng các sáng kiến hàng đầu thế giới, bao gồm các sáng kiến như Zigbee Alliance, một tổ chức toàn cầu đề ra các tiêu chuẩn vì một hệ tính thái IoT mở và có thể tương tác. 

Liên minh các TPTM toàn cầu G20 do WEF thành lập nhằm tăng cường hợp tác giữa các thành phố trên thế giới. Năm 2020, Liên minh đã phát hành một bộ các chính sách cơ bản về TPTM, và sẽ được 36 thành phố thử nghiệm trong năm 2021. Kế hoạch hành động sẽ giúp mở rộng quy mô điều này đến hàng trăm thành phố trong tương lai 5 năm.

WEF và Council on the Connected World sẽ xác định và hỗ trợ mở rộng quy mô tác động của các sáng kiến hàng đầu. Ở đâu còn tồn tại khoảng cách, các sáng kiến và chiến lược mới sẽ được phát triển.

WEF cho biết kế hoạch hành động sẽ được tiếp tục phát triển dựa trên những ý tưởng mới và các phản hồi từ cộng đồng./.


Theo WEF, Tripwire

TIN LIÊN QUAN

Internet vạn vật sẽ giúp thế giới vượt qua đại dịch COVID-19

Theo các chuyên gia của WEF, không chỉ là cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, Internet vạn vật IoT là con đường để giải quyết những thách thức quan trọng nhất của nhân loại, đặc biệt trong công cuộc đối phó với đại dịch COVID-19 hiện nay.

Thủ tướng chỉ thị triển khai giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 24/CT-TTg về việc đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, giải pháp tổ chức dạy học an toàn, bảo đảm chương trình và mục tiêu chất lượng giáo dục, đào tạo ứng phó với đại dịch COVID-19.

Một số đề xuất đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số phòng chống Covid-19

Ứng dụng khoa học công nghệ KHCN là việc làm cần thiết trong công tác phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong đợt dịch lần thứ 4 vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, việc ứng dụng công nghệ số còn một số bất cập cần được giải quyết.

Ban hành hướng dẫn kỹ thuật về mã QR cá nhân thống nhất toàn quốc

Đây là tài liệu làm cơ sở cho việc phát triển các ứng dụng chống dịch có sử dụng QR Code, đảm bảo việc sử dụng thống nhất, đồng bộ.

Ứng dụng Oxy 247 giúp bệnh nhân Covid-19 tìm giường oxy

Ứng dụng do người Việt Nam phát triển được xây dựng theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM.

Nhanh chóng cập nhật dữ liệu xét nghiệm, tiêm chủng để phòng, chống dịch

Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khi làm việc với lãnh đạo TPHCM, Bộ phận thường trực của Bộ TTTT, sáng 21/9, nhằm rà soát, đánh giá lại việc ứng dụng công nghệ cho công tác phòng chống, dịch COVID-19 trên địa bàn Thành phố.

Hệ thống đám mây giúp xác định các biến thể Covid-19 nhanh hơn

Cộng đồng nghiên cứu dùng nền tảng chuỗi gen, vận hành trên cơ sở hạ tầng đám mây Oracle OCI, để phát hiện và hành động nhanh với các đột biến Covid-19 mới.

Chuyên gia: "Dữ liệu là thách thức lớn nhất khi triển khai thẻ xanh"

Chuyên gia cho rằng các giải pháp công nghệ cần chuyển hướng để phù hợp với tình hình mới và dữ liệu đang là thách thức lớn nhất đối với quá trình này.

THỦ THUẬT HAY

Hướng dẫn kết bạn, xóa bạn trên Steam cho người mới sử dụng

Steam là một nền tảng chơi game trực tuyến phổ biến với hơn 120 triệu người dùng trên toàn thế giới. Với Steam, bạn có thể kết nối và chơi game với bạn bè của mình một cách dễ dàng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ

Cách bật phụ đề trên Google Meet để ngoại ngữ không còn là rào cản

Bật phụ đề trong Google Meet sẽ giúp mọi người trong cuộc họp trực tuyến đến từ nhiều quốc gia dễ dàng theo dõi nội dung hơn. Sau đây là cách bật phụ đề trên Google Meet...

12 Facebook Page hữu ích cho người học tiếng Anh

“Like” và Follow những trang học tiếng Anh này sẽ khiến thói quen lướt Facebook của bạn trở nên vô cùng ý nghĩa.

Tắt Wi-Fi khi kết nối mạng dây trên Windows 10

Giống như hầu hết mọi người, bạn có thể có kết nối Ethernet chuyên dụng và sử dụng cả Wi-Fi ở nhà. Nhưng Wi-Fi gây hao pin, vì vậy bạn nên tắt nó đi khi bạn đang sử dụng mạng dây.

Sự thật khắc nghiệt về học kỹ năng: Muốn trở thành chuyên gia, bạn phải chấp nhận đau đớn

'Thành công qua một đêm' không hề tồn tại. Muốn đạt được sự thành thạo trong bất cứ việc gì, bạn cũng phải trải qua đau đớn và sự kiên gan, bền bị sẽ giúp bạn vượt qua tất cả.

ĐÁNH GIÁ NHANH

Đánh giá camera Google Pixel: tuyệt vời HDR+

Với thuật toán từ HDR+, Google Pixel đã vươn mình trở thành một trong những camera phone có khả năng chụp ảnh tốt nhất thế giới hiện nay

Đánh giá Nvidia GeForce RTX 2080: Hiệu năng tuyệt vời nhưng giá thành đắt đỏ

Giá của RTX 2080 được Nvidia đưa ra là $799 cao hơn khá nhiều so với GTX 1080 khi ra mắt là $549. Tuy nhiên đây là giá của phiên bản Founders (phiên bản cao cấp của GPU của Nvidia). Bạn sẽ tìm thấy các phiên bản khác