Sáng tạo là chìa khóa cần thiết để thành công trên thị trường smartphone, nhưng chỉ sáng tạo thôi là chưa đủ. Trường hợp của LG là minh chứng rõ ràng nhất của điều này.
Đều là những ông trùm công nghệ sừng sỏ của Hàn Quốc, nhưng trên thị trường điện thoại hiện nay vị thế của Samsung và LG hoàn toàn khác biệt. Trong khi Samsung đang bay cao và luôn dẫn đầu về mặt doanh số thì LG ngày càng lao dốc. Điều đáng nói là LG luôn là một tên tuổi sáng tạo không ngừng.
LG Prada
Prada là một trong những đối thủ cạnh tranh của chiếc iPhone thế đầu, tuy nhiên, sản phẩm này của LG chỉ có màn hình 3 inch, hỗ trợ vỏn vẹn 256 ngàn màu – thua xa so với con số 16 triệu màu của màn hình iPhone. Ngoài ra, một điều nữa khiến cho Prada biến mất trên thị trường là việc máy chỉ có bộ nhớ trong 8MB trong khi iPhone lại sở hữu dung lượng lưu trữ lên tới 4GB.
LG Viewty
Điểm nhấn giúp Viewty nổi danh một thời chính là khả năng quay video siêu chậm độ phân giải 320 x 240 pixel tốc độ 120fps. Sản phẩm tiêu thụ được 300.000 máy tại Châu Âu. Thời kì này, LG cùng với Samsung, Nokia và cả Sony Ericsson đang trong cuộc đua nâng cấp camera trên điện thoại hết sức căng thẳng.
LG Renoir
Tới năm 2009, nhà sản xuất xứ Kim Chi trình làng chiếc smartphone Android thế hệ đầu mang mã hiệu GW620 hay còn được biết đến với cái tên Eve hoặc InTouch Max. Tương tự như mẫu điện thoại Android đầu tiên là HTC Dream, Eve cũng sở hữu bàn phím QWERTY trượt ngang sang bên.
LG InTouch Max
Cùng năm 2009, LG tung ra sản phẩm Arena xuất sắc với màn hình độ phân giải đạt ngưỡng 480 x 800, có mật độ điểm ảnh 311 ppi và sử dụng kính cường lực Gorilla Glass. Thiết bị được nhận định là có thiết kế cao cấp, đem tới trải nghiệm cầm nắm sang trọng.
LG Arena
Arena để lại ấn tượng cho người dùng nhờ bộ giao diện đẹp mắt với S-Class Touch UI, thiết kế tab theo phong cách 3D hết sức ấn tượng. Điểm nhấn của LG Arena là thiết bị này cho hỗ trợ đa nhiệm, điều mà đối thủ iPhone lúc ấy vẫn chưa thực hiện được.
LG Chocolate
Nhà sản xuất xứ Hàn từng bắt tay với Microsoft để tung ra dòng điện thoại Chocolate sử dụng hệ điều hành Windows Phone 7. Tuy nhiên, LG ngay lập tức nhận thấy sự xa lánh của người dùng dành cho sản phẩm này.
LG E900 Optimus 7
Bắt đầu từ năm 2010, LG quyết định tập trung vào mảng smartphone chạy Android và bắt tay vào xây dựng thương hiệu điện thoại Optimus.
Optimus 2X
Optimus 2X là chiếc điện thoại thông minh đầu tiên trên thế giới được trang bị bộ vi xử lý hai nhân, đồng thời cũng là sản phẩm đầu tiên hỗ trợ tính năng quay phim độ phân giải Full HD, hỗ trợ cập nhật rất tốt khi trình làng cùng phiên bản Android 2.2 Froyo, sau đó được nâng cấp lên Android 4.0.
Nexus 4
Cuộc hợp tác giữa LG và Google để trình làng sản phẩm Nexus 4 đã giúp nhà sản xuất xứ Hàn tái định nghĩa lại biểu tượng flagship. Nexus 4 được bán ra với mức giá hợp túi tiền, nhưng lại mang cấu hình rất mạnh mẽ vào thời điểm ấy với chip Snapdragon S4 Pro và hỗ trợ sạc không dây chuẩn Qi.
LG G2
Thế hệ flagship tiếp theo, LG quyết định khai tử dòng Optimus để sử dụng tên gọi LG G, thiết bị đầu tiên của dòng máy mới là LG G2 và cũng là sản phẩm thành công rực rỡ nhất series sản phẩm này. Điểm ấn tượng giúp G2 tỏa sáng chính là thiết kế quyến rũ với viền màn hình siêu mỏng, camera tốt.
LG G3
G3 là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên trên thế giới sở hữu màn hình đạt tới độ phân giải QHD 1440p, thậm chí đến tận lúc này, nhiều smartphone vẫn không có được tính năng đó. LG G3 cũng là một sản phẩm thành công rực rỡ nữa của LG khi hãng tiêu thụ tới 10 triệu sản phẩm chỉ trong 1 năm.
LG G4
Để nâng cấp thiết kế và diện mạo cho sản phẩm, LG quyết định cho phép khách hàng thoải mái lựa chọn giữa chất liệu bình thường và vỏ da bắt mắt. Điểm đáng chú ý là cụm cảm biến vân tay đã được LG đưa ra mặt sau máy, cách bố trí khá được ưa chuộng tới thời điểm hiện tại. Đáng tiếc là LG G4 sử dụng con chip Snapdragon 810 với lỗi quá nhiệt nổi tiếng.
LG V10
Với tham vọng tạo ra dòng sản phẩm đối thủ của Galaxy Note, LG tung ra chiếc điện thoại V10vào năm 2015. Máy được thiết kế bền bỉ và ấn tượng theo chuẩn quân đội, gây ấn tượng nhờ màn hình phụ ở phía trên màn hình chính và là một trong những chiếc điện thoại đầu tiên sở hữu camera selfie kép.
Nexus 5 và Nexus 5X
Một lần nữa, LG và Google quyết định bắt tay hợp tác với dự án sản xuất Nexus 5 và Nexus 5X. Trong hai sản phẩm này thì Nexus 5 được thị trường đón nhận nồng nhiệt còn “người anh em” Nexus 5X lại có doanh số tiêu thụ ảm đạm do mức giá cao bất hợp lý.
LG G5
LG G5 là smartphone đánh dấu sức bật sáng tạo lớn nhất của LG khi hãng quyết định mở ra một lối đi riêng với cách thiết kế dạng module, cho phép người sử dụng tháo lắp để thay thế phụ kiện vào máy. Tiếc rằng thiết kế này không thu hút được khách hàng và không để lại ấn tượng về mặt thẩm mĩ.
LG V20
Giữ lại nhiều đường nét ngoại hình của G5, nhưng V20 lại có màn hình phụ và đồng thời là smartphone đầu tiên sở hữu Android 7.0 Nougat trên thế giới.
LG G6 và LG V30
Nếu bạn thắc mắc đâu là chiếc điện thoại sở hữu màn hình tỉ lệ 18:9 đang hết sức phổ biến hiện nay thì câu trả lời chính là LG G6. Tiếc rằng việc G6 không có đột phá gì về ngoại hình khiến sản phẩm này không mấy được lòng người tiêu dùng. Câu chuyện tương tự cũng lặp lại với LG V30.
LG G7 ThinQ và LG V35
Trên những thế hệ smartphone ra mắt gần đây nhất là LG G7 ThinQ cùng LG V35 thì nhà sản xuất Hàn Quốc đã không thể hiện sự sáng tạo như ngày trước. Bản thân chiếc G7 được nhận định là bản nâng cấp của V30 và có thêm thiết kế “tai thỏ”, trong khi V35 lại sử dụng chip tương tự như G7.
AnhNQ
Theo: GSMArena