Apple đang quản lí nghiêm ngặt hơn các bảo mật thông tin người dùng trên iPhone. Những người ngoài sẽ khó mà có được thông tin cá nhân từ iPhone bị khóa nếu không có mật khẩu, kể cả cảnh sát và các cơ quan chức năng.
Theo đó, thay đổi này sẽ cản trở các cơ quan thực thi pháp luật khai thác lỗ hổng để thu thập chứng cứ trong các cuộc điều tra hình sự. Các lỗ hổng sẽ được đóng trong bản cập nhật sắp tới cho phần mềm iOS của Apple.
Sau bản cập nhật, iPhone sẽ không còn dễ bị xâm nhập thông qua cổng Lightning để truyền dữ liệu và sạc các thiết bị. Cổng sẽ vẫn hoạt động sau khi cập nhật, nhưng sẽ tắt dữ liệu một giờ sau khi điện thoại bị khóa nếu không nhập đúng mật khẩu.
Lỗ hổng này đã cung cấp một cách truy cập thông tin cho các nhà chức trách trên khắp nước Mỹ kể từ khi FBI phải thuê một bên thứ ba không xác định vào năm 2016, để mở khóa một chiếc iPhone được sử dụng bởi một kẻ giết người hàng loạt trong vụ xả súng tại San Bernardino trước đó.
FBI đã tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài sau khi Apple từ chối cơ quan này để giúp họ tạo ra một backdoor bảo mật (một phương thức để xâm nhập vào một hệ thống phần cứng hay phần mềm để truy cập hay đánh cắp dữ liệu mà người dùng hệ thống đó không hề hay biết) cho iPhone.
Việc Apple từ chối hợp tác với FBI vào thời điểm đó đã làm dấy lên các luồng tin không hay, một số người cho rằng họ đã vì bảo vệ quyền lợi của khách hàng mà vi phạm các lợi ích an toàn công cộng rộng lớn hơn.
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2016 của Donald Trump, ông đã từ chối việc FBI truy cập iPhone bị khóa của kẻ giết người San Bernardino.
Vào hôm 13/6 vừa qua, Apple đã đóng khung quyết định của mình để thắt chặt hơn nữa an ninh iPhone. Đây là một trong những nỗ lực của công ty nhằm bảo vệ thông tin cá nhân mà khách hàng lưu trữ trên điện thoại của họ.
Giám đốc điều hành của công ty, Tim Cook, đã ca ngợi quyền riêng tư là quyền cơ bản. Ông cũng phản đối việc Facebook và Google khai thác lượng lớn thông tin cá nhân về người dùng dịch vụ miễn phí để bán quảng cáo dựa trên sở thích của họ.
Theo Apple Insider dẫn lại, trong “cuộc chiến” của Apple với FBI vào năm 2016, Cook đã cho rằng những nỗ lực của cục nhằm làm cho Apple thay đổi phần mềm của mình là một “tiền lệ nguy hiểm”.
Apple cho rằng đây sẽ là tiền lệ xấu trong việc bảo vệ sự riêng tư của khách hàng. Khi FBI đã vào được một chiếc điện thoại thì họ có thể dùng các biện pháp án lệ để buộc Apple thực hiện hành động tương tự cho các vụ án trong tương lai. Nguy hiểm hơn, nó có thể bị lợi dụng bởi kẻ xấu để truy cập vào thông tin trên bất kì chiếc iPhone của bất kì ai.
'Chúng tôi liên tục tăng cường bảo vệ an ninh trong mọi sản phẩm của Apple để giúp khách hàng chống lại tin tặc, kẻ trộm thông tin và xâm nhập vào dữ liệu cá nhân của họ', Apple nói: 'Chúng tôi có sự tôn trọng lớn nhất đối với việc thực thi pháp luật và chúng tôi không thiết kế các cải tiến bảo mật để làm thất vọng những nỗ lực để thực hiện công việc của họ'.
Theo các báo cáo phương tiện truyền thông, công ty Cellebrite có trụ sở tại Israel và công ty khởi nghiệp Grayshift của Mỹ đã bán dịch vụ của họ cho các cơ quan thực thi pháp luật đang cố gắng xâm nhập vào các iPhone bị khóa.
Grayshift, được thành lập bởi một cựu kỹ sư của Apple, bán thiết bị trị giá 15.000 đô la được thiết kế để giúp cảnh sát khai thác lỗ hổng bảo mật trong phần mềm hiện tại của iPhone.
Với những quyết định khá táo bạo nhằm bảo vệ quyền lợi và bảo mật thông tin khách hàng như thế này, liệu Apple có gặt hái được thành công, cùng chờ xem nhé.
Nguyễn Nhật