John Giannandrea, cựu giám đốc bộ phận tìm kiếm về trí tuệ nhân tạo của Google đã gia nhập Apple. Sự việc này được The New York đưa tin chỉ một ngày sau khi John Giannandrea thông báo ông đã từ bỏ vai trò của mình tại Google.
Giannandrea là một chuyên gia về machine learning đã gia nhập Google từ năm 2010. Việc chiêu mộ này là một lợi thế to lớn của Apple, khi công ty này đã phải vật lộn trong nhiều năm để đạt được tiến bộ trong các lĩnh vực AI quan trọng như thị giác máy tính và xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Giannandrea sẽ báo cáo công việc trực tiếp với Giám đốc điều hành Tim Cook – người chỉ huy “chiến lược machine learning và AI”, theo tờ Times.
Cả Facebook và Google, và một mức độ nào đó có cả Amazon và Microsoft, đều là các ông lớn về AI. Họ thuê hàng trăm nhà nghiên cứu làm việc trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho việc sản xuất các sản phẩm nội bộ và cộng đồng nghiên cứu về AI nói chung. Dù Apple là công ty đầu tiên khai phá thị trường trợ lý ảo bằng giọng nói với trợ lý ảo Siri nhưng công ty này không có quyền truy cập vào nguồn dữ liệu về AI từ các ông lớn, cũng như không có đủ các tài năng nghiên cứu cũng như các nguồn lực để tiếp cận sự phát triển của AI đến cấp độ như các đối thủ của mình.
Siri vẫn là mớ hỗn độn những câu chuyện cười về sự thiếu tinh tế của AI. Chất lượng của nền tảng Siri vẫn đứng sau Trợ lý ảo của Google – Google Assistant với việc sử dụng một số thuật toán game-changing giống như Google Translate và Google Image Search, đồng thời Siri cũng tụt lại phía sau so với Alexa của Amazon, nhà tiên phong trong ngành công nghiệp thông minh.
Cho đến tháng 12 năm 2016, Apple thậm chí còn cho phép nhân viên của mình xuất bản nghiên cứu về AI, việc các nhà nghiên cứu AI ở mức độ cao nhất tại Facebook và Google vẫn thực hiện. Công ty cũng đã mất nhiều tháng tham gia vào một liên minh nghiên cứu về đạo đức của AI do Google, Amazon, Microsoft, Facebook và IBM đồng sáng lập. Các chuyên gia trong ngành cho rằng cách tiếp cận của Apple trong việc thu thập dữ liệu và bảo mật cho người dùng dù đáng khen ngợi về mặt tư tưởng, nhưng trên thực tế sẽ cản trở khả năng công ty này theo kịp những ông lớn về AI khác tại Thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, với sự tham gia của Giannandrea, Apple có thể tuyển dụng nhiều tài năng cấp cao hơn và cải thiện các thuật toán của Apple, một thành quả mà công ty mong muốn đạt được từ lâu mà không vi phạm những quan điểm nhằm bảo vệ sự riêng tư của người dùng. Tuy nhiên, vì mạng neural – xương sống của các kỹ thuật deep learning đòi hỏi được đào tạo với lượng dữ liệu lớn để có thể phát triển việc tự cải tiến các phần mềm, Apple vẫn gặp bất lợi bởi công ty này chỉ có quyền truy cập vào các dữ liệu công khai có sẵn. Trong khi đó, Facebook và Google vẫn đang vận hành các hoạt động thu thập dữ liệu với quy mô lớn với hàng tỷ người dùng trên toàn cầu.
với sự tham gia của Giannandrea, Apple có thể tuyển dụng nhiều tài năng cấp cao hơn và cải thiện các thuật toán của Apple
Đối với Google, sự ra đi của Giannandrea có thể sẽ không gây tác động lớn tới những nỗ lực phát triển công nghệ AI của Google. Người sẽ thay thế vị trí của Giannandrea tại Google là Jeff Dean, người có thể được xem là một trong những nhân vật tài năng nhất và đáng tin cậy nhất trong lĩnh vực nghiên cứu về AI.
Dean là nhà đồng sáng lập Google Brain, đơn vị nghiên cứu đứng sau một số tiến bộ đáng ghi nhận của lĩnh vực này trong suốt 10 năm qua. Hiện tại, Dean phụ trách toàn bộ những đơn vị AI còn lại của Google đã được tách ra từ nhóm tìm kiếm, tập trung vào việc AI sẽ được triển khai như thế nào trong các sản phẩm và trong các nghiên cứu dài hạn. Facebook gần đây đã thực hiện một cuộc cải tổ tương tự nhằm đưa các đội nghiên cứu và ứng dụng các sản phẩm AI về dưới sự điều hành của một lãnh đạo.
Theo TheVerge