Microsoft đã hành động mà không hỏi ý kiến của người dùng
Đầu tiên phải kể đến thời điểm bắt đầu ra mắt Windows 10, Microsoft đã tự cập nhật phiên bản mới nhất này cho một số thiết bị đang sử dụng Windows 7 và 8.1 mà không hỏi ý kiến của người dùng.
Tất cả các tập tin đã được tải xuống sẵn ở chế độ nền và người dùng chỉ có một lựa chọn là cài đặt. Ngoài ra, Microsoft đã tinh chỉnh ứng dụng Get Windows 10, khiến người dùng không thể click nút X rồi thoát khỏi chương trình nâng cấp tự động. Có nghĩa là Microsoft đã thay mặt người dùng quyết định việc cài đặt Windows 10. Động thái này của Microsoft đã bị người dùng và các quản trị viên CNTT chỉ trích, những việc làm trên giống như một nỗ lực tuyệt vọng nhằm tăng thị phần của Windows 10.
Microsoft đã đưa ra một số cài đặt liên quan đến bảo mật, khiến người dùng nghĩ rằng phía công ty đã theo dõi người dùng mà không thông báo. Microsoft đã đưa ra thông báo để trấn an người dùng một cách sơ sài và sau đó đã gửi đến một bản cập nhật bảo mật mới cho Windows 10.
Cho đến thời điểm hiện tại, Microsoft vẫn tiếp tục làm phiền người dùng bằng cách thúc đẩy họ sử dụng Windows 10. Gần đây, Microsoft đã tự động cập nhật các thiết bị đang sử dụng Windows 10 phiên bản cũ lên Windows 10 Fall Creators Update, ngya cả khi Windows Update đã bị tắt. Người dùng vẫn còn thấy quảng cáo Microsoft Edge xuất hiện trên Desktop để thuyết phục họ sử dụng trình duyệt mới.
Quá nhiều bản cập nhật bị lỗi được gửi đến cho người dùng
Đối với người dùng Windows 10, quá trình cài đặt bản cập nhật tích lũy hàng tháng là một điều tồi tệ. Các bản cập nhật tích lũy mang mục đích làm tăng hiệu suất và ổn định cho thiết bị, nhưng khi cài đặt trên thiết bị của người dùng, chỉ làm trải nghiệm của họ với Windows 10 tệ hơn. Nhiều bản cập nhật còn gây ra mỗi màn hình xanh, hay không thể cài đặt trên thiết bị. Kể từ khi phát hành Windows 10, bất kỳ bản cập nhật tích lũy nào cũng gây ra vấn đề với thiết bị.
Microsoft đã đánh mất niềm tin của người dùng với dịch vụ và thiết bị của họ
Nói chính xác là Microsoft không biết cách lắng nghe người dùng. Ví dụ điển hình nhất là Microsoft Band và Windows Phone, hai sản phẩm được người dùng đánh giá cao nhưng cuối cùng đã bị khai tử do không nhận được sự quan tâm từ chính Microsoft.
Microsoft tung ra Microsoft Band vào tháng 10 năm 2015, được người dùng đánh giá là sản phẩm tiên phong trong thị trường tại thời điểm bấy giờ. Cho đến năm 2018, thiết bị này đã bị khai tử mà không có bất kỳ một thông tin nào được đưa ra.
Windows Phone chính là nguyên nhân khiến người dùng mất lòng tin vào những thiết bị của Microsoft. Microsoft đã mất khoảng hai năm để xác nhận rằng Windows Phone đã chính thức bị khai tử và thậm chí người dùng còn được khuyến nghị chuyển sang sử dụng iPhone hoặc Android.
Vẫn còn đủ thời gian để Microsoft giải quyết tất cả những vấn đề trên, nhưng liệu rằng Satya Nadella có thể nhận ra và thay đổi những sai lầm này hay không?
Ngô Viết Hùng / Via Softpedia