Khi quá trình hỗ trợ chính thức kết thúc, các nhà phát triển không còn quyền yêu cầu thay đổi thiết kế hoặc các tính năng của sản phẩm. Người dùng cũng sẽ không được hỗ trợ miễn phí, mặc dù họ có thể mua dịch vụ mở rộng nếu muốn.
Tuy nhiên, cập nhật bảo mật dành cho người dùng cũng chỉ kéo dài đến khi kết thúc hỗ trợ mở rộng, mà thời hạn dành cho Windows 8.1 hiện tại là 10/1/2023. Windows 8 bản gốc đã nằm ngoài vùng hỗ trợ chính thức vào tháng 1/2016.
Quá trình hỗ trợ chính thức cho Windows 10 sẽ kết thúc vào ngày 13/10/2020, còn hỗ trợ mở rộng dự kiến chấm dứt vào ngày 14/10/2025.
Microsoft và hầu hết người dùng sẽ không mấy làm phiền lòng khi bỏ lại Windows 8 và 8.1 đằng sau lưng. Điều này hoàn toàn dễ hiểu nếu chúng ta phân tích kỹ về lịch sử hình thành và phát triển của hệ điều hành mới chỉ có 5 năm tuổi đời và hiện tại số người vẫn còn đang sử dụng là rất ít.
Theo dữ liệu từ NetMarketShare, các máy tính chạy Windows 8 và 8.1 chiếm khoảng 7% số thiết bị truy cập internet vào cuối năm ngoái, chỉ nhiều hơn một chút so với Windows XP vốn lần đầu tiên được bán ra vào tháng 10/2001, nghĩa là cách đây những 17 năm.
Nguyên nhân chính dẫn đến con số ít ỏi ấy là do Microsoft đã cung cấp một bản cập nhật miễn phí cho Windows 10 và được nhiều người dùng Windows 8 lẫn Windows 8.1 sẵn sàng nâng cấp.
Windows 8 đã đi quá xa và không có cơ hội để quay lại
Windows 8 ra mắt vào tháng 10/2012 với một giao diện đầy màu sắc. Đây là một canh bạc rất lớn, nhưng Microsoft tin rằng đó là điều họ phải làm lúc bấy giờ. Sự thành công của điện thoại thông minh và máy tính bảng đã làm máy tính cá nhân truyền thống trở nên lỗi thời, và Microsoft cần cho thấy Windows có thể đổi mới nền máy tính để bàn đang ngày càng suy yếu.
Đó là thời điểm “đánh cược cả công ty” theo lời cựu CEO Steve Ballmer. Và ở canh bạc ấy, họ đã thua.
Giao diện Windows 8 không gây ấn tượng với người dùng
Người dùng và doanh nghiệp nhận thấy Windows 8 đã đi quá xa: Những thay đổi về giao diện và trải nghiệm của hệ điều hành, đặc biệt là gỡ bỏ nút Start quen thuộc và không mở ra giao diện Desktop khi khởi động đã khiến nhiều người kinh ngạc.
Giao diện mới được một nhà phê bình mô tả là “thảm họa thiết kế”, trong khi những người khác cho rằng Windows 8 có ít lợi ích rõ ràng hơn so với Windows 7 quen thuộc.
Microsoft đã phải vật lộn để đưa ra câu trả lời. Một năm sau, Windows 8.1 cập bến với nút Start được khôi phục. Tuy nhiên, mặc dù hãng nỗ lực khuyến khích và thu hút người dùng nâng cấp, Windows 8.1 vẫn không bao giờ có thể bắt kịp Windows 7 – phiên bản phổ biến nhất của Windows cho đến ngày nay.
Windows 7 vẫn được ưa chuộng hơn Windows 8 và 8.1
Đến bây giờ, các thay đổi về thiết kế được giới thiệu trong Windows 8 vẫn tiếp tục hiện diện dưới dạng sửa đổi trên Windows 10, phiên bản đang được người dùng cài đặt khá nhiều.
Mặt khác, chúng ta cần biết rằng, việc sử dụng giao diện ô gạch đã làm ngôn ngữ thiết kế của Windows trở nên giống với smartphone và tablet, 2 thiết bị di động thuộc loại phổ biến nhất hiện nay.
Do đó, những cải tiến ở Windows 8 có thể đã giúp ích cho Microsoft về lâu dài, nhưng trong ngắn hạn, phát hành phiên bản này dường như là một chiến lược không mấy thành công của nhà sáng lập hệ điều hành Windows.
Tech Funny