Bên cạnh những xu hướng bùng nổ thì trong năm qua vẫn còn một số công nghệ bị khai tử do không đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
1. Windows Vista
Windows Vista là một trong những phiên bản Windows thật vọng nhất của Microsoft. Chả thế mà hãng đã chính thức khai tử Win này vào ngày 11/04 sau 10 năm ra mắt. Microsfot đã ngừng cập nhật tính năng quản lý tài khoản và chương trình quản lý bản quyền số DRM. Do đó, nếu người dùng tiếp tục sử dụng Windows Vista sẽ rất dễ bị tấn công. Trong khi đó, phiên bản Windows 7 kế nhiệm vẫn được hỗ trợ và đến tháng 1/2020 mới bị khai tử.
2. Windows 10 Mobile
Nối tiếp trong danh sách này của Microsoft là Windows 10 Mobile. Vào tháng 10/2017, vị phó chủ tịch Microsoft là Joe Belfiore chính thức tuyên bố phiên bản này sẽ không được cập nhật thêm bất kỳ tính năng nào nữa. Windows 10 Mobile đã không đáp ứng được nhu cầu của người dùng và nhà phát triển ứng dụng, thậm chí ông còn dành cho Android những lời khen ngợi có cánh. Microsoft cho biết họ đang có kế hoạch phát triển hệ điều hành dùng chung cho cả điện thoại và máy tính.
3. iPod Nano và iPod Shuffle
Cuối cùng, Apple cũng chính thức khai tử iPad Nano và iPod Shuffle vào tháng 7/2017 sai nhiều năm khai tử iPod Classic. Hiện iPod Touch là thiết bị duy nhất còn tồn tại trong dòng iPod, tuy nhiên nó giống một chiếc máy đa phương tiện hơn là một máy nghe nhạc thông thường. Như vậy, thị trường máy nghe nhạc sẽ là mảnh đất màu mỡ cho những cái tên vô danh như Hotechs hay ViWoo.
4. Amazon Underground
Amazon đã chính thức đóng cửa chương trình Undergound sau 2 năm miễn phí tải xuống và tặng vật phẩm cho người chơi. Hãng cho biết nếu người chơi không sử dụng thiết bị của Amazon thì không thể truy cập được vào Undergound. Trong trường hợp dùng một thiết bị của hãng như Fire thì bạn có thể truy cập vào chương trình tới năm 2019. Ý định ban đầu của Amazon là muốn Uderground trở thành sự lựa chọn thay thế cho Play Store của Google. Nhưng, nếu không được cung cấp nội dung miễn phí thì nhiều người không tha thiết với cửa hàng ứng dụng như Underground.
5. Microsoft Kinect
Microsoft tiếp tục khai tử sản phẩm tiếp theo của mình là thiết bị ngoại vi Kinect vào tháng 10 vừa qua. Tuy là phụ kiện game bán chạy nhất lịch sử nhưng nó lại không kết hợp tốt với Xbox One như mong đợi. Nguyên nhân thất bại của sản phẩm này có lẽ nằm ở việc người dùng lo ngại về sự riêng tư bị xâm phạm, khi mà camera của Kinect luôn lắng nghe mọi cuộc trò chuyện của họ thông qua tính năng “always listening”.
Tuy đã khai tử nhưng công nghệ của Kinect vẫn được hãng ứng dụng vào tai nghe thực tế ảo Hologens, trợ lý ảo Cortana hay Windows Hello.
6. Groove Music Pass
Microsoft chính thức xóa sổ dịch vụ nghe nhạc của mình mang tên Groove Music vào ngày 31/12 vừa qua, sau một thời gian dài gắn bó với những dịch vụ âm nhạc trực tuyến từ Zune Music Pass vào năm 2010 sau đổi thành Xbox Music Pass và cuối cùng là là Groove Music vào năm 2015. Hãng đã không chăm sóc cho mảng này và người dùng có các tùy chọn tốt hơn như Spotify. Có lẽ đây là nguyên nhân chính làm cho Groove Music bị khai tử.
7. Google Talk
Sau 12 năm ra mắt, cuối cùng dịch vụ nhắn tin Google Talk đã bị khai từ vào tháng 6 vừa qua. Những người dùng Google Talk sẽ được chuyển sang dịch vụ Hangouts, nhưng vẫn có thể chọn giao diện Google Talk nếu muốn. Việc đóng cửa dịch vụ này cũng giúp Google lược bớt được một trong số quá nhiều ứng dụng nhắn tin như Hangouts, Allo, Android Messenger hay Duo.
8. Jawbone
Tuy sở hữu số vốn lớn lên tới 900 triệu USD nhưng Jawbone vẫn phải tuyên bố từ bỏ thị trường thiết bị đeo trong năm vừa qua. Bởi các sản phẩm của hãng có sự chậm trễ trong việc theo dõi nhịp tim, khiến hãng không thể cạnh tranh với các đối thủ đến từ Fitbit, Apple hay Samsung.
9. Amazon Cloud Drive
Amazon đã không đưa ra bất kỳ lời giải thích nào khi khai tử gói lưu trữ không giới hạn này. Nhưng có lẽ cũng giống như các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây khác, hãng không muốn phải gánh thêm chi phí lưu trữ dữ liệu cho người dùng. Vì vậy, từ tháng 6/2017, Amazon sẽ tính phí 60 USD cho mỗi terabyte dữ liệu và người dùng có 60 ngày để trả tiền hoặc chuyển dữ liệu của mình đi nơi khác.
10. Ubuntu cho điện thoại
Công ty phát triển hệ điều hành Linux Ubuntu – Canocial đã quyết định dừng phát triển giao diện Unity cho điện thoại sau nhiều năm cố gắng. Dự kiến trong năm sau, công ty sẽ chuyển về giao diện Gnome như trước và tập trung phát triển dịch vụ lưu trữ trực tuyến và các ứng dụng Internet of Things.
Đây rõ ràng là tin mừng với người dùng Linux vì công ty sẽ dành nhiều thời gian để phát triển hệ điều hành cho máy tính vào năm 2018.
Duyên
Nguồn: pcworld.com