Khi truyền thông thế giới cố gắng “moi móc” từng chi tiết dù là nhỏ nhất của những chiếc iPhone mới, những công nhân trong nhà máy lắp ráp iPhone thực tế đã biết rất nhiều điều về những thiết bị này.
Dejian Zeng, một sinh viên theo học Đại học New York, đã dành 6 tuần làm việc tại nhà máy iPhone Pegatron ở Thượng Hải. Anh chàng này đã có những chia sẻ thú vị về cách Apple áp dụng để ngăn không cho những rò rỉ về iPhone 7 bị tuồn ra ngoài.
Đây là Dejian Zeng, người từng dành 6 tuần trong một nhà máy sản xuất iPhone.
“Công nhân không thể nào chụp hình hay mang bất kì linh kiện nào ra ngoài được. Công nhân ở đây ai cũng biết iPhone phổ biến tới mức nào ở Trung Quốc. Và khi chúng tôi bắt đầu sản xuất iPhone 7, rất nhiều người cảm thấy “ngầu” vì họ được thấy sản phẩm trước khi nó được công bố,” Zeng nói. Thanh niên trẻ tuổi chia sẻ thêm rằng ban đầu anh tham gia sản xuất iPhone 6s. Tuy nhiên trong khoảng thời gian này, nhà máy đã băt sđầu phát triển một khu vực cho dây chuyền iPhone 7 và “họ dùng một chiếc rèm to để che mọi thứ.”
Nhân viên cần quẹt thẻ để vào nhà máy nhưng đây không phải là bước an ninh duy nhất.
Vì lý do này, ngay cảm khi ở trong cùng một khu làm việc, các công nhân cũng không thể thấy gì. Sau đó, các công nhân được chuyển sang một khu vực nhà máy khác để làn việc bởi nhà máy cần nâng cấp thêm cả những cơ sở vật chất mà họ đang dùng để sản xuất iPhone 6s. Một thời gian ngắn sau, trở lại nhà máy, công nhân đã thấy dây chuyển iPhone 7 sẵn sàng.
“Chúng tôi có những căn phòng để thay đồ, cất điện thoại, chìa khóa hay tất cả đồ kim loại. Chúng tôi cần quẹt thẻ và hị còn nhận diện khuôn mặt nữa. Sau khi vào, bạn cần xếp hàng để đi qua máy dò kim loại,” sinh viên NYU chia sẻ. Thế nhưng, anh cho biết đó là những thủ tục an ninh đối với sản xuất iPhone 6s. Khi bắt đầu sản xuất iPhone 7, mọi thứ được thắt chặt hơn.
Khó nhân viên nào có thể mang theo điện thoại hay máy ảnh vào bên trong nhá máy. Những gì họ chia sẻ với truyền thông nếu có sau đó đều dựa vào mô tả và trí nhớ.
“Có tới hai máy dò kim lại với độ nhạy được tăng lên. Ví dụ như một số nữ công nhân mặc áo ngực có kim loại cũng bị phát hiện. Sẽ có những ngày họ không thể đi qua cửa an ninh và phải quay về thay đồ. Bên trong nhà máy, không một loại kim loại nào được hiện diện,” anh chia sẻ thêm.
Vì thế, Dejian Zeng cho rằng công nhân không thể mang máy ảnh hay điện thoại theo. Thế nhưng những quản lý cấp cao có thể mang theo điện thoại và đây có thể là cách những bức hình lộ ra. “Thế nhưng mỗi khi đi qua máy dò kim loại, bảo vệ sẽ yêu cậu họ mở sáng màn hình điện thoại để kiểm tra với nghi ngại ai đó có thể mang theo một chiếc iPhone mới ra ngoài và che giấu bằng một chiếc ốp lưng.”
Theo Zeng, trong 6 tuần anh làm việc tại nhà máy, anh nhận thấy Apple trực tiếp kiểm tra từ 2 đến 3 lần.
Cuối cùng Dejian Zeng chia sẻ về những lần Apple trực tiếp xuống nhà máy để kiểm tra. “Mỗi lần như thế, quản lý cực kì lo lắng. Họ nói với chúng tôi phải làm đúng quy trình, ngồi thẳng và không nói chuyện.”
Với những chia sẻ thú vị này, có thể bạn cũng đã phần nào hình dung được sự chặt chẽ và bảo mật để khắc nghiệt để bảo vệ những chiếc iPhone mới.