Việt Nam được xem là một trong các quốc gia có mức độ chấp nhận tiền điện tử cao. Tuy nhiên, tiền điện tử tại Việt Nam lại chưa được công nhận chính thức và có các khung pháp lý rõ ràng. Vậy chính phủ các nước đang xử lý những vấn đề liên quan đến tiền điện tử thế nào? Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu xem thị trường tiền điện tử năm 2023 có gì nổi trội.
Tình hình thị trường tiền điện tử nửa đầu 2023
Năm 2022 thị trường có nhiều chuyển biến mạnh, tạo ra bong bóng đẩy giá trị của tiền điện tử tăng vọt. Do đó, thị trường buộc phải tự điều tiết để về lại mức cân bằng cho chu kỳ mới. Dưới đây là tình hình chung về thị trường cũng như một số xu hướng, hành động mới của Nhà nước với tiền điện tử.
Tình hình chung
Năm 2023, mức tổng vốn hóa trên thị trường tiền mã hóa đã tăng lên 1200 tỷ đô la Mỹ, tăng khoảng 55% tính từ đầu năm nay. Các đồng tiền điện tử đều có biến động mạnh. Điển hình là trước khi nâng cấp Shapella của Ethereum, đồng Bitcoin đã phá vỡ ngưỡng 3 nghìn đô la Mỹ.
Năm 2023 được xem là một giai đoạn nền tảng tiền để cho chu kỳ phát triển tiếp theo của tiền điện tử. Đầu năm tình hình thị trường tiền ảo ảm đạm, nhưng sẽ có xu hướng tăng giá lại vào giữa năm nay.
Nền tảng phân tích Messari, đã đưa ra phân tích về năm 2023 chính là thời điểm tuyệt vời để chuẩn bị và xây dựng các dự án. Sự phát triển crypto - tiền điện tử là điều chắc chắn dù cho hiện tại thị trường không mấy sôi động. Sắp tới khi thị trường kinh tế vĩ mô phục hồi sau suy thoái, thị trường tiền ảo cũng sẽ có chuyển biến tốt đẹp.
Lĩnh vực nào sẽ được rót vốn?
Sàn giao dịch Crypto.com có nhận định rất tích cực về lĩnh vực GameFi và Soulbound tokens: “Lượng người sở hữu crypto toàn cầu dự đoán đạt mức 600-800 triệu người. Lĩnh vực GameFi được xem là vô cùng tiềm năng với nhiều dự án đạt chất lượng AAA, đem lại trải nghiệm mới cùng hiệu suất cao.”
Coinbase - công ty tài chính công nghệ nổi tiếng cũng nhấn mạnh về đồng Bitcoin, Ethereum và NFT cùng ứng dụng của chúng. Sàn này nhận định, năm 2023, các loại tài sản có cấu trúc token bền vững, hệ sinh thái trưởng thành và thanh khoản cao như Bitcoin, Ethereum sẽ được các nhà đầu tư rót vốn nhiều hơn.
Cuối năm 2023 có thể ghi nhận thêm sự tham gia của nhiều quốc gia và nhà đầu tư vào thị trường này. Dự báo giá BTC có thể giảm từ 10 - 12.000 đô la Mỹ vào quý 1 nhưng sẽ về lại mức 30.000 đô la vào giữa năm. CoinMarketCap cho biết, vào ngày 22/6 giá Bitcoin đang giao dịch lượn vòng quanh mốc 30.153 USD/BTC.
Bên cạnh đó, lượng người chơi các thể loại game Web3 qua tiền điện tử hàng tháng sẽ tăng từ 2 triệu lên 20 triệu. Điều này xảy ra là do sự xuất hiện của các game xếp hạng AAA. Các công ty liên tục tuyển nhân sự làm game và quỹ đầu tư cũng tăng cường rót vốn hơn cho game Web3 như Bet999.io.
Sự quan tâm của chính phủ tới thị trường tiền điện tử?
Chính phủ đứng trước thị trường tiền điện tử đầy tiềm năng, cũng nhiều biến động sẽ có hành động gì? Hãy cùng tìm hiểu về sự quan tâm của chính phủ tới thị trường điện tử ngay sau đây.
Trên thế giới
Hiện nay, thái độ của chính phủ với tiền điện tử đã cởi mở hơn trước, không còn thái độ tiêu cực bài xích. CoinMarketCap công bố dữ liệu ngày 25/3/2023 cho thấy, lượng giao dịch tiền điện tử toàn cầu lên tới hơn 50 tỷ đô chỉ trong 24h. Do đó, rất nhiều nhà đầu tư muốn tham gia rót vốn, nhưng do còn vướng mắc về pháp lý khiến việc đầu tư không suôn sẻ.
Không thể chối bỏ xu hướng phát triển blockchain, nhiều Chính phủ đang có hành động tích cực. Tiên phong là Anh, trong những tháng đầu năm 2023, nước này đã cho phép cung cấp stablecoin - một loại tiền mã hóa, cho hệ thống 18.000 cây ATM trên cả nước. Pháp đã ban hành dự luật thị trường tài sản tiền mã hóa MiCA - có hiệu lực dự kiến vào 2024. Tại châu Á, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa đồng tiền mã hóa vào dự tính, chuẩn bị lưu hành.
Có thể thấy, năm 2023 chính là bước đệm cho sự hình thành của các chính sách cũng như hệ thống pháp lý về tiền điện tử hay công nghệ chuỗi Blockchain. Chính phủ các nước trên thế giới đều đang tức tốc nghiên cứu để đưa ra chính sách ổn định thị trường, bảo vệ tất cả nhưng người đang tham gia thị trường tiếng ảo.
Tại Việt Nam
Việt Nam đang có số lượng người sở hữu tiền điện tử lên tới hơn 16 triệu người. Đặc biệt, người Việt còn nắm nhiều tiền ảo đứng thứ 2 tại ASEAN. Những con số trên đã chứng minh cho sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tiền ảo tại Việt Nam.
Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam vẫn chưa có động thái, hay chuẩn bị cách khung pháp lý để điều chỉnh hoạt động của thị trường này. Điều này, không chỉ gây tổn thất cho người đầu tư tiền ảo tại Việt Nam mà cũng khiến Nhà nước thất thu nhiều khoản thuế, phí.
Theo ông Đào Tiến Phong - CEO hãng luật Investpush Legal cho biết, năm 2023 là năm mà các chính phủ cần chạy đua thật nhanh. Khung pháp lý về tiền điện tử phải sớm được ra đời để định hướng thị trường, giảm các ảnh hưởng tiêu cực khi chưa có chế tài quản lý. Nếu thị trường tiền ảo tại Việt Nam ngày một phát triển hơn nữa, chắc chắn Nhà nước sẽ gấp rút đưa ra các khung pháp lý thí điểm trong thời gian tới.