Nhật Bản có thể không hoàn toàn là cường quốc tiền điện tử mà thế giới vẫn nghĩ.
Một nghiên cứu sâu của CoinDesk đã tìm thấy những sai sót về phương pháp luận trong dữ liệu trao đổi Bitcoin được trích dẫn rộng rãi, có vẻ như đã phóng đại tầm quan trọng của đồng Yên Nhật như một cặp giao dịch.
Phân tích dữ liệu giao dịch của chúng tôi được thu thập từ ngày 26-30/07 cho thấy rằng đồng đô la Mỹ, chứ không phải đồng Yên, mới là đồng tiền chủ yếu được giao dịch với Bitcoin với biên độ rộng.
Hiện tại, các trang phân tích CryptoCompare và Coinhills đều cung cấp phân tích giao dịch Bitcoin bằng cặp tiền tệ và cho đến gần đây dữ liệu từ cả hai trang web cho thấy hơn 50% giao dịch Bitcoin được tính bằng đồng Yên Nhật.
Vấn đề là ở chỗ, phần lớn các giao dịch bằng đồng Yên không phải là giao dịch “giao ngay” của Bitcoin thực tế đối với đồng Yên. Thay vào đó, chúng là các sản phẩm phái sinh: các hợp đồng chuyển hoá giá trị của chúng từ hiệu suất của một tài sản cơ bản.
Hay nói cách khác, các bên tham gia vào các giao dịch này đang đặt cược vào giá Bitcoin, nhưng không có Bitcoin thực sự đang được “thay tay đổi chủ”. Mặc dù vốn dĩ các hợp đồng này không có gì sai trái, nhưng khối lượng giao ngay và phái sinh bị trộn lẫn với nhau một cách chọn lọc có thể vẽ nên một hình ảnh gây hiểu lầm.
Cụ thể, Coinhills và CryptoCompare, dữ liệu của hai trang này được trích dẫn bởi các trang báo lớn như Bloomberg và Tạp chí Wall Street, mà không phân biệt giữa khối lượng giao ngay và khối lượng phái sinh của Bitflyer – sàn giao dịch lớn nhất Nhật Bản. Nói cách khác, cả hai loại giao dịch này đều được tính vào tổng khối lượng cho hoạt động giao dịch Bitcoin-Yên.
Tuy nhiên, tính toán của họ đã loại trừ các thị trường phái sinh bằng đô la tương đương, chẳng hạn như trên Bitmex.
Kết quả là, tổng số Yên và tổng số đô la không phải là một so sánh hợp lý giữa hai thứ giống nhau, bởi vì trong tổng số Yên có tính đến cả các giao dịch phái sinh, nhưng tổng số đô la thì không.
Sau khi chỉnh sửa cho việc xếp hạng sai, dữ liệu được biên dịch bởi CoinDesk đã vẽ lại một bức tranh hoàn toàn khác biệt.
Đúng là Nhật Bản vẫn là một điểm nóng toàn cầu về sự quan tâm đối với tiền điện tử, một phần nhờ vào một đạo luật có hiệu lực vào đầu năm ngoái công nhận Bitcoin là phương tiện hợp pháp và điều tiết các sàn giao dịch của đất nước. Và phân tích CoinDesk cũng chỉ bao gồm một khoảng thời gian năm ngày, vì vậy nó không phải là bằng chứng kết luận rằng đồng đô la Mỹ củng cố hầu hết các giao dịch tiền điện tử.
Tuy nhiên, sau khi CoinDesk liên lạc với CryptoCompare, thì trung tâm dữ liệu này đã thay đổi phương pháp luận của nó, và dữ liệu của CryptoCompare bây giờ cho thấy đồng đô la đang giao dịch vượt trội so với đồng Yên.
Hơn nữa, sự mâu thuẫn trong cách các loại giao dịch khác nhau được tính trên các sàn giao dịch và các kết quả cực kỳ khác nhau khi chúng được xử lý dữ liệu xong, đã nhấn mạnh tình trạng non trẻ của các thực tiễn về dữ liệu của ngành công nghiệp tiền điện tử.
Chi tiết phản lại
Như đã đề cập đến ở trên, các vấn đề với dữ liệu hiện có sẵn xuất phát từ việc phân loại các thị trường giao dịch khác nhau của Bitflyer.
Bitflyer xử lý cả giao dịch giao ngay và giao dịch phái sinh, nhưng quy mô tuyệt đối của các giao dịch phái sinh này có thể bóp méo dữ liệu thị trường.
Trong khoảng thời gian ghi nhanh của CoinDesk, dịch vụ phái sinh Lightning FX của Bitflyer mỗi ngày đã xử lý tương đương gần 2 tỷ USD cho các giao dịch bằng đồng Yên. Các giao dịch phái sinh này chiếm tới 90% các giao dịch bằng đồng Yên được quan sát bởi CryptoCompare và 85% giao dịch đồng Yên của Coinhills.
Việc tính đến cả khối lượng phái sinh thực ra sẽ không phải là vấn đề nếu CryptoCompare và Coinhills cũng tính các thị trường phái sinh bằng đô la khi kiểm đếm tổng khối lượng. Song họ lại không làm thế.
Bitmex, thị trường phái sinh bằng đồng đô la lớn nhất, gần đây đã lập kỷ lục với hơn 8 tỷ USD các hợp đồng được giao dịch trong một khoảng thời gian 24 giờ (23-24/07), làm giảm khối lượng của Bitflyer. Các giao dịch phái sinh này không được tính đến khi CryptoCompare và Coinhills đo lường tổng giao dịch USD-BTC.
Để tạo ra sự so sánh cân bằng hơn về hoạt động giao dịch toàn cầu, CoinDesk đã nhanh chóng chụp lại ảnh của cả thị trường giao ngay (loại trừ tất cả giao dịch phái sinh) và toàn bộ thị trường (bao gồm tất cả giao dịch giao ngay và khối lượng đồng đô la, đồng Yên tại bốn sàn giao dịch phái sinh lớn: Lightning FX của Bitflyer, Bitmex, CME và Cboe).
Cả hai thước đo này đều chỉ ra rằng đồng đô la Mỹ chiếm ưu thế trên toàn thế giới, cùng với đó, đồng Yên đứng thứ hai.
Ví dụ, đồng đô la chỉ chiếm 17% trong tính toán của CryptoCompare và 21% trong số liệu của Coinhills cho năm ngày nói trên trong tháng Bảy. Ngược lại, trong bức ảnh chụp màn hình của CoinDesk, đồng đô la chiếm 56% giao dịch thị trường giao ngay và 68% tổng giao dịch khi bao gồm các thị trường phái sinh lớn toàn cầu.
Ngụ ý về quy định
Những phát hiện đáng chú ý là thị trường giao ngay đặc biệt liên quan đến mối lo ngại của các quan chức về khả năng sử dụng tiền điện tử một cách bất hợp pháp.
Bất kỳ những kẻ nào cố gắng tận dụng những lợi ích xấu hiện nay đều phải dựa vào giao dịch giao ngay để chuyển đổi tiền điện tử thành tiền tệ fiat.
Vai trò của đồng đô la trong hệ sinh thái giao dịch này góp phần mở rộng phạm vi tiếp cận của chính phủ Hoa Kỳ. Cũng giống như sự ưu việt của đồng đô la trong hệ thống tài chính quốc tế đã giúp các nhà quản lý Hoa Kỳ sử dụng đòn bẩy cần thiết để hình thành các hoạt động phòng chống rửa tiền toàn cầu (AML) vào ngày 09/11. Vì thế, tầm quan trọng của đồng đô la trong thương mại tiền điện tử toàn cầu có thể cung cấp cho họ ảnh hưởng từ xa khi các chính phủ trên khắp thế giới vẫn đang “nghiền ngẫm” các khuôn khổ pháp lý mới cho tiền điện tử.
Ví dụ, các quan chức Nhật Bản đã dẫn đầu trong việc thúc đẩy các tiêu chuẩn AML cho tiền điện tử toàn cầu tại các diễn đàn quốc tế như G20 và Lực lượng Đặc nhiệm Tài chính, nhưng sự thống trị liên tục của đồng đô la trong các giao dịch tiền điện tử có thể truyền cảm hứng cho sự hiện diện tích cực hơn của Hoa Kỳ.
Yaya Fanusie, giám đốc phân tích tại Cơ quan tài chính chuyên giám sát và áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế của Mỹ – U.S. Center on Sanctions and Illicit Finance và cũng là đồng tác giả của một báo cáo về rửa tiền bằng Bitcoin, nói với CoinDesk:
“Nếu giả định của bạn là chính xác và đồng đô la trên thực tế chiếm ưu thế trên các sàn giao dịch tiền điện tử toàn cầu, dữ liệu này có thể thúc đẩy các nhà quản lý của Hoa Kỳ đóng một vai trò tích cực hơn”.
Sự tràn ngập ghê gớm của dữ liệu
Công bằng mà nói, sự bất định, tính phức tạp và không ngừng khuấy động của thị trường giao dịch khiến các trang web phân tích như CryptoCompare, Coinhills và những trang khác cũng đang phải vật lộn để theo kịp. Trong môi trường như vậy, sự sai sót chắc chắn sẽ xảy ra, ngay cả với dữ liệu từ các sàn giao dịch lớn, được quản lý cao độ như Bitflyer.
Khi được liên lạc về việc bao gồm dữ liệu phái sinh của Bitflyer, cả CryptoCompare và Coinhills đều thừa nhận rằng dữ liệu từ thị trường phái sinh Lightning FX của Bitflyer là nguyên nhân gốc rễ của sự thống trị của đồng Yên mà họ quan sát thấy.
Constantine Tsavliris, một nhà phân tích tại CryptoCompare, nói với CoinDesk:
“Chúng tôi hiện đang tính số lượng Lightning FX của Bitflyer và cảm ơn bạn rất nhiều vì đã chỉ ra điều này. Chúng tôi dự định sẽ loại trừ khối lượng tương lai của Bitflyer khỏi tính toán của chúng tôi vào cuối tháng này”.
Sau đó, CryptoCompare, mới đây đã công bố một quan hệ đối tác dữ liệu với Thomson Reuters, thực sự đã xóa dữ liệu thị trường phái sinh của Biflyer khỏi các tính toán của họ.
Một đại diện của Coinhills cho biết công ty đang khám phá thêm các thị trường phái sinh lớn khác như Bitmex.
Mặc dù ngành công nghiệp này vẫn đang tiếp tục trưởng thành qua từng ngày, nhưng nó vẫn là miền Tây hoang dã đối với tất cả các nhà quan sát hy vọng sẽ thu thập được một hình ảnh rõ ràng về thị trường trao đổi tiền điện tử.