12 sĩ quan quân đội Nga đã bị cáo buộc rửa tiền khi sử dụng Bitcoin để che giấu sự dính líu của họ trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.
Mọi chuyện khởi nguồn từ tháng 07/2016, khi Uỷ ban Quốc gia của Đảng Dân chủ (DNC) tuyên bố đã bị hack bởi hai nhóm tin tặc Nga, mang tên “Gấu Fan xì” và “Gấu ấm cúng”. Chúng được cho là đã xâm nhập vào hệ thống của DNC và chia sẻ hàng nghìn email mật với “Gucifer 2.0”, một tin tặc người Romania. Một vài ngày sau, toàn bộ chỗ email kia được đăng tải lên WikiLeaks.
Cuộc điều tra của công tố viên Mueller chỉ ra 12 cá nhân Nga có liên hệ với vụ tấn công
Sau một nỗ lực điều tra lãnh đạo bởi Công tố viên đặc biệt Robert Mueller, 12 sĩ quan của quân đội Nga giờ đã bị Mỹ nêu danh trong một bản cáo trạng. Có vẻ như nhóm này đã cố gắng phá hoại cuộc bầu cử, thậm chí còn tính đến chuyện tấn công vào các uỷ ban bỏ phiếu của từng bang, các nhà cung cấp phần mềm bầu cử và thư ký của các bang. Tuy nhiên, cuộc điều tra lại không đề cập đến khả năng liệu tin tặc đã có thể “thay đổi” kết quả bỏ phiếu.
Nhiều nhân vật bị cáo buộc là thành viên của GRU, cơ quan tình báo nước ngoài lớn nhất của Liên bang Nga. Chưa hết, công cụ được chúng sử dụng để tấn công cũng đã được liên kết với các vụ hack có “dấu tay” khác của GRU. Cụ thể, 12 sĩ quan được báo cáo là sử dụng chiến thuật tấn công spear-phising với sự hỗ trợ của một phần mềm mang tên “X-Agent”.
X-Agent, hay còn được gọi với cái tên “Sofacy”, là một công cụ dùng để xâm nhập các smartphone iOS hoặc Android. Một khi đã được tải về thiết bị, thì nó sẽ có thể tự động kích hoạt microphone của điện thoại và bí mật ghi lại âm thanh, đồng thời lưu giữ thông tin từ tin nhắn, danh bạ, ảnh, các app khác, trạng thái Internet, dữ liệu vị trí địa lý cùng các tiến trình khác mà smartphone đang khởi chạy.
Bọn tin tặc nghĩ Bitcoin có thể giúp chúng duy trì tính ẩn danh
Tại một thời điểm nào đó, nhóm hacker đã quyết định mua một ít Bitcoin để phục vụ cuộc tấn công. Sử dụng đồng tiền điện tử này, chúng đã mua các cơ sở hạ tầng, như là server, và hy vọng bản chất ẩn danh của tiền số sẽ giúp che giấu được mọi hành tung. Song, mọi chuyện vẫn bị điều tra ra, và những tin tặc Nga này giờ còn bị kết thêm tội rửa tiền bên cạnh cáo buộc gián điệp và tấn công mạng.
Thứ trưởng Bộ Tư pháp Hoa Kỳ Rod Rosenstein phát biểu trong cuộc họp báo công bố vụ việc:
“Miễn là chúng ta tiếp tục đồng lòng thực hiện đúng theo các giá trị đã được khắc ghi trong hiến pháp, thì chúng sẽ không tài nào có thể thành công. Chiến tranh gián điệp sử dụng công nghệ hiện đại sẽ không thể nào tổn hại đến danh dự, phẩm hạnh và sự đoàn kết của người dân Mỹ”.
Hành động của bọn tin tặc ở trên đã xác nhận nỗi lo sợ của nhiều người: tiền điện tử có thể được dùng để tài trợ cho các cuộc tấn công mạng. Song, vụ việc lần này đã cho thấy, tiền điện tử cũng không thể giúp bạn che giấu hành vi sai trái, đặc biệt là khi đồng tiền bạn sử dụng cũng không hoàn toàn ẩn danh.
Cáo trạng trên là chỉ là diễn biến mới nhất trong cuộc điều tra chính trị rộng lớn hơn về khả năng can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ 2016 và sự dính líu của các thành viên của uỷ ban tranh cử của Tổng thống Donald Trump.
Công tố viên Robert Mueller, cựu giám đốc FBI, là người được chỉ định đứng đầu cuộc điều tra đặc biệt này, vốn đã thu hút rất nhiều chỉ trích từ Trump, người luôn phủ nhận có liên hệ với bê bối tranh cử mà đã tốn không ít giấy mực truyền thông trong thời gian vừa qua.
Trump vs. Mueller: Xuất thân quý tộc, định mệnh đối đầu
Họ đều được sinh ra trong những gia đình giàu có và quyền lực, được dạy dỗ để trở thành nhà lãnh đạo. Nhưng họ lại đi theo 2 con đường hoàn toàn khác nhau.
Theo CryptoCoinsNews
Bitcoin News