Đồng tiền ẩn danh được coi là chìa khóa của thời đại crypto, nhằm mục đích cho mọi người quyền kiểm soát tài sản của họ, mà không có sự can thiệp của chính phủ và các cơ quan giám sát. Hiện tại, trên thị trường có rất nhiều đồng tiền cùng chức năng này, và hai trong số những cái tên nổi tiếng nhất là Zcash (ZEC) và Monero (XMR). Trong bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích các tính năng, ưu điểm lẫn khuyết điểm của chúng để xem đâu là một vụ ‘đặt cược’ tốt hơn.
Về Monero
Monero (XMR) là một đồng tiền điện tử được phát triển dựa trên thuật toán bằng chứng công việc (PoW). Đồng tiền này được khởi chạy vào tháng 4 năm 2014 dưới cái tên ban đầu là BitMonero và sử dụng giao thức CryptoNote. Chỉ 5 ngày sau khi phân tách từ đồng ByteCoin, nó được đổi thành Monero. Cách thức hoạt động: ‘trộn’ các giao dịch sau đó gửi / nhận theo địa chỉ mặc định. Điều này có nghĩa là giao dịch hoàn toàn không thể bị liên kết với người dùng hoặc danh tính trong thế giới thực.
Monero đảm bảo quyền riêng tư như thế nào?
Monero sử dụng chữ ký vòng, giao dịch bí mật, và địa chỉ ẩn để làm xáo trộn chi tiết giao dịch bao gồm cả điểm bắt đầu và điểm kết thúc. Các đồng XMR được đồng nhất và không thể liên kết ngược lại tới nguồn gốc của chúng nhờ vào việc sử dụng trình khai phá blockchain.
Các tính năng bảo mật quan trọng
– Chữ ký vòng: Thông thường, mỗi giao dịch blockchain phải được ký nhận bởi một khóa công khai. Khóa công khai là bí danh và có nguy cơ khiến người dùng bị xác định. Tuy nhiên, trong chữ ký vòng, các khóa này được tập hợp lại chung một nhóm và bất kỳ ai trong số đó cũng có thể cho phép giao dịch. Điều này có nghĩa là giao dịch được ký nhưng khóa công khai không xác định được người dùng.
– Vòng giao dịch bí mật (ringCT): Monero sử dụng nhiều đầu vào và đầu ra để ẩn các giao dịch và các ringCT đảm bảo rằng không có bất kì vấn đề Double Spending(1) nào xảy ra trong quá trình này. Một RingCT sẽ mã hóa số tiền được gửi từ tài khoản này sang tài khoản khác. Chỉ người nhận XMR mới có thể giải mã số tiền đó. Thông tin này được chuyển trong phần ‘ecdhInfo’(2) của giao dịch. Tuy nhiên, các nút cần xác minh giao dịch và có thể thực hiện bằng cam kết Pedersen. Điều này cho phép một nút kiểm tra rằng ít nhất một trong số các giao dịch, số tiền gửi bằng số tiền nhận được (trừ đi phí giao dịch). RingCT cũng đảm bảo rằng tổng số giao dịch lớn hơn 0, và không ai sử dụng khoản tiền ‘trừ’ để tạo thêm đồng tiền mới.
– Địa chỉ ẩn: Địa chỉ sẽ được tạo một cách ngẫu nhiên cho mỗi giao dịch thay mặt người nhận. Phần mềm Monero kiểm tra tất cả các khoản thanh toán để xem chúng có thuộc về người nhận hay không và nếu có, sẽ cho phép chúng được truy cập. Điều này có nghĩa là các giao dịch được giữ kín khỏi người dùng, ngoài người gửi và người nhận.
Ưu điểm
Mỗi đồng XMR đều giống nhau và có thể thay thế được. Đối với Bitcoin, mỗi đồng tiền có thể bị truy ngược lại nguồn gốc chỉ cần dựa vào toàn bộ lịch sử giao dịch. Hơn nữa, nó có thể xác định được các hoạt động bất hợp pháp hoặc vấn đề biển thủ của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, điều này không hiệu quả đối với Monero vì mỗi đồng XMR không thể bị theo dõi ngược lại nguồn gốc nhờ trình khai phá blockchain.
Giao dịch được mặc định đặt ở chế độ ẩn danh và khi có nhiều giao dịch diễn ra, các lớp được xáo trộn sẽ tăng lên. Điều này sẽ gia tăng mức độ riêng tư và giúp bảo vệ các giao dịch khỏi bị phát hiện. Đây là một lợi thế mạnh bởi vì nó chứng minh được sự hiệu quả của các phương pháp bảo mật sẽ ngày càng tăng theo thời gian.
Nhược điểm
Gần đây, một bài báo được công bố đã chỉ ra các lỗ hổng trong yếu tố ẩn danh của Monero. Các nhà nghiên cứu đã xoay sở để xác định một giao dịch có mức độ chính xác lên tới 90% thời gian mặc dù nó được cho là không thể nhận dạng được. Mã Monero đã được cập nhật và con số này đã giảm một nửa.
Do tính năng bảo mật mạnh mẽ, có ít ví hỗ trợ cho Monero. Tuy nhiên, đó là một minh chứng cho sự ẩn danh mặc định và một dấu hiệu tích cực cho thấy người dùng đang quan tâm nhiều hơn đến quyền riêng tư. Nó sẽ cần phát triển nhiều hơn trong lĩnh vực này để có thể thành công lâu dài.
Về Zcash
Zcash (ZEC) là một đồng tiền điện tử dựa trên thuật toán PoW, có khả năng giao dịch ẩn danh và được phát hành vào tháng 10 năm 2016. Đồng tiền này sử dụng blockchain công cộng nhưng số lượng giao dịch và địa chỉ gửi / nhận vẫn còn giữ yếu tố ẩn danh. Quyền riêng tư là tùy chọn và không được đặt làm mặc định. Nó dựa trên cơ sở mã hóa của Bitcoin Core nhưng sử dụng các kỹ thuật tiên tiến hơn để đảm bảo rằng các giao dịch được chấp nhận mà tất cả dữ liệu không bị hiển thị. Công nghệ đằng sau nó được gọi là CryptoNote.
Zcash đảm bảo quyền riêng tư như thế nào?
Zcash được xây dựng dựa trên công nghệ zero-knowledge proof, kí hiệu là zk-SNARK. Công nghệ này có thể hiểu đơn giản như sau: bạn đã thực hiện xong một phép toán và không cần những người khác thực hiện lại, khi đó zero-knowledge proof sẽ giúp bạn khẳng định mệnh đề đó đúng 100% và không tiết lộ cho ai khác. Điều này có nghĩa là các giao dịch được xác nhận mà không có dữ liệu nào được tiết lộ.
Tính năng bảo mật quan trọng
Zk-SNARK: Bằng chứng này cho phép các nút đảm bảo tính toàn vẹn của mạng lưới mặc dù các giao dịch được mã hóa hoàn toàn. Họ sử dụng hàm băm để chứng minh rằng thông tin là chính xác mà không cần phải tiết lộ. Sau đó, chứng minh cho các nút biết rằng giao dịch là xác thực và chính xác. Giá trị hơn, phương pháp ngẫu nhiên trong Zcash được xác định bởi một nghi thức mã hóa.
Ưu điểm
Có rất nhiều ví hỗ trợ cho Zcash, bao gồm Ledger, Trezor và nhiều ví internet khả dụng. Điều này cho phép đồng ZEC được sử dụng rộng rãi khi người dùng có nhiều cách hơn để giữ tiền của họ an toàn.
Về lý thuyết, Zcash có tiềm năng để trở thành một đồng tiền ẩn danh mạnh mẽ. Lý do bởi vì việc phần mềm mã hóa có thể chứng minh giao dịch mà không cần công khai cung cấp dữ liệu, là vô cùng chính xác. Ngược lại, Monero cố gắng gây khó khăn cho người dùng trong vấn đề xác minh một giao dịch thực sự. Nhưng điều này lại hoàn toàn có khả năng làm được dễ dàng.
Nhược điểm
Zcash sử dụng hai loại địa chỉ khác nhau: ‘z’ cho ẩn danh và ‘t’ cho công khai. Các trao đổi chỉ sử dụng địa chỉ ‘t’, cũng như ví hỗ trợ chính là dành cho địa chỉ ‘t’ và các địa chỉ này đều chịu phí thấp hơn. Hầu hết người dùng sử dụng các địa chỉ minh bạch này để làm cho nó rõ ràng hơn các địa chỉ dành cho giao dịch riêng tư. Hơn nữa, toàn bộ quyền ẩn danh được dành riêng cho các giao dịch mà cả hai địa chỉ đều ở chế độ ẩn danh. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng đối với Zcash như một đồng tiền ẩn danh vì các chức năng riêng của nó được sử dụng ít hơn và không được khuyến khích.
Kết luận
Cả hai đồng tiền điện tử này đều sử dụng kỹ thuật tiên tiến và các thuật toán để tạo điều kiện cho giao dịch tư nhân. Về lý thuyết, Zcash có rất nhiều tiềm năng vì sức mạnh của các giao dịch zero-proof. Tuy nhiên, yếu tố bảo mật của nó không được sử dụng trong phần lớn các giao dịch và có các mức độ ẩn danh khác nhau tùy thuộc vào việc người gửi và người nhận có cùng sử dụng địa chỉ ‘z’ hay không. Ngược lại, các giao dịch của Monero là mặc định ẩn danh, khuyến khích sử dụng chúng nhiều hơn và đảm bảo an ninh hơn trên mạng lưới. Trong khi có một số thỏa hiệp về cách nó đạt được, Monero hiện là đồng tiền ẩn danh tốt hơn các đồng khác cùng lĩnh vực.
(1) Double Spending: hình thức gian lận sử dụng hai giao dịch khác nhau để cùng chi tiêu số dư của một tài khoản
(2) ecdhInfo: ECDH (Elliptic Curve Diffie Hellman) là việc trao đổi khóa theo Diffie Hellman dựa trên đường cong Elliptic
Theo cryptovest