Dragan Boscovic – một giáo sư tại Đại học bang Arizona Mỹ, đã tạo ra một tia sáng le lói cuối cả một con đường tăm tối khi ông đưa ra quan điểm ủa mình về tương lai của Bitcoin và ông cho rằng Bitcoin là một cơ hội đầu tư ‘xịn’.
Dragan Boscovic là một giáo sư khoa học nghiên cứu máy tính tại Đại học bang Arizona (ASU) và cũng là giám đốc của Phòng thí nghiệm nghiên cứu về Blockchain – một dự án nhằm mục đích tiếp tục phát triển các ứng dụng công nghệ dựa trên blockchain. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với ASU Now, Boscovic cung cấp thông tin chi tiết về quá khứ, hiện tại và cả tương lai của Bitcoin và cho rằng Bitcoin là một tài sản đầu tư.
Phố Wall thẳng tiến
Vào tháng 12 năm 2017, Bitcoin đang ở tâm điểm của mọi cuộc tranh luận của thế giới tài chính thì cùng lúc đó hai sàn giao dịch tương lai lớn – CBOE và CME Group bắt đầu tiếp cận Bitcoin. Đó thực sự là một khoảng thời gian đẹp và vô cùng đáng nhớ của thị trường tiền điện tử. Sự ra mắt của sàn giao dịch tương lai đã đánh dấu một bước ngoặt trong việc chiếm được phần nào ‘cảm tình’ của phố Wall dành cho ngành công nghiệp vô cùng mới này một cách đường đường chính chính.
Niềm vui lại nhân đôi khi Intercontinental Exchange (ICE) sở hữu Sàn giao dịch chứng khoán New York (NYSE) đã thông báo rằng họ đang phát triển một nguồn cung cấp dữ liệu về tiền điện tử. Dịch vụ này cho phép các công ty tài chính có thể truy cập và biết được lịch sử iao dịch của các giao dịch tiền điện tử một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, NYSE cũng đang tiếp tục phát triển nền tảng giao dịch trực tuyến của riêng mình.
Theo Boscovic, tiền điện tử vẫn còn tương đối mới với thế giới, đã tồn tại gần một thập kỷ – một khoảng thời gian trung bình cho một ngành công nghệ mới có một sự phát triển mạnh mẽ. Ông cũng cho rằng hiện tại ngành công nghiệp này cho cơ hội để tạo ra một loại tài sản mới để giao dịch và mở rộng cơ hội đầu tư cho mọi người.
So sánh với tiền tệ truyền thống
Boscovic đã chỉ ra một điểm khác biệt giữa tiền điện tử và tiền tệ pháp định là thực tế rằng tiền điện tử không chịu ảnh hưởng trực tiếp của chính phủ như tiền pháp định. Ông còn giải thích thêm:
Lỗ hổng của tiền kỹ thuật số đó chính là nhu cầu và nó chỉ có một nguồn cung có giới hạn và không thể tự in thêm. Một chính phủ có thể khởi động một nền kinh tế bằng đưa ra một nguồn cung tiền mới để có thể trực tiếp cung cấp tiền dẫn đến lạm phát và điều này chắc chắn không thể xảy ra với tiền điện tử.
Với quan điểm của người tiêu dùng, tiền điện tử xuất hiện một sự lựa chọn mới – một tài sản mang lại nhiều cơ hội đầu tư hơn nữa.
Bitcoin News