Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam, một chỉ số tổng hợp về kết quả hoạt động của ngành sản xuất, đạt 51,9 điểm trong tháng Một, tức vẫn nằm trên ngưỡng không thay đổi 50 điểm nhưng đã giảm sút so với mức 52,4 điểm của tháng 12.
Các điều kiện kinh doanh đã được cải thiện trong suốt 14 tháng qua nhưng mức cải thiện gần đây nhất là kém nhất trong ba tháng trở lại đây.
Lĩnh vực sản xuất của Việt Nam vẫn đang còn tăng trưởng vào thời điểm đầu năm 2017, mặc dù tốc độ tăng sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm đều chậm lại trong tháng Một. Trong khi đó, các công ty vẫn lạc quan về việc sản lượng sẽ tăng trong năm tới. Ở khía cạnh giá cả, chi phí đầu vào tiếp tục tăng mạnh, trong khi tốc độ tăng giá cả đầu ra đã chậm hơn một chút.
Đây là một khởi đầu vững chắc cho năm nay của lĩnh vực sản xuất Việt Nam khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm vẫn tăng.
“Đây là một khởi đầu vững chắc cho năm nay của lĩnh vực sản xuất Việt Nam khi sản lượng, số lượng đơn đặt hàng mới và việc làm vẫn tăng', Andrew Harker, chuyên gia tại IHS, công ty thu thập kết quả khảo sát cho biết. Ông bình luận thêm rằng, mặc dù tốc độ tăng nhìn chung đã chậm lại, dự kiến trong những tháng tới các công ty có thể tiếp tục có số lượng đơn đặt hàng mới tăng mạnh.
Với 51,9 điểm, chỉ số PMI của Việt Nam hiện đang đứng thứ hai trong khu Đông Nam Á, sau Philippines (52,7 điểm). Chỉ số PMI của khu vực ASEAN đạt 50 điểm trong tháng Một, tăng so với 49,4 điểm của tháng 12.