Chính vì vậy mà vừa qua mình đã mượn một bộ RAM Samsung DDR4-2133 MHz để test thử xem liệu những dòng bộ nhớ 'giá mềm' ngày xưa có còn hữu dụng nữa hay không. Giá của mỗi thanh 8 GB là 1,71 triệu đồng, khá hấp dẫn khi so với mức trung bình trên 2 triệu đồng của thị trường.
Nói thật là cũng đã khá lâu rồi mình mới cầm lại loại RAM giá mềm như Samsung DDR4-2133 này. Xu hướng hiện nay thì hầu hết các hãng đều tích hợp tản nhiệt cho RAM, thậm chí trào lưu mới chúng ta còn có cả đèn LED RGB nữa. Tuy nhiên đối với RAM giá mềm thì bao năm vẫn vậy, bản mạch xanh với chip nhớ đen đã trở thành biểu tượng gắn liền với bộ nhớ máy tính, chẳng đẹp nhưng thực dụng.
Thông số kỹ thuật:
Samsung là nhà sản xuất bộ nhớ lớn nhất thế giới, vì vậy chip nhớ trên RAM của họ cũng là hàng cây nhà lá vườn. Điều này tạo cảm giác yên tâm hơn về chất lượng, với lại thực tế nếu bạn không ép xung hay làm gì 'manh động' thì RAM là một trong những linh kiện bền nhất trong máy tính. Bảo hành cũng 3 năm giống như bao dòng RAM khác. Một điểm cần lưu ý là 2133 MHz là mức xung tối thiểu của DDR4 và đồng thời là mức mặc định cho các nền tảng máy Intel và AMD hiện tại. Các mức xung cao hơn mà bạn thấy trên thị trường thực chất là ép xung (thông qua XMP).
Ngoại hình thực ra không mấy quan trọng, vấn đề là liệu nó đáp ứng được nhu cầu của chúng ta hay không. Để thử nghiệm điều này thì mình sử dụng hệ thống Core i7-7700K, main ASUS Z270 Maximus Formula, ASUS GTX 1060 Strix, 120 GB SSD Corsair MP500 với 1 cặp (2 x 8 GB) RAM Samsung DDR4-2133. Kết quả thu được theo trình benchmark AIDA64 như sau:
Để các bạn tham khảo mình sẽ so sánh nó với Corsair Vengence RGB bus 3000 MHz, giá 1 cặp 2 x 8 GB ngoài thị trường hiện tại vào khoảng 5,1 triệu đồng. Điểm số ra thế này:
Nếu nói về benchmark thì khoảng cách giữa Samsung DDR4-2133 và các dòng RAM cao cấp chênh khá nhiều. Ngược lại thực tế sử dụng thì sự khác biệt là gần như không đáng kể với những tác vụ phổ biến như chơi game, lướt web hay làm công việc văn phòng. Trước đây mình cũng đã từng làm bài test hiệu năng RAM giữa xung nhịp 2133 Mhz và 3200 Mhz; mời các bạn tham khảo trong bài: Đánh giá kit 32 GB DDR4-3200 G.Skill TridentZ: Hầm hố, mạnh mẽ, chỉ dành cho game thủ và dân ép xung. Nhu cầu của mình đối với PC chỉ đơn thuần là giải trí với việc nghe nhạc. xem phim và chơi game; cao lắm là chỉnh sửa hình ảnh vì vậy sự khác biệt giữa các mức xung RAM là gần như không đáng kể. Nếu bạn sử dụng máy để làm đồ hoạ, dựng video,... thì mọi chuyện có thể sẽ khác.
Không tản nhiệt cũng không hỗ trợ XMP, tuy vậy bạn vẫn có thể ép xung dòng RAM này lên nếu muốn. Ở trên mình đã ép nhẹ 1 thanh lên 3000 MHz và máy vẫn hoạt động ổn định. Dù vậy nếu bạn sử dụng những dòng RAM giá mềm không tản nhiệt như thế này thì mình không khuyến khích chuyện ép xung. Một phần là vì nó không có tản nhiệt nên việc kiểm soát nhiệt độ sẽ hơi khó và có nguy cơ rủi ro cao hơn so với các dòng RAM đắt tiền sử dụng chip nhớ được tuyển chọn để chạy ở xung nhịp cao.
Tóm lại nếu bạn muốn ráp một dàn máy phổ thông để sử dụng cho nhu cầu giải trí và làm việc văn phòng cơ bản, thậm chí là để chơi game thì các dòng RAM phổ thông luôn và vẫn là sự lựa chọn đáng cân nhắc. Không có tính năng gì nổi trội cũng chẳng đẹp mắt, nhưng với số tiền tiết kiệm được thì bạn có thể dùng để đầu tư vào CPU, GPU hoặc SSD để giúp cải thiện rõ rệt hơn hiệu năng toàn hệ thống.