Xu hướng công nghệ 'Hot' 2016 Những dự đoán xu hướng công nghệ năm 2015 Dự đoán xu hướng di động tại MWC 2015 10 xu hướng di động hàng đầu thế giới 10 smartphone nổi bật tại MWC 2016
Xu hướng công nghệ 'Hot' 2016 Những dự đoán xu hướng công nghệ năm 2015 Dự đoán xu hướng di động tại MWC 2015 10 xu hướng di động hàng đầu thế giới 10 smartphone nổi bật tại MWC 2016
Trước khi Triễn lãm Công nghệ MWC 2016 diễn ra, nhiều ý kiến cho rằng thị trường điện thoại di động đang bão hòa, các hãng sản xuất sẽ rất khó khăn trong việc tạo ra được sản phẩm đặc biệt, tạo được ấn tượng người dùng. Thậm chí, một số dự đoán còn cho rằng sự kiện MWC năm nay sẽ vắng bóng những siêu phẩm với những công nghệ đỉnh cao…
Mọi suy đoán đều chưa chính xác khi Mobile World Congress 2016 diễn ra, các hãng sản xuất lớn và một số tên tuổi mới đã khiến cho khách tham quan phải bất ngờ vì “khả năng sáng tạo để làm nên sự khác biệt” cho sản phẩm của mình trong thị trường smartphone.
4G+ & 5G
Khi Xiaomi ra mắt dòng Mi 5 trong khuôn khổ sự kiện MWC, phó chủ tịch Hugo Barra nhấn mạnh rằng hãng đang tập trung vào việc nghiên cứu và sản xuất ra các thiết bị hỗ trợ 4G+ hay LTE Advanced . Công nghệ kết nối 4G+ có khả năng kết hợp những ưu điểm của các băng tần để có được tốc độ truyền tải dữ liệu lên đến 600 Mbps.
Bên cạnh đó, mạng di động thế hệ tiếp theo 5G cũng được nhiều nhà sản xuất chip đề cập đến, các bản mẫu thiết bị dạng Prototype được kỳ vọng là sẽ ra mắt vào đầu năm 2018 và được triển khai sản xuất đại trà vào năm 2020. Điểm khác biệt của mạng 5G là khai thác các ưu điểm để sử dụng hiệu quả trên mọi dải tần và băng tần.
Mạng LTE Advanced và 5G tốc độ cao đã sẵn sàng?
Xu hướng này đã được sự ủng hộ của các nhà sản xuất chip lớn như Qualcomm và Intel - hai hãng đang có công lớn trong việc giúp cho hàng tỉ thiết bị thông minh có thể kết nối được với nhau.
Động thái đầu tiên cho thấy triển vọng cho sự phát triển của mạng 5G là Qualcomm and Ericsson hợp tác về 5G nhằm thương mại hóa đúng thời hạn. Cụ thể, hai hãng này cho biết là sẽ cùng phát triển công nghệ 5G, thử nghiệm sự tương thích sớm và phối hợp cùng các nhà mạng di động triển khai các sáng kiến. Hai công ty đang tham gia vào những thử nghiệm đầu tiên và thẩm định các thành phần chủ chốt của công nghệ 5G nhằm hỗ trợ các công tác kỹ thuật cần thiết cho việc chuẩn hóa 3GPP trong Release 15, dự kiến hoàn thành vào năm 2018.
Về sản phẩm hỗ trợ, Qualcomm cũng chính thức công bố modem tốc độ Gigabit (LTE Advanced Pro) đầu tiên trong ngành công nghiệp di động tại MWC năm nay. Mẫu modem X16 mới mà hãng cho biết là sẽ có mặt trong năm nay, sẽ là modem LTE có tốc độ đạt mức Gigabit đầu tiên trong ngành công nghiệp di động. Với tốc độ tải về lên đến 1Gbps, modem LTE Advanced Pro này cũng sẽ hỗ trợ LAA (Licensed Assisted Access). LTE Advanced Pro, bắt đầu với 3GPP Release 13, đánh dấu giai đoạn quan trọng tiếp theo cho 4G, sẽ đưa công nghệ này đến với các ứng dụng và mô hình sử dụng mới, thiết lập cơ sở cho các nền tảng kết nối thống nhất và nhiều tính năng hơn trong thập kỷ tới đây.
Thiết kế và tính năng độc đáo
Có lẽ hãng công nghệ nào cũng hiểu được rằng sự khác biệt trong thiết kế và tính năng là yếu tố quan trọng nhất để lôi kéo người tiêu dùng về phía mình, nhất là đối với smartphone Android. Tại triển lãm MWC năm nay, LG gây ấn tượng với giới công nghệ và người dùng sửng sốt với kiểu thiết kế có thể lắp ghép (modular design) của LG G5. Mặc dù chỉ hỗ trợ nâng cấp cho pin, chức năng nghe nhạc hay camera với các mô-đun thiết kế riêng, nhưng sản phẩm này chắc chắn sẽ tạo cảm hứng cho các hãng sản xuất di động vào cuộc để đưa ra những sản phẩm có thể thay đổi, nâng cấp về cấu hình phần cứng, tính năng toàn diện hơn trong thời gian tới.
Viền màn hình mỏng giúp sản phẩm dễ cầm nắm hơn với một tay.
Kiểu thiết kế màn hình có viền siêu mỏng (Edge-to-edge display) cũng là đặc điểm được nhiều hãng áp dụng cho các sản phẩm chủ đạo của mình trong năm nay. Từ các mẫu smartphone cao cấp của Samsung là Galaxy S7 và S7 Edge, cho đến những sản phẩm tầm trung của HTC, Sony và nhiều hãng sản xuất khác nữa đến từ Trung Quốc. Kiểu thiết kế này giúp smartphone màn hình lớn được thon gọn và dễ dàng cầm nắm với một tay hơn.
Khả năng chống chịu được điều kiện khắc nghiệt, chống nước hay bụi bẩn cũng là yếu tố được một số hãng hướng đến cho sản phẩm của mình tại MWC năm nay. Chẳng hạn như như hai mẫu Galaxy S7 và S7 Edge được trang bị khả năng chống nước và bụi bẩn đạt chuẩn IP68, dòng smartphone siêu bền CAT S60 cũng có thể hoạt động trong môi trường khắc nghiệt và có khả năng chụp và quay phim trong môi trường tối nhờ camera tích hợp cảm biến nhiệt.
Tóm lại, lối thiết kế mô-đun sẽ là tương lai của smartphone trong vài năm tới. Tuy nhiên để các sản phẩm này dạng này được phổ cập thì cần có sự tham gia của nhiều hãng sản xuất thiết bị, phụ kiện. Điều quan trọng là cần có một tiêu chuẩn chung trong thiết kế và kết nối để các mô-đun được sản xuất từ các hãng khác nhau có thể tương thích với nhau. Hơn nữa, giá thành, tính năng và khả năng tùy biến, dễ sử dụng của các mô-đun cũng cần được chú trọng để sản phẩm được lòng người dùng hơn nữa.
Công nghệ sạc nhanh phát triển
Quick Charge 3.0 là phiên bản công nghệ sạc nhanh đã được trang bị cho một số mẫu điện thoại và máy tính bảng hàng đầu tại MWC lần này, trong đó có Samsung Galaxy S7, S7 Edge và LG G5. Chuẩn sạc nhanh mới của Qualcomm này có thể sạc cho các thiết bị tương thích nhanh gấp 4 lần so với loại sạc thường. Quick Charge 3.0 ứng dụng công nghệ INOV (Intelligent Negotiation for Optimum Voltage) giúp tối ưu hóa lưu chuyển điện năng đồng thời tối đa hóa hiệu năng khi giúp thiết bị xác định mức điện năng cần thiết vào một điểm nào đó. Khi đã tính toán được mức điện thế tối ưu cần cho thiết bị, Quick Charge 3.0 có thể hỗ trợ nhiều cấp độ điện năng, trải từ 3,6 V cho đến 20 V với các mức gia lượng 200 mV.
Qualcomm: Quick Charge 3.0 giúp thiết bị sạc nhanh gấp 4 lần so với sạc thông thường.
Bên cạnh đó, hãng sản xuất Oppo cũng giới thiệu công nghệ sạc nhanh VOOC giúp sạc đầy pin có dung lượng 2500mAh trong 15 phút tại MWC 2016. Theo Oppo, VOOC sử dụng thuật toán tối ưu hóa hiệu năng sạc bằng cách duy trì hiệu điện thế ở mức thấp nhằm đảm bảo nhiệt độ của pin và sạc luôn thấp, nhưng vẫn cung cấp đủ điện năng cho thiết bị trong thời gian ngắn nhất, nhờ vào việc tự động thay đổi cường độ dòng điện theo từng chu kỳ khác nhau, tùy thuộc vào trạng thái của pin. Thuật toán này kết hợp với viên pin được tùy biến cũng như cục sạc, cáp sạc, các đầu kết nối được làm từ vật liệu cao cấp đạt chuẩn quân đội. Chức năng sạc nhanh VOOC cũng hỗ trợ chuẩn kết nối micro-USB và UCB-C.
Vấn đề về quản lý năng lượng trên smartphone luôn khiến các nhà sản xuất đau đầu. Trong lúc công nghệ pin hiện đang “dậm chân tại chỗ” thì việc làm hài lòng người dùng với công nghệ sạc nhanh sẽ là lựa chọn tối ưu nhất ở hiện tại và tương lai gần.
Camera tốt hơn
Một điều dễ nhận thấy tại MWC năm nay là các hãng không còn chú trọng nhiều ở con số “megapixel” cho chức năng chụp ảnh. Thay vào đó, chất lượng hình ảnh thực tế là tiêu chí để đánh giá một camera tốt – điều mà Apple đang làm rất tốt.
Trước tiên là chức năng camera kép (Dual camera – được áp dụng cho LG G5), theo các chuyên gia công nghệ thì công nghệ chụp ảnh này sẽ bước ngoặt thay đổi sân chơi smartphone nói riêng và làng công nghệ thế giới nói chung. Theo dự đoán, 2016 sẽ là năm khởi đầu cho công nghệ Dual camera lên ngôi và đóng vai trò quan trọng trong cuộc đua smartphone vốn đang rất khan hiếm “sự khác biệt”.
Camera kép trên LG G5.
Samsung cũng tạo điểm nhấn tại Triển lãm với camera chỉ 12 megapixel nhưng được trang bị công nghệ Dual Pixel CMOS AF. Trước đây, công nghệ cảm biến này chỉ xuất hiện trên các dòng máy ảnh DSLR cao cấp nhưng có vẻ hơi “ly kỳ” khi mang nó lên điện thoại thông minh. Về cơ bản, công nghệ này tương tự kỹ thuật lấy nét theo pha nhưng xảy ra cùng lúc đồng thời lưu trữ hình ảnh theo 2 phương trục. Điều này giúp hình ảnh được hiển thị sắc nét hơn khi chụp so với công nghệ truyền thống.
Các hãng sản xuất đến từ Trung Quốc cũng đầu tư khá nhiều vào chức năng camera cho các sản phẩm giới thiệu tại MWC năm nay. Chẳng hạn, Oppo đã trình diễn công nghệ chống rung SmartSensor Image Stabilization mới, mẫu Mi 5 của Xiaomi cũng được tích hợp chức năng ổn định hình ảnh 4 trục (four-axis image stabilisation) giúp hình ảnh chụp đêm đẹp hơn…
Tóm lại, năm 2016 có thể sẽ là thời điểm mà các hãng tung ra những smartphone có chất lượng ảnh chụp đẹp nhờ các công nghệ cảm biến di động mới, tính năng ổn định hình ảnh được thiết kế đặc biệt.
PC WORLD VN, 03/2016