Việc tắt các ứng dụng chạy ngầm không những không có tác dụng mà nó còn khiến cho mọi việc tồi tệ hơn.
Cách đây không lâu, Apple đã chính thức cho biết rằng việc tắt các ứng dụng chạy ngầm hoàn toàn không có tác dụng giúp thiết bị của bạn chạy nhanh hơn, cũng như tiết kiệm pin hơn. Tuy nhiên nhiều người vẫn có thói quen này, trên cả iPhone lẫn các smartphone Android.
Họ nghĩ rằng việc tắt các ứng dụng chạy ngầm có thể giải phóng bộ nhớ và giúp các thiết bị giảm bớt lượng tác vụ phải xử lý. Vì vậy mà không ít thì nhiều việc tắt các ứng dụng chạy ngầm cũng có tác dụng.
Tuy nhiên, thậm chí thói quen này không có tác dụng mà nó còn khiến cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn rất nhiều. Phó chủ tịch phần mềm hệ điều hành Android, Hiroshi Lockheimer cho biết: “có thể mọi thứ chỉ xấu đi một chút, trừ khi bạn và thuật toán là một (bạn loại bỏ một thứ gì đó, hệ thống lại muốn nó trở lại)”.
Phó chủ tịch phần mềm hệ điều hành Android, Hiroshi Lockheimer chia sẻ trên mạng xã hội Twitter.
Trong khi hầu hết những chiếc smartphone hiện nay đều có thể quản lý khá tốt những ứng dụng chạy ngầm. Đối với cả iOS lẫn Android, các ứng dụng chạy ngầm đều bị đóng băng và hầu như không tốn dung lượng bộ nhớ cũng như pin của thiết bị.
Đó là tất cả những gì chúng ta cần biết, đừng tắt những ứng dụng chạy ngầm mà hãy cứ để chúng ở đó. Vì các ứng dụng này hoàn toàn vô hại và việc tắt chúng thậm chí còn khiến cho thiết bị của bạn trở nên chậm hơn khi khởi chạy lại chúng.
Nhưng nếu các bạn muốn biết lý do vì sao, hãy đọc tiếp bài viết này.
Trên iOS, chúng ta có 5 khu vực khác nhau cho các ứng dụng (trên Android cũng hoạt động theo một cơ chế tương tự). Một khu vực dành cho các ứng dụng không chạy.
Một khu vực là các ứng dụng đang chạy và đang hiển thị trên màn hình, giống như một tựa game hay ứng dụng duyệt web và Facebook mà bạn đang sử dụng.
Không những không có tác dụng mà việc tắt các ứng dụng ngầm còn khiến thiết bị của bạn hết pin nhanh hơn.
Một khu vực khác cho các ứng dụng đang được tạm dừng, đây là các ứng dụng đang hiển thị trên màn hình nhưng lại không có thao tác điều khiển nào. Giống như việc bạn bật ứng dụng Facebook lên và để đó cho đến khi màn hình tự động tắt.
Khu vực tiếp theo là dành cho các ứng dụng được phép chạy nền, đây là nơi tập trung những ứng dụng không hiển thị trên màn hình nhưng vẫn đang hoạt động. Các ứng dụng này có thể là email, ứng dụng mạng xã hội vì nó cần hiển thị các thông báo mới nhất cho bạn biết.
Cuối cùng là khu vực cho các ứng dụng chạy nền nhưng đã bị đóng băng. Các ứng dụng này không hiển thị trên màn hình và cũng không hoạt động. Nó chỉ đơn giản là được giữ trong bộ nhớ để bạn có thể nhanh chóng mở lại nếu cần.
Trên cả 2 hệ điều hành Android và iOS, các thuật toán giúp quản lý bộ nhớ của thiết bị. Các thuật toán này sẽ tự động đóng các ứng dụng chạy nền, khi thiết bị cần nhiều bộ nhớ hơn hoặc các ứng dụng này đang tiêu tốn pin nhiều hơn.
Trong khi đó các ứng dụng đang bị đóng băng có thể khởi chạy lại nhanh hơn so với việc bị tắt hoàn toàn. Nó giống như việc bạn khởi động lại một chiếc máy tính từ chế độ Sleep sẽ nhanh hơn việc khởi động lại từ chế độ tắt hoàn toàn.
Chính việc khởi động lại các ứng dụng từ chế độ tắt hoàn toàn khiến cho thiết bị của bạn chậm hơn, do các dữ liệu của ứng dụng phải được nạp lại vào RAM từ bộ nhớ trong của thiết bị. Điều đó cũng khiến cho thiết bị phải tiêu tốn nhiều điện năng hơn.
Nếu như bạn muốn tiết kiệm pin hơn, hãy nghĩ đến việc giảm độ sáng màn hình, tắt tính năng refresh background, sử dụng tính năng Low Power Mode trong iOS hoặc Save Battery Life trong Android. Tắt tất cả các kết nối và có thể để điện thoại ở chế độ máy bay nếu như bạn thật sự cần tiết kiệm pin đến mức đó.
Cuối cùng, hãy nhớ rằng việc tắt các ứng dụng chạy ngầm chỉ càng làm cho mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Tham khảo: wired