Bằng sáng chế đầu tiên mô tả một 'quyển sách tương tác' với các cảm biến chuyển động và áp lực tích hợp bên trong các trang giấy. Người dùng chỉ cần lật trang sách, cảm biến sẽ được kích hoạt, các nội dung tăng cường thực tế ảo ( AR) theo cốt truyện sẽ được trình chiếu lên từ một thiết bị nhỏ nằm trong gáy sách.
Bằng sáng chế đầu tiên mô tả một 'quyển sách tương tác ' với các cảm biến chuyển động và áp lực tích hợp bên trong các trang giấy. Người dùng chỉ cần lật trang sách, cảm biến sẽ được kích hoạt, các nội dung tăng cường thực tế ảo ( AR ) theo cốt truyện sẽ được trình chiếu lên từ một thiết bị nhỏ nằm trong gáy sách.
Khi đó, người dùng chỉ cần dùng mắt thường để xem một cách tự nhiên chứ không cần đeo kính AR chuyên dụng như nhiều hệ thống trước đây. Mặt khác, một chiếc loa cũng được tích hợp vào quyển sách để nâng cao trải nghiệm người dùng.
Bằng sáng chế thứ 2 là công nghệ tăng cường trải nghiệm cho sách giấy truyền thống với cách hoạt động đơn giản hơn so với quyển sách thông minh nói trên. Thay vì sử dụng thiết bị dạng máy chiếu cỡ nhỏ đặt dưới gáy sách để chiếu hình ảnh lên các trang sách, người ta sẽ dùng thêm một thiết bị khác như smartphone, tablet để hỗ trợ trình chiếu.
Mỗi quyền sách trong cuốn sách thông minh bây giờ sẽ có thêm một 'trang sách số' mở dọc trên thiết bị di động, hiển thị các hình ảnh bổ sung cho nội dung của quyển sách mà người dùng đang đọc. Cách làm trên là rất độc đáo bởi nó có thể đảm bảo cảm giác vật lý khi đọc sách giấy, vừa dùng các hình ảnh kỹ thuật số để tăng cường trải nghiệm của người dùng. Tuy nhiên câu hỏi đặt ra ở đây là nội dung trình chiếu sẽ được cung cấp ra sao?
Tương ứng với mỗi cuốn sách mà người dùng đọc đều sẽ hỗ trợ nội dung AR tương ứng? Có lẽ câu trả lời sẽ có khi mà hãng giới thiệu thiết bị này tại một thời điểm nào đó trong tương lai, còn bây giờ thì tất nhiên nó chỉ là một bằng sáng chế và họ cũng chưa nói thêm điều gì về ý định thương mại hóa hay thậm chí là chế tạo nguyên mẫu những hệ thống này.
Tham khảo Fastcompany , USTPO