Thiên thể này có đường kính khoảng 30 - 45 km và nằm cách sao Diêm Vương khoảng 2,6 tỉ km. Dự kiến vào ngày đầu năm mới năm 2019, MU69 sẽ chạm trán với 'cục gạch cổ xưa nhất của hệ mặt trời', Amanda Zangari - nhà nghiên cứ đến từ viện nghiên cứu Southwest nói ví von.
Kích thước của 'cục gạch cổ' nếu nó nằm trên Trái Đất.
Những quan sát gần đây được thực hiện bởi kính thiên văn vũ trụ Hubble cho thấy MU69 có bề mặt màu đỏ, thậm chí là đỏ hơn cả sao Diêm Vương. Mặc dù có đường kính lớn như vậy nhưng MU69 vẫn là thiên thể nhỏ nhất từng được đo đạt màu sắc tại vành đai thiên thể cỡ nhỏ Kuiper.
Màu đỏ của MU69 giống như màu đỏ của các vệt trên sao Diêm Vương hay trên mặt trăng Charon của nó, gợi ý rằng có sự hiện diện của tholin - một lớp phân tử được hình thành thông qua hoạt động chiếu xạ cực tím của các hợp chất hữu cơ như methane và ethane. Tholin không hình thành tự nhiên trên Trái Đất nhưng có nhiều trên bề mặt của các thiên thể băng nằm tại lớp ngoài hệ mặt trời. Nhờ Hubble, các nhà khoa học đã có thể xác nhận rằng MU69 là một phần của một khu vực lạnh giá cổ xưa thuộc vành đai Kuiper vốn chứa nhiều thiên thể cổ nhất trong hệ mặt trời.
Diêm Vương tinh có các mảng màu đỏ rất đậm và cục gạch mà New Horizons sắp chạm trán còn đỏ hơn.
Tàu New Horizons hiện ở vị trí cách Trái Đất khoảng 5,5 tỉ km. Kể từ khi gặp mặt Diêm Vương tinh vào ngày 15 tháng 7 năm ngoái, con tàu đã bỏ lại hành tinh xa xôi này khoảng 540 triệu km và bay ở vận tốc 14 km/s. NASA cho biết 99% dữ liệu được New Horizons thu thập và lưu trữ trong lần gặp mặt lịch sử sao Diêm Vương đang được truyền tải về Trái Đất và quá trình này dự kiến sẽ hoàn thành vào ngày 23 tháng 10 tới. Khi con tàu càng đi xa, nó sẽ càng tiến sâu vào vành đai Kuiper nơi được xem là thế giới của những thiên thể cổ đại và biết đâu hôm nay là 'cục gạch cổ' thì ngày mai New Horizons lại tìm thấy cả một nền văn minh cổ đại ngoài Trái Đất
.
Theo: Gizmodo