Điều mà hãng Samsung nhấn mạnh nhất trong đợt triệu hồi và cuối cùng khai tử dòng điện thoại gặp lỗi Galaxy Note 7, đó là sự an toàn của khách hàng là ưu tiên hàng đầu của hãng này.
Nhưng điều đó có thật không? Samsung trước giờ vẫn ưu tiên và kỹ tính về chất lượng sản phẩm của mình và Galaxy Note 7 chỉ là một cú sẩy chân đáng tiếc?
Xin thưa rằng không!
Galaxy Note 7 có thể là “phốt” tồi tệ nhất mà Samsung từng đối mặt, nhưng nó không phải là lần đầu tiên. Trong những năm qua, Samsung đã phải triệu hồi khá nhiều dòng sản phẩm khác nhau từ các thị trường trên thế giới.
Vậu thì tại sao chỉ đến khi có sự cố Note 7, dư luận mới chú ý dồn dập đến Samsung như vậy? Đơn giản thôi, vì Galaxy Note 7 là sản phẩm bán ra trên toàn cầu, với số lượng hàng triệu máy. Còn những sản phẩm khác, số lượng không nhiều đến như vậy, nên đã được cộng đồng nhanh chóng quên đi.
Theo thống kê của tờ New York Times, những vụ triệu hồi đáng chú ý của Samsung còn có:
- 2003: 184.000 lò vi sóng tại Mỹ
- 2007: 20.000 máy giặt do nguy cơ cháy.
- 2009: 210.000 tủ lạnh tại Hàn Quốc.
- 2009: lại thêm 43.000 lò vi sóng tại Mỹ bị triệu hồi vì sự cố rò điện.
Chưa hết, Samsung có thể đang chuẩn bị triệu hồi dòng máy giặt cửa trên tại Mỹ, sản xuất từ năm 2011 đến nay, vì nguy cơ gây hư hỏng đồ đạc và có thể khiến người dùng bị thương khi vận hành máy. Hãng đã triệu hồi dòng máy này tại Úc vào 3 năm trước do lỗi liên quan đến điện, có thể gây cháy. Hiện đợt triệu hồi này vẫn còn chưa hoàn tất.
Một máy giặt Samsung bị cho là đã nổTuy nhiên cần nói câu công bằng: Samsung không phải là hãng sản xuất duy nhất gặp các vấn đề về sản phẩm đến mức phải triệu hồi (ta có thể thấy nhan nhản trong ngành ô tô). Và dĩ nhiên, Samsung Mobile chẳng liên quan gì đến những sản phẩm như máy giặt, tủ lạnh hay lò vi sóng, vốn do những bộ phận khác thuộc tập đoàn sản xuất.
Nhưng, với hàng loạt sản phẩm lỗi như thế này, khiến người ta không khỏi đặt câu hỏi về công tác quản lý chất lượng sản phẩm của toàn thương hiệu Samsung.
Một dòng tủ lạnh bị thu hồi của SamsungTrong đợt triệu hồi máy giặt Samsung ở Úc, thậm chí đã có một nhóm Facebook đến 4.000 thành viên được lập ra để gây quỹ nhờ chuyên gia bên thứ 3 giám định lỗi sản phẩm. Kết quả giám định cho thấy một túi nhựa bao lấy các đầu nối bên trong máy giặt, các tác dụng phòng cháy đã hoạt động không như mong đợi. Chiếc túi trở nên vô dụng vì nó không ngăn được hơi ẩm thấm vào các đầu nối điện.
Hãng Samsung từng từ chối hoàn tiền cho chủ nhân các máy giặt lỗi, cho đến khi chính phủ Úc phải nhảy vào can thiệp.
Một sản phẩm bếp của SamsungTạp chí Times còn ghi nhận một vụ về một người tại Boston đã phải đổi thiết bị bếp điện từ của Samsung đến 3 lần trong 4 năm. Và chiếc thứ 4 đã… phát nổ trong năm 2013. Người này chỉ lấy được tiền bồi hoàn vào năm 2015, sau khi vụ việc được giải quyết ở… tòa án.
Trở lại với Galaxy Note 7, Samsung vẫn chưa đưa ra lời giải thích xác đáng cho nguyên nhân cháy nổ, nhất là những dòng máy mới đã thay pin an toàn nhưng cuối cùng vẫn cháy. Họ chỉ vừa thông báo sẽ sớm công bố kết quả điều tra trong vài tuần tới.
Nguyên Khang
Theo Infonet
Nguồn : kul.vn