Bạn có biết rằng mỗi khi iPhone mới ra mắt thì hệ thống logictics toàn cầu bị ảnh hưởng rất nhiều không? Chính xác là giá cước hàng không sẽ tăng vọt đáng kể đấy!

Nhìn vào số liệu thì mỗi tháng chín, giá cước hàng không tăng vọt đáng kể. Nhìn tiếp vào những sự kiện xảy ra vào thời điểm này, chúng ta có thể đoán được thủ phạm chính là Apple ra mắt iPhone mới. Liệu sự thật có phải vậy không?
Cách đây vài ngày, Apple đã công bố iPhone X cùng bộ đôi iPhone 8 và 8 Plus. Người dùng có thể đặt mua cả 3 thiết bị này trước ngày 27 tháng 10 và sẽ bắt đầu nhận được hàng vào ngày 3 tháng 11.
Thông thường, có hàng triệu cho đến hàng chục triệu iPhone được ship đi toàn cầu như thế này. Thách thức về mặt logictics rất lớn để đảm bảo việc iPhone đến tay người dùng đúng hẹn.
Nhưng làm thế nào để một chiếc điện thoại bé tí như thế lại có thể lay chuyển cả ngành logictics thế giới? Bật mí, giá vận chuyển hàng không trong khoảng thời gian này hằng năm tăng bình quân...5 lần! iPhone tạo ra một khối lượng hàng cần vận chuyển bằng đường hàng không đáng kinh ngạc.

Apple vận chuyển iPhone của mình trên khắp thế giới bằng máy bay, thay vì bằng tàu như những loại mặt hàng khác, mặc dù chi phí logictics cao hơn. Tại sao lại như vậy? Hai lý do: tốc độ và vốn lưu động.
Nhu cầu quá cao đối với iPhone mới khi nó được tung ra thị trường cộng với chiến lược khan hiếm của Apple đã góp phần gây ra hiệu ứng này. Apple kiếm lợi nhuận khủng từ iPhone, vì thế hãng không muốn những lô hàng iPhone mới của mình bị kẹt ngoài biển khơi suốt 30 ngày và tới tay người dùng không đúng hạn. Điều này không chỉ ảnh hưởng tới uy tín của Apple mà nó còn ảnh hưởng đáng kể đến vốn lưu động của công ty.
Người ta nói rằng Tim Cook, CEO của Apple, là một bậc thầy về chuỗi cung ứng. Ông nổi tiếng với những kế hoạch di dời nhà máy sản xuất tới gần các kho bãi của công ty để giảm thời gian tồn kho từ 31 ngày xuống còn 6 ngày. Do đó không ngạc nhiên khi Apple chọn phương thức vận chuyển hàng không thay cho đường biển, ngay cả khi giá cước cao hơn nhiều lần.
Apple đã liên tục phân phối số lượng iPhone cực khủng bằng đường hàng không vào quý 4 hàng năm. Trong quý 4 năm 2016, họ đã bán được 45,5 triệu iPhone, giảm nhẹ so với 48 triệu trong quý 4 năm 2015.
Nhưng chúng ta hãy xem số liệu năm 2014, sau khi iPhone 6 ra mắt, Apple bán được 74.4 triệu iPhone. Vào thời điểm đó, giá cước vận chuyển hàng không từ Trung Quốc sang San Francisco đã tăng từ khoảng 2,50 USD / kg lên 11 USD / kg. Những hãng khác buộc phải “nhường chỗ' cho iPhone nếu như không muốn ship hàng của họ với giá chát như thế này. Các ngành công nghiệp đã có giá trong sự gia tăng mong đợi của điện thoại mới giảm.
Theo phân tích của một công ty vận chuyển hàng không, nếu xếp đều thì người ta có thể chất 600.000 chiếc iPhone lên mỗi chiếc máy bay chở hàng 747-8. Về mặt kỹ thuật, người ta chỉ có thể thêm tối đa 300.000 iPhone trên máy bay. Nhưng chúng ta cứ lấy con số 600.000 để tính toán vậy.
Với số lượng bán ra là 74.4 triệu iPhone vào quý 4 năm 2014, điều đó có nghĩa là 124 chuyến chở hàng chỉ trong 3 tháng, ứng với 1,37 chuyến bay mỗi ngày chỉ để vận chuyển iPhone. Chưa có sản phẩm duy nhất nào có thể đạt được mức công suất yêu cầu như thế.
iPhone 6 nặng 385g, bao gồm bao bì. Theo tính toán, 30 triệu iPhone của Apple do khách hàng ở Bắc Mỹ đặt hàng sẽ có cân nặng gần 12.000 tấn. Con số đó chiếm 2% tổng công suất vận chuyển hàng không xuyên Thái Bình Dương của tuyến Trung Quốc-Hoa Kỳ trong quý 4.
Chỉ iPhone thôi đã chiếm 2% tổng khối lượng hàng vận chuyển trong quý, vậy điều này ảnh hưởng như thế nào tới giá vận chuyển?
Tại sao giá vận chuyển tăng khi Apple tung ra iPhone mới?
iPhone X mới được ra mắt trên sân khấu
Một đặc điểm chính của vận chuyển hàng không là nguồn cung cố định. Ngay cả khi những mùa cao điểm như Giáng sinh, người ta cũng không nhất thiết phải yêu cầu thêm máy bay để hỗ trợ chuyển hàng. Vì vậy, khi cầu vượt cung quá nhiều, các hãng vận chuyển hàng không buộc phải nâng giá ship lên đáng kể. Bởi họ không thể nào dễ dàng mua thêm máy bay để chuyển hàng như việc mua xe tải chở hàng được.
Theo cơ cấu giá, chi phí vận chuyển sẽ chiếm tối đa 0.01% giá bán của iPhone. Vì thế các hãng hàng không sẽ không tăng vượt quá con số này. Và khi nhu cầu ship iPhone mới tăng 2%, giá vận chuyển có thể tăng từ 2-5 lần. Đúng như vậy, đỉnh điểm là năm 2014 khi Apple bán được con số iPhone kỷ lục thì giá vận chuyển vào lúc bấy giờ cũng tăng gấp 5 lần.
Ngoài việc phải trả nhiều tiền hơn, mỗi khi Apple ra mắt iPhone thì các hãng thời trang như H&M, Zara hay Topshop cũng khốn đốn. Vì họ cũng cần vận chuyển hàng hoá của họ tới các cửa hàng trước dịp Giáng Sinh.
Từ đây chúng ta mới thấy được quyền lực của Apple không chỉ bị giới hạn trong ngành công nghệ, mà cả bán lẻ cũng bị ảnh hưởng ít nhiều.
DominV
Theo VentureBeat