Đánh giá OnePlus 5: Sức mạnh siêu phàm trong một thân hình hơi nhàm

Xài OnePlus giống như xài điện thoại siêu nhân, cấu hình lúc nào cũng cực cao (thường là cao nhất tại thời điểm ra mắt) và tốc độ xử lý thì nhanh như điện xẹt.
Đánh giá OnePlus 5: Sức mạnh siêu phàm trong một thân hình hơi nhàm

Ở phiên bản mới nhất là OnePlus 5, ngoài việc kế thừa hai thế mạnh đó, máy còn được trang bị thêm một món ăn chơi là cụm camera kép kèm tính năng Portrait Mode giống như iPhone 7 Plus. Liệu nó có hiệu quả hay không hay chỉ là làm cho vui? Tốc độ của máy có nhanh như quảng cáo? Mời các bạn đọc bài đánh giá chi tiết.

Ngoại hình

Với cấu hình phần cứng cao nhất hiện nay, hơi tiếc là thiết kế của OnePlus 5 lại không ngang tầm với sức mạnh mà nó sở hữu, hoặc là OnePlus chưa muốn đầu tư nhiều vào yếu tố này. Mặt trước của chiếc máy nhìn rất ổn với viền màn hình mỏng, kính cong mép 2.5D, phím ảo nằm ngoài màn hình, Home cảm ứng tích hợp cảm biến vân tay một chạm, có đèn LED thông báo, cụm loa thoại không xấu. Tuy nhiên mặt sau lại quá đơn điệu, cho cảm giác nhìn cơ bản và không có được cảm giác cầm cao cấp.

OnePlus 5 tương đối mỏng và nhẹ so với một chiếc máy 5,5”. Mình từng cầm và chơi game Liên Quân suốt gần 1 tiếng đồng hồ mà không cảm thấy khó chịu.

Mặt lưng của máy được làm phẳng và bo tròn ở hai bên mép. Khung máy có bo nhưng không nhiều. Tổng thể không có cảm giác cấn. Nhưng cái làm mình không thích đó là vỏ máy dễ bám mồ hôi và cho cảm giác cầm giống nhựa hơn là kim loại, mặc dù vỏ máy bằng kim loại thật. Mình thường xuyên có cảm giác rít tay vì vỏ dính nhiều mồ hôi, phải lau vỏ máy nhiều hơn, còn cảm giác cầm giống nhựa thì không sao sửa được.

Cạnh trái của OnePlus 5 vẫn có phím gạt chuyển nhanh giữa các chế độ âm thanh giống như các đời OnePlus trước. Nó có ba nấc: Bình thường, Do not DisturbSilent. Đây là một ưu thế của OnePlus so với các điện thoại Android khác, cho phép tắt chuông cực nhanh mà không cần vào menu.

OnePlus 5 dùng cổng sạc USB-C và tai nghe 3,5mm tách biệt. USB-C mang lại ưu thế sạc nhanh hơn microUSB, chuyển dữ liệu cũng nhanh hơn.

Màn hình

OnePlus 5 dùng màn hình Optic AMOLED kích thước 5,5” độ phân giải 1080p. Mình hơi ngại khi dùng AMOLED bởi vì nó làm cho màu sắc của ảnh bị sai lệch khá nhiều so với thực tế. Về ưu điểm, nó cho màu sắc trong trẻo và tươi tắn hơn màn hình IPS LCD, ảnh nịnh mắt nhưng đối với những ai làm việc nhiều về ảnh hoặc chỉnh sửa video, cần có độ chính xác cao về màu thì màn hình AMOLED không phải là một lựa chọn tối ưu để sử dụng lâu dài.

Ví dụ mình xử lý hình trên MacBook Pro, iPhone và iPad, đều dùng màn IPS nhưng để tiếp tục công việc đó trên OnePlus 5, chẳng hạn như retouch nhanh một tấm hình chụp bạn gái, thì lúc đó không cảm thấy an tâm về độ chính xác màu. Mặc dù trong phần cài đặt Display cho phép bạn chỉnh lại tông màu nhưng nó cũng không chính xác trong mọi tình huống. NHƯNG, rất may và rất hay, OnePlus 5 được tích hợp sẵn profile màu DCI-P3 và đây là một cứu cánh cực kỳ hữu dụng để sử dụng máy lâu dài.

Profile màu DCI-P3 thường chỉ có trên những thiết bị cao cấp như MacBook Pro 2016, iPad Pro, iPhone 7/7 Plus, monitor cao cấp… Profile DCI-P3 có dải màu rộng hơn profile sRGB, thể hiện được nhiều gam màu hơn. Nói về kỹ thuật sẽ khá phức tạp nhưng về thực tế thì nó cho ra cái nhìn gần giống với màn hình IPS nhất.

Mình đã so sánh bằng cách xem chung rất nhiều ảnh trên OnePlus 5 chạy DCI-P3 và MacBook Pro 15' 2016 cũng để DCI-P3. Hình được lấy ra so là những hình mình đã chỉnh cho về đúng màu sắc thật. Và kết quả hiển thị trên OnePlus 5 P3 cũng tương đương như vậy, có rất ít khác biệt với màu gốc. Từ ngày chuyển về DCI-P3 mình không còn cảm giác đang xài AMOLED nữa, màu sắc tuy có bớt đậm đà và kém trong trẻo hơn profile màu mặc định nhưng bù lại nó cho mình một cảm giác nhìn trung thực và an toàn về màu sắc. Sự khác biệt về màu giữa màn hình OnePlus 5 lúc này với màn hình iPhone 7 là rất ít. Mình không còn ngại retouch hình trên OnePlus 5, cũng không còn sợ người khác xem hình của mình trên một màn hình không phải AMOLED sẽ có sự sai lệch nhiều về màu sắc.

Nói tóm lại, đây là một tính năng chuyên nghiệp của OnePlus 5 dùng để làm hài lòng cả những người dùng khó tính, chuyên nghiệp. Nó có khả năng giúp bạn tiếp tục những công việc thường làm hằng ngày liên quan đến ảnh và màu sắc. Nếu bạn không quan tâm độ chính xác màu thì cứ để profile mặc định để tận hưởng cảm giác nịnh mắt từ màn hình AMOLED, còn ngược lại, hãy chuyển về DCI-P3 ngay. OnePlus 5 đáp ứng được hết. Một điểm cộng cho độ chuyên nghiệp của OnePlus 5.
Một thống kê nhỏ trên diễn đàn OnePlus.net trong số những người dùng OnePlus 5 cũng cho thấy DCI-P3 là profile màu được sử dụng nhiều nhất với hơn 68% bình chọn:

Một vài đánh giá khác:

  • Tấm nền màn hình khá nổi, nhìn thích mắt.
  • Màn hình cong mép 2,5D nhưng do khung máy không được làm cong theo nên vẫn có cảm giác cấn tay khi vuốt ra rìa màn hình.
  • Một số máy OnePlus 5 bị lỗi hiệu ứng Jelly, lúc cuộn màn hình sẽ thấy có hiện tượng chữ bị lắc lư và chất đống lên nhau. Máy của mình may mắn không bị. Đã có nhiều báo cáo cho biết lỗi này do màn hình của OnePlus 5 bị đặt ở tư thế ngược 180 độ (xoay ngược panel màn hình xuống bên dưới) để chừa chỗ đặt cụm camera kép. Hiện tại vẫn chưa có cách sửa.

Camera

OnePlus 5 cũng đi theo trào lưu camera kép, đồng thời sở hữu một tính năng mà mình rất thích từ iPhone 7 Plus đó là Portrait Mode (làm mờ phông nền). Mặt sau của máy có hai camera:

  • 16 MP, F1.7, 24 mm, EIS 4K.
  • 20 MP, F2.6, 36 mm, PDAF, zoom quang 1,6x.

Sử dụng thực tế cho thấy hiệu quả làm mờ phông ở mức khá tốt, tuy có kém hơn một chút so với iPhone 7 Plus về độ chính xác của viền. Chất lượng từ ống tele 36mm cũng rất ấn tượng với khả năng zoom 1,6x.

Trong nhiếp ảnh, tiêu cự 36 mm chưa đủ dài để được gọi là 'chụp tele'. Nhưng thực tế hiệu quả zoom 1,6x mà OnePlus 5 mang lại là rất khác biệt. Bạn chỉ cần chạm vào icon '1x' trong giao diện camera để đổi qua '2x' (Tele). Khung hình lúc đó sẽ gần hơn, hiệu ứng bokeh rõ ràng hơn, ảnh bớt méo nhưng lưu ý khẩu độ lúc này sẽ bị giảm còn F2.6 nên rất dễ bị thiếu sáng so với khi chụp bằng ống thường.

Về khả năng làm mờ phông (Potrait Mode), hiệu ứng làm mờ rất rõ nét (mức độ làm mờ tương đương với iPhone 7 Plus), dễ sử dụng giống như iPhone 7 Plus và cho hiệu quả tức thì, không đòi hỏi thêm thao tác hoặc chỉnh sửa gì cả.

Khi chụp Portrait, OnePlus 5 vẫn dùng ống F1.7 16 MP để chụp chính nên độ sáng và chất lượng ảnh không bị giảm, ống F2.6 20 MP được dùng để tạo ra hiệu ứng làm mờ phông. Chất lượng ảnh Portrait ở mức khá, đủ để đăng vui vẻ trên Facebook. Độ chuyển cảnh giữa người trong ảnh và phông nền phía sau nhiều lúc hơi gắt, nhìn không thật. Khả năng xử lý viền cũng khá hên xui bởi vì nó tùy thuộc vào mức độ phức tạp của viền (mái tóc, các chi tiết nhỏ). OnePlus 5 có xử lý viền cho nó mờ đi một chút để tạo cảm giác chuyển cảnh mượt mà nhưng không phải lúc nào cũng đạt được hiệu quả cao.

Chất lượng ảnh từ ống 16 MP F1.7 khá tốt: ảnh trong trẻo (xem trên một màn hình IPS khác), HDR hiệu quả, da dẻ hồng hào. Khả năng chụp tối và chụp thiếu sáng được hỗ trợ bởi khẩu độ F1.7 đang là mức khẩu lớn nhất hiện nay trên điện thoại di động. Còn camera trước 16 MP F2.0 lên hình tuy rất sắc nét nhưng màu da hơi tái, thường sau khi chụp selfie mình đều phải tăng skin tone lên một chút để đúng với thực tế.

Hiệu năng

Chắc không cần nói nhiều về hiệu năng

Bạn nào quá quen với OnePlus thì cũng biết rõ sức mạnh của chúng thế nào rồi. OnePlus luôn đặt yếu tố hiệu năng lên hàng đầu bằng cách sử dụng cấu hình mạnh, chỉ dùng giao diện gốc của Google và không có thêm bất kỳ app hay dịch vụ nào khác của một hãng thứ ba.

Với máy OnePlus 5, ngoài việc có cấu hình rất cao với Snapdragon 835, RAM 6/8 GB thì hãng còn trang bị cho nó công nghệ Dual-ROM (kết hợp với bộ nhớ trong UFS 2.1) để tăng gấp đôi băng thông truyền tải dữ liệu ở bộ nhớ trong của máy. Điều này có nghĩa là máy sẽ chạy nhanh hơn, load app nhanh hơn, chuyển dữ liệu bên trong máy nhanh hơn, đa nhiệm mượt mà hơn.

So sánh thực tế cho thấy Galaxy S8 Plus chạy chip Exynos 8895 đã thua OnePlus 5 gần như toàn diện trong bài thử tốc độ mở app và khả năng đa nhiệm.

Trước đây mình từng nghĩ khác biệt 1 giây trong tốc độ phản hồi hay thậm chí là 0,5 giây là không đáng kể, chỉ có ý nghĩa lúc so sánh. Tuy nhiên sau khi xài OnePlus 5 được gần 1 tháng thì mình thấy sự khác biệt này lại rất đáng giá. Cái cảm giác khi chỉ vừa chạm tay lên icon Chrome hay Facebook là app đã tự nhảy lên ngay lập tức và cho mình sử dụng được liền là rất tuyệt vời.

(Trong quá trình sử dụng, mình luôn để tốc độ Animation trong menu Developer ở mức mặc định - 1x, những máy Android kể trên cũng vậy).

Pin & Nhiệt độ sử dụng

Cấu hình cao, màn hình đẹp, camera ngon, nếu pin mà cũng ngon nữa thì tuyệt vời. Mình xác nhận pin của OnePlus 5 rất tốt. Chẳng những có thời lượng onscreen dài (6-8 tiếng) mà tốc độ sạc pin cũng rất nhanh. Cụ thể:

  • Khi gắn 1 SIM: onscreen 6-7 tiếng đều đặn mỗi ngày.
  • Khi gắn 2 SIM (1 SIM gọi + 1 SIM 4G): onscreen 5-6 tiếng đều đặn mỗi ngày.
  • Bài test pin của Tinh Tế: onscreen 8 tiếng 47 phút.

Sạc nhanh Dash Charge (củ sạc zin 5V 4A): 1 tiếng 31 phút, trung bình mỗi 5 phút sạc được 10% pin, sạc 30 phút đầu được 60% pin.

Để pin có được kết quả tốt này, OnePlus 5 phải hội tụ nhiều yếu tố: chip Snapdragon 835 được sản xuất trên công nghệ 10nm mới nhất có khả năng tiết kiệm năng lượng cao, màn hình AMOLED, độ phân giải chỉ là Full-HD và không cài thêm bất kỳ một app bloatwear hay app 'rác' nào trong máy, có ít dịch vụ chạy nền nhất có thể.

Hiện tại OnePlus 5 đang có một vấn đề nhỏ là máy để Standby bị hao pin khá nhanh, nhanh hơn cả khi mình cầm sử dụng liên tục trong cùng một khoảng thời gian đó. Đó là lỗi của ROM. OnePlus vừa phát hành bản OxygenOS 4.5.7 để khắc phục lỗi này, máy của mình chưa nhận được thông báo OTA nên chưa kiểm tra được thêm. Quá trình test pin nói trên được thực hiện trong khoảng thời gian máy bị lỗi Standby. Sau khi sửa lỗi này thì chắc chắn thời lượng onscreen sẽ còn nhiều hơn.

Về nhiệt độ, OnePlus 5 rất mát trong suốt quá trình sử dụng. Dù cho lần đầu mới mua máy về và chạy update hàng chục app trong Play Store, dùng 3G, 4G, cắm sạc hay phát Mobile Hotspot thì lúc nhiệt độ cao nhất cũng chỉ có cảm giác hơi ấm máy mà thôi.

Kết luận

OnePlus 5 vẫn giữ đúng bản chất là một chiếc điện thoại Android thuần và gần như tinh khiết nhất. Dùng OnePlus 5 bạn sẽ không có bất kỳ một giao diện độc quyền nào như máy của Samsung, Sony hay HTC, máy cũng không có một app riêng nào của hãng. Hãng chỉ chú trọng làm sao để có được hiệu năng cao nhất, hết. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu vọc vạch tất cả các thứ của Android (cộng đồng sử dụng OnePlus rộng lớn, dễ root, nhiều ROM để cài) thì OnePlus 5 năm nay vui vẻ hơn vì có camera kép, và máy cũng hướng tới người dùng chuyên nghiệp nhiều hơn vì hỗ trợ profile màu DCI-P3. Mình tóm tắt lại các ưu và nhược điểm của OnePlus 5 như sau:

Ưu điểm

  • Cấu hình cực cao. RAM 6/8 GB.
  • Hiệu năng và tốc độ xử lý vẫn ở mức rất tuyệt vời.
  • Camera tổng thể khá tốt, có camera kép, có Potrait Mode, zoom quang 1,6x.
  • Máy mỏng, nhẹ, có USB-C.
  • Có profile màu DCI-P3.
  • Pin khá tốt, máy mát.

Nhược điểm

  • Mặt lưng hơi đơn điệu, cảm giác cầm không cao cấp.
  • Một số máy dính lỗi màn hình Jelly.

TIN LIÊN QUAN

OnePlus 10 Pro sẽ đi kèm với một sự nâng cấp lớn về camera

Cụ thể hơn, nguồn tin từ leaker @Bald Panda trên Weibo nói rằng, OnePlus 10 Pro sẽ có camera với ống kính tiềm vọng mang lại khả năng zoom quang học 5x.

Ảnh chụp từ camera OnePlus 5 hợp tác với DxO

OnePlus 5 sắp ra mắt là sản phẩm hợp tác cùng DxO - 1 thương hiệu nổi tiếng về camera. Cùng Trang công nghệ chiêm ngưỡng những hình ảnh đầu tiên được chụp bằng chiếc camera này nhé.

Rò rỉ thông số OnePlus 10 Pro: Camera trước nâng cấp mạnh, sạc tận 80W

Theo Digital Chat Station, OnePlus 10 Pro có nhiều thông số giống với OnePlus 9 Pro, tuy nhiên thiết bị mới sẽ có camera selfie tốt hơn và hỗ trợ sạc có dây 80 W.

Lộ ảnh chính thức của OnePlus 5T(hay OnePlus 6)với màn hình 18:9, dời cảm biến vân tay ra phía sau

OnePlus 5T (hoặc OnePlus 6) có thể sẽ được trang bị màn hình tỷ lệ 18:9 với viền siêu mỏng như trong hình. Mặt trước không còn phím Home, nó được chuyển ra mặt sau để chừa chỗ làm màn hình dài 18:9 ở mặt trước với viền trên và dưới mỏng đi đáng kể

OnePlus sẽ ra mắt phiên bản OnePlus 6 vào đầu năm 2018, sẽ không có OnePlus 5T?

OnePlus có thể sẽ ra mắt luôn phiên bản tiếp theo OnePlus 6, chứ không nâng cấp nhỏ như cái cách mà họ làm với OnePlus 3 và OnePlus 3T hồi năm ngoái.

OnePlus 6 lộ diện, điều đặc biệt chiếc điện thoại này là gì ?

OnePlus vừa đăng đoạn clip ngắn chỉ 4 giây lên Twitter với nội dung 'The Speed You Need', tạm dịch là 'Tốc độ mà bạn cần'. Khỏi nói cũng biết đây chính là đoạn tiết lộ úp úp mở mở dành cho OnePlus 6, chiếc điện thoại chủ lực của công ty trong năm

OnePlus 9 Lite với chip Snapdragon 865 sẽ ra mắt cùng với bộ đôi OnePlus 9 và OnePlus 9 Pro cạnh tranh trực tiếp với Galaxy S20 FE

Tháng trước, các nguồn tin rò rỉ tiết lộ rằng. Dòng OnePlus 9 sắp tới sẽ có 3 model bao gồm: OnePlus 9|OnePlus 9 Pro|OnePlus 9E. Tuy nhiên, báo cáo hôm nay cho hay. Tên gọi của phiên bản thứ...

THỦ THUẬT HAY

16 ứng dụng giúp sinh viên học tập hiệu quả hơn

Việc học tập thường khiến bạn cảm thấy nhàm chán, khó tập trung và không hiệu quả, vậy hãy thử 16 ứng dụng sau đây để việc học tập của bạn trở nên hiệu quả hơn nhé!

Tăng cường tính năng cho Internet Explorer 9 bằng Add-on

Nếu bạn vẫn trung thành với trình duyệt Internet Explorer của Microsoft thì có nhiều cách mở rộng chức năng cho IE giống như trên Firefox hay Chrome.

Cách dùng tổ hợp phím tắt để tăng giảm kích thước font chữ trên Cốc Cốc

Trình duyệt Cốc cốc cho phép bạn thu nhỏ hoặc phóng to nội dung kể cả hình ảnh của trang web đang xem một cách dễ dàng. Không những thế, khi sử dụng trình duyệt Cốc Cốc bạn còn có thể truy cập Facebook bị chặn , tải

18 điều bạn sẽ không hề biết cho tới khi trưởng thành

Có những điều vô cùng khắc nghiệt về cuộc sống mà chỉ khi nào thực sự trưởng thành, chúng ta mới nhận ra và hiểu rõ được.

Hướng dẫn cách phục hồi Files đã xóa trên Android

Ứng dụng cho phép bạn tạo Thùng Rác trên điện thoại hệt như Recycle Bin trên máy tính. Nó có khả năng phục hồi những file vô tình xóa nhầm, nhất là khi điện thoại của bạn chứa nhiều thông tin quan trọng.

ĐÁNH GIÁ NHANH

5 chiếc máy tính có tốc độ khởi động cực nhanh

Sở hữu cấu hình cao, ổ cứng SSD nên những chiếc máy tính dưới đây có thời gian khởi động rất nhanh, chỉ hơn 10s.

So sánh Google Pixel 6 và Apple iPhone 13: Chênh lệch có thật sự lớn?

Thử so sánh oogle Pixel 6 với Apple iPhone 13 để xem những gì mà nhà sản xuất Google trang bị có đủ sức đánh bại siêu phẩm nhà Táo Khuyết không nhé.

5 lý do nên mua iPhone 13 mini, đáng chú ý nhất là lý do số 3

Tuy không phải phiên bản cao cấp nhất nhưng iPhone 13 mini vẫn là lựa chọn tuyệt vời trong dịp cuối năm 2021. Có nhiều tính năng thú vị trên phiên bản mini này và đó cũng là những lý do nên mua iPhone 13 mini. Quay