Trong lĩnh vực phần cứng, Google chỉ là "gà mờ", nhưng...

Trước đây, Google chỉ tập trung vào phần mềm, giải pháp website, marketing và công cụ tìm kiếm. Thế nên một dấu chấm hỏi được đặt ra khi Google định nghĩa mình là 'công ty phần cứng'

Trong một thời gian dài, Google chỉ đứng sau hợp tác với các công ty như Samsung, HTC, LG và Huawei trong việc tạo ra điện thoại thông minh Nexus hoặc Chromebook.

Tuy nhiên, năm ngoái, việc ra mắt Pixel, điện thoại thông minh đầu tiên của Google, mọi thứ bắt đầu rõ ràng hơn một chút. Mặc dù vậy, vẫn còn một vài điều cần thảo luận trước khi kết luận Google là một công ty phần cứng thực sự.

1. Thương vụ 'mua đi bán lại' Motorola

Năm 2012, Google đã mua Motorola Mobility với giá 12.5 tỷ đô la với kỳ vọng khá cao vì nó không chỉ cho mục đích kinh doanh, mà còn với mục đích sản xuất thiết bị.

Tuy nhiên, vào năm 2014, Google nhượng lại Motorola cho Lenovo với gần 3 tỷ USD. Việc này khẳng định Google không tập trung vào việc chế tạo các thiết bị của riêng mình mà là giành lấy bằng sáng chế của Motorola.

Với việc mua lại Motorola, Google đã sở hữu hơn 17 nghìn bằng sáng chế. Trong số này, chỉ có khoảng 2 ngàn bằng được đưa vào trong thỏa thuận với Lenovo. Hãy nhớ rằng vào thời điểm đó, mục đích của Google là tăng cường hệ điều hành Android và tránh các vấn đề về bộ vi xử lý cũng như vấn đề pháp lý khác.

2. Sự ra mắt của Chromecast

Trong năm 2010, Google hợp tác với các hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn trên thị trường để phát triển Nexus Open chạy hệ điều hành của Android.  Và dấu hiệu cho thấy công cụ tìm kiếm khổng lồ này đang phát triển và bắt đầu bán sản phẩm của chính họ nằm ở sự ra mắt của Chromecast.

Chromecast hoạt động như một thiết bị lưu trữ di động, cho phép người dùng biến TV thông thường thành TV thông minh với mức giá rẻ hơn việc mua thẳng TV thông minh.

Google hợp tác đầu tiên với Sony sản xuất phần cứng cho Google TV, sau này đổi tên thành Android TV. Với Chromecast, việc thiết kế, sáng tạo, phân phối, hậu cần, tiếp thị tất cả đều được thực hiện bởi Google.

3. Pixel được ra mắt cùng bộ phận phần cứng

Pixel đã thay thế vị trí của Nexus vào năm 2016. Google cũng thành lập mảng phần cứng bằng việc bổ nhiệm Rick Osterloh, cựu CEO của Motorola lúc còn dưới quyền Google, điều hành mảng này.

Mặc dù cùng lúc sản xuất Google Pixel và Pixel XL (hợp tác với HTC), nhưng logo được in trên thiết bị là 'G' trong từ Google. Như mình đã nói, khi được ra mắt chính thức, Pixel được gọi là 'điện thoại thông minh đầu tiên được Google sản xuất.'

Rõ ràng Google có thể được coi là một công ty phần cứng. Công ty này giống như Apple vì 'Táo' phát triển cả phần mềm và thiết kế phần cứng cho iPhone. Tuy nhiên, Google vẫn hợp tác với công ty khác và sử dụng vi xử lí bên thứ 3 (Qualcomm) còn Apple kiểm soát chặt chẽ việc sản xuất CPU của riêng họ.

Nếu so sánh Google với các nhà sản xuất như Samsung và Huawei, khoảng cách sẽ rất lớn. So với hai công ty này, Google chỉ có thể được coi là công ty khởi nghiệp khi nói đến phần cứng (chỉ tính đến sự phát triển của thiết bị Google chứ không tính cấu trúc máy chủ).

4. Google có đang đầu tư vào phần cứng?

Không thể phủ nhận rằng các sản phẩm của Google đã hoà nhập vào cuộc sống hằng ngày của chúng ta với các dịch vụ như email, tìm kiếm, xác định vị trí hoặc điều hướng.

Cụm từ 'Google it' đã đồng nghĩa với từ 'tra cứu'. Chúng ta nên làm quen với định nghĩa Google là một công ty phần cứng, mặc dù vẫn còn mơ hồ khi Pixel, Home và Wifi chưa xuất hiện rộng rãi.

Quay lại năm 2012, Patrick Pichette, giám đốc điều hành Google vào thời điểm đó, xác nhận rằng Google là một trong những công ty phần cứng lớn nhất thế giới.

Trong một cuộc phỏng vấn với Wired, Pichette chia sẻ: 'Mọi người nói Google không biết gì về phần cứng', nhưng Google vẫn là một trong những công ty lớn nhất trong ngành.

“Chúng tôi mạnh về phần cứng. Google đã xây dựng các máy chủ trong một nhà máy nên chúng tôi là một trong những nhà sản xuất phần cứng lớn nhất thế giới. Vì vậy chúng tôi biết thế nào là phần cứng, thiết bị và cả chuỗi cung ứng.”

Rõ ràng là đầu tư vào phần cứng đã nằm trong chương trình nghị sự của Google. Tuy nhiên, câu hỏi bây giờ là giải quyết vấn đề phân phối. Điện thoại thông minh Pixel chỉ có ở một số nước, tương tự với Google Home, DayDream View và Google Wifi.

Tóm lại, Google là một công ty phần cứng mặc dù hậu cần không hoàn thiện và thiếu sự cạnh tranh. Google vẫn còn trong giai đoạn khởi nghiệp nhưng khi họ đã bắt được nhịp, các đối thủ của họ trong mảng phần cứng như Samsung, kể cả Apple cũng nên dè chừng 'gã khổng lồ' này.

---

Trong bài sử dụng ảnh từ: wareable, dogtownmedia, cnet, androidcentral.


Biên tập bởi Nguyễn Nhật

TIN LIÊN QUAN

Mở hộp Google Nexus 6

Cùng chiêm ngưỡng Nexus 6 - phablet có kích thước rất lớn lên tới 6-inch và sở hữu cấu hình siêu khủng.

Một phần mảng di động HTC về tay Google giá 1,1 tỷ USD

Với thỏa thuận này, Google được quyền sử dụng các tài sản trí tuệ không độc quyền của HTC.

Google chính thức khai tử dòng thiết bị Google Nexus

Như vậy, sau khi trải qua mấy đời Nexus giữa sự kết hợp của Google mà 1 hãng sản xuất điện thoại khác. Google đã chính thức khai tử dòng sản phẩm...

Moto X sẽ có giá khoảng 5 triệu

Mẫu đầu bảng sắp tới của Motorola sẽ có giá 250 USD tại các thị trường quốc tế (khoảng 5,3 triệu đồng). Hơn nữa, mức giá 'mềm' này hoàn toàn không cần tới khoản chiết khấu của các nhà mạng.

Google sẽ không tiếp tục sản xuất dòng Nexus

CEO của Google đã chính thức xác nhận Google không còn kế hoạch với dòng Nexus trong tương lai

HTC sắp 'bán mình' cho Google

Google được cho là đang hoàn tất những thủ tục cuối cùng để mua lại toàn bộ hoặc một phần HTC.

Google Pixel và Pixel XL có chống nước, bụi chuẩn IP53

Theo thông tin mới nhất thì 2 smartphone mới của Google là Pixel và Pixel XL sẽ được trang bị khả năng chống nước và bụi theo tiêu chuẩn IP53.

THỦ THUẬT HAY

Cách giấu video, ảnh, và nhiều dữ liệu khác trên iPhone

Màn hình chủ của iPhone là nơi trưng bày hàng chục ứng dụng do người dùng tải về. Và dĩ nhiên khi muốn chúng không xuất hiện, bạn phải xóa đi.

4 cách tra cứu chứng nhận tiêm chủng cực nhanh ngay trên điện thoại

Nhiều bạn vẫn chưa biết cách tra cứu chứng nhận tiêm chủng trên điện thoại. Trong bài viết này, mình sẽ hướng dẫn cách tra cứu chứng nhận tiêm chủng trên điện thoại nhé...

Nóng: Apple Việt Nam chính thức xác nhận sự đột phá mới trên iPhone 15

iPhone 15 sẽ độc quyền USB-C bởi sự khác biệt hoàn toàn với các hãng sản xuất khác bởi USB-C trên iPhone 15 phải đảm bảo đạt chuẩn MFi. Dự kiến các loại USB-C thông thường từ các thương hiệu khác sẽ khó mà tương thích.

Hướng dẫn kiểm tra tình trạng pin laptop trên Windows 11

Laptop là công cụ làm việc, giải trí của hầu hết các bạn học sinh, sinh viên và nhân viên văn phòng. Sau một thời gian sử dụng sức khỏe pin laptop sẽ bị ảnh hưởng. Vì vậy, kiểm tra tình trạng pin laptop trên Windows 11

Trải nghiệm AZ Screen Recorder Premium: Ứng dụng quay màn hình không cần root

Điểm ấn tượng nhất của AZ Screen Recorder chính là khả năng tạm dừng và tiếp tục quay video mà không cần lưu trước. Ngoài ra, còn có khá nhiều tính năng tuyệt vời khác dành cho bạn như tuỳ chỉnh kích thước video, tốc

ĐÁNH GIÁ NHANH

Trên tay LG G6 Plus: RAM 6GB, 128GB bộ nhớ, kích thước giống G6

Khác biệt của LG G6 Plus so với G6 là cái mà các bạn không nhìn thấy được, màn hình nó không to hơn, cái mà nó to hơn là bộ nhớ trong và RAM.

Hiệu năng và thời lượng pin của Xiaomi Mi Mix 2 có sánh được với các đối thủ cùng tầm?

Xiaomi Mi Mix 2 tiếp tục kế thừa thiết kế viền màn hình siêu mỏng rất ấn tượng của Mi Mix. Tuy nhiên nó đã được làm gọn gàng và cứng cáp hơn.

3 triệu rưỡi nên mua Realme C21Y hay Samsung Galaxy A03s?

Hiện tại, cả Realme C21Y và Samsung Galaxy A03s được bán với giá 3,49 triệu tại Viettel Store. Với số tiền 3 triệu rưỡi nên mua Realme C21Y hay Samsung Galaxy A03s? Cùng mình đặt hai thiết bị này lên bàn cân và so sánh