Smartphone “biến hình” thành PC là một trong những xu hướng công nghệ của năm 2016 này. Mặc dù trước đó đã có khác nhiều sản phẩm đáp ứng được yêu cầu này. Nhưng chính việc ra mắt công nghệ Continuum của Microsoft đã đánh dấu sự bùng nổ của xu hướng này. Cùng tìm hiểu, 4 smartphone từ quá khứ đến hiện tại có khả năng “biến hình” thành PC nhanh chóng ở bài viết dưới đây.
Continuum là điểm nhấn của xu hướng điện thoại biến hình
Palm Foleo
Khởi nguồn của xu hướng smartphone biến hình bắt đầu từ chiếc máy tính xách tay Foleo đi kèm với chiếc điện thoại Palm Treo (là chiếc smartphone phổ biến nhất trong năm 2007). Với kích thước tương đương với những chiếc Chromebook hiện nay, Foleo có chức năng như một “phụ kiện” màn hình và bàn phím của Treo với khả năng đồng bộ email, hình ảnh, video, lịch, danh bạ thông qua kết nối Bluetooth. Chiếc netbook này đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất trong vòng 3 tuần kể từ khi ra mắt cho đến khi Asus tung ra Asus Eee. Tuy nhiên, chỉ vài tháng sau đó, máy đã bị dừng sản xuất. Nguyên nhân do mức giá của máy quá cao tại thời điểm đó (khoảng 499 USD) và cũng không có hệ sinh thái cần thiết để tăng giá trị sử dụng.
Motorola Atrix
Phụ kiện Lapdock trên Motorola Atrix
Sau đó 4 năm, tại sự kiện CES diễn ra tại Las Vegas, Motorola đã khiến các chuyên gia công nghệ và người dùng bất ngờ khi ra mắt phụ kiện lapdock dành cho dòng điện thoại thông minh Motorola Atrix. Đây có thể coi là phụ kiện thành công nhất của Motorola trong giai đoạn cuối cùng của mình. Dù có mức giá rẻ và mang đến cho người dùng những trải nghiệm khá thoải mái khi sử dụng nhưng sau khi bán cho Google, dự án lapdock đã bị tạm dừng.
Asus Padfone
Dù liên tiếp gặp phải nhiều vấn đề về phần cứng và phần mềm nhưng xu hướng smartphone “biến hình” vẫn tiếp tục được nhen nhói lên khi Asus tung ra chiếc điện thoại Padfone cùng phụ kiện màn hình và dock bàn phím rời. Ngay lập tức chiếc điện thoại 3 trong 1 này nhận được nhiều đánh giá tích cực từ thị trường người dùng. Bản thân Padfone là chiếc điện thoại ở phân khúc tầm trung tại thời điểm ra mắt, máy sử dụng màn hình 5.0-inch độ phân giải fullHD, chip xử lý Snapdragon 600, RAM 2GB và bộ nhớ trong 32GB/ 64GB. Sẽ không có nhiều điều để nói về sản phẩm này nếu nó không được trang bị thêm phụ kiện màn hình kích thước 10-inch cùng một bàn phím rời. Khi kết hợp lại bạn sẽ có một chiếc laptop chạy Android hoàn hảo đến từng chi tiết. Dự án Padfone của Asus vẫn được kéo dài đến thời điểm hiện tại.
Continuum và Lumia 950/ 950 XL
Lumia 950 và Lumia 950 XL
Thế hệ điện thoại “biến hình” tiếp tục gây được xức hút lớn của người dùng khi Microsoft giới thiệu công nghệ Continuum trên 2 chiếc điện thoại Lumia 950 và 950 XL. Trên thực tế đây là công nghệ được cài đặt dành cho các sản phẩm điện thoại chạy hệ điều hành Windows 10. Nhưng do vẫn đang nằm trong thời gian thử nghiệm nên chúng ta chỉ có thể nhìn thấy nó trên 2 chiếc điện thoại này. Công nghệ này cho phép một thiết bị di động có khả năng chuyển thành một chiếc PC nhanh chóng thông qua cáp kết nối. Phần quan trọng nhất của Continuum là phụ kiện Display Dock. Đây có thể coi là một thiết bị trung gian giúp chuyển hình ảnh từ smartphone lên màn hình lớn. Nó cũng hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối như HDMI hay VGA.