Windows 32 bit và Windows 64 bit là hai khái niệm mà hầu như những người sử dụng vi tính đều đã từng nghe qua một lần. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể hiểu một cách đầy đủ về nó. Hôm nay hãy cùng FPTShop tìm hiểu sự khác nhau giữa Windows 32 bit và Windows 64 bit.
Windows 32 bit và Windows 64 bit:
CPU là bộ xử lý trung tâm, đóng vai trò như là bộ não của một chiếc máy tính. Tại CPU có bộ phận gọi là các thanh ghi (registry), các thanh ghi có nhiệm vụ chứa các dữ liệu mà CPU cần để xử lý (kết quả của các phép toán logic, địa chỉ 1 ô nhớ, …). Các thanh ghi sẽ chứa các ô nhớ nhị phân có giá trị là 0 hoặc 1. Số bit ở đây chính xác là số ô của thanh ghi, hay còn gọi là độ rộng của thanh ghi. Vậy hiển nhiên CPU có độ rộng của các thanh ghi lớn hơn sẽ sẽ xử lý được nhiều dữ liệu hơn. Hiện nay, CPU được chia ra thành 2 kiểu kiến trúc là x86 (32 bit) và x64 (64 bit), thường những CPU có kiến trúc x64 sẽ có khả năng xử lý dữ liệu nhiều so với x86.
Windows 32 bit và Windows 64 bit khác nhau những gì?
Window 64 bit có nhiều lợi thế trong quá trình xử lý dữ liệu. Nhưng để cài được hệ điều hành 64 bit thì bắt buộc CPU của máy phải hỗ trợ 64 bit. CPU của kiến trúc 64 bit cung cấp bộ nhớ cho từng ứng dụng là khoảng 8TB. Do đó, người dùng thường xuyên sử dụng các ứng dụng xử lý đồ họa mạnh như AutoCad, CorelDraw,.. thì chắc chắn máy sẽ hoạt động nhanh và hiệu quả hơn.
Thêm vào đó, gần như 99% các ứng dụng chạy trên nền tảng Windows 32bit đều có thể chạy tốt trên Windows 64 bit. Ở trên phiên bản Windows 32 bit, thư mục Program Files là nơi lưu trữ ứng dụng duy nhất. Trong khi các ứng dụng được cài đặt trên nền tảng 64 bit sẽ được lưu trữ ở 2 thư mục khác nhau là Program Files (chứ các ứng dụng 64 bit) và Program Files (x86) (chứa các ứng dụng 32 bit).
Ưu Nhược điểm của Windows 64 bit
Ưu điểm:
- Quản lý bộ nhớ tốt hơn: Sử dụng được nhiều Ram, bạn có thể tận dụng được tối đa RAM trên máy tính của mình. Còn với Windows 32 bit thì dù máy được trang bị 8GB Ram thì Windows chỉ nhận được tối đa là 3.4GB mà thôi.
- Windows 32 bit chỉ cung cấp tối đa cho mỗi ứng dụng là 2GB Ram sẽ khiến máy xử không đủ sức để xử lý các ứng dụng nghiên về xử lý đồ họa hiện nay. Nhưng với phiên bản 64 bit thì lại khác, nó hỗ trợ lên đến 8TB cho mỗi ứng dụng.
- Tính bảo mật cao hơn: Dựa vào những tính năng như Kernel Patch Protection hỗ trợ bảo vệ phần cứng và thực hiện sao lưu dữ liệu, loại bỏ các trình điều khiển của hệ thống 16 bit có sẵn.
Nhược điểm:
- Nhiều thiết bị phần cứng và phần mềm cũ không tương thích.
- Hầu hết các phần cứng hiện nay không có khả năng hoạt động tốt trên hệ thống 64 bit.
- Ứng dụng, phần mềm cũng hạn chế hơn nhiều so với phiên bản 64bit.
Làm sao biết máy đang chạy Window 32 bit hay Window 64 bit?
Tại giao diện Desktop, bạn chọn chuột phải vào My Computer > Properties. Cửa sổ System hiển ra, tại mục System Type, người có thể biết được bạn đang sử dụng phiên bản Window nào?
Làm sao biết CPU có hỗ trợ CPU 64bit hay không?
Người dùng có thể tải CPU-Z tại đây.
Sau khi mở CPU-Z lên, mục Instructions kiểm tra xem có hỗ trợ EM64T không. Nếu có thì chắc chắn CPU của bạn có hỗ trợ 64 bit
Kết luận:
Qua bài viết này, bạn đọc có thể phân biệt được sự khác nhau giữa Windows 32 bit và windows 64 bit từ khái niệm đến ưu - nhược điểm. Trước sự phát triển chóng mặt của công nghệ hiện nay, rất có thể nền tảng 32-bit sẽ bị xóa bỏ vì lỗi thời. Nhìn chung, Windows 64 bit là cho khả năng hỗ trợ lâu dài cũng như tối ưu hệ thống tốt hơn. Hiện tại thì các phần mềm cũng như linh kiện hỗ trợ trên nền tảng 64 bit ngày một nhiều và phổ biết hơn, sẽ không khó cho người dùng để tiếp cận.
ThoLDT
Nguồn: fptshop.com.vn