Trong mỗi chiếc smartphone có chứ rất nhiều kim loại có giá trị lớn như vàng, bạch kim, bạc, paladin, đồng. Nhưng khi chúng trở nên lỗi thời so với sự phát triển chóng mặt của công nghệ thì nguồn tài nguyên này đã bị lãng quên không thương tiếc.
Khi nguồn tài nguyên bên dưới lòng đất để khai thác những kim loại trên ngày càng càng kiệt dần, kéo theo giá trị những kim loại này sẽ càng tăng lên. Chính vì thế, những chiếc smartphone đáng thương mà bạn vứt bỏ thật sự có giá trị rất lớn đấy.
Vậy, Chiếc smartphone chứ gì bên trong?
Trong chiếc smartphone chứa rất nhiều kim loạt đất hiếm. Đây là những kim loại rất khó khai thác và chiết tách. Ví dụ như terbi, neodymi, gadolini,…. Ngoài ra còn có các chất dẻo, thủy tinh và ắc quy, vv… Ước tính, nhà sản xuất sẽ mất khoảng 0.34g bạc, 0,034 vàng, 0.015g paladin và gần 0,001g bạch kim, thêm vào một lượng lớn 25g nhôm và 15g đồng cho một chiếc iPhone mà bạn đang sử dụng
Đọc qua thì có lẽ con số này không đến nổi quá lớn, nhưng hãy nghĩ mà xem, hơn hai tỷ người đang sở hữu smartphone và con số này sẽ còn tăng vượt mức nữa.
Hẵn bạn vẫn chưa hiểu vấn đề ở đây tôi đề cập là gì nhỉ?
Khi tôi mua một chiếc điện thoại mới, thì việc đầu tiên là chiếc điện thoại “mới vừa cũ” của tôi sẽ được yên vị trong ngăn kéo bàn và trôi vào quá khứ không lâu sau đó.
Và điều gì sẽ xảy ra tiếp theo khi mà cứ trung bình 11 tháng, hơn hai tỷ người dùng sẽ đổi điện thoại một lần? Trong khi chỉ có khoảng 10% số điện thoại cũ được tái chế và các thành phần quý được thu hồi, tái sử dụng.
Bây giờ thì hãy đi kiểm tra lại ngăn tủ hoặc góc nhà đi nào, cả một mỏ vàng đấy.
Chuyện gì xảy ra với các tài nguyên quý khi chiếc smartphone đã lỗi thời?
Các chất thải điện tử, trong đó có cả điện thoại được xuất khẩu từ các nước phương Tây và đổ vào nhiều quốc gia như Trung Quốc để tách ra bằng cách sử dụng các chất hóa học nguy hiểm, để thu về các thành phần có giá trị lớn.
Điều này ảnh hướng rất nhiều đến môi trường sống của con người, đe dọa sức khỏe cho người dân do các chất thải như thủy ngân, thạch tín, crom, chì gây nên ô nhiêm môi trường
Làm sao để giải quyết vấn đề này?
Về mặt lý thuyết, hãy dừng việc nâng cấp điện thoại mới đi là xong. Vấn đề này thực sự hư cấu và chỉ mang tính tưởng tượng rồi.
Veena Sahajwalla- nhà khoa học vật liệu từ Đại học New South Wales, Australia đang tiến hành nghiên cứu giải quyết trong phạm vi nhỏ trước vấn đề toàn cầu này. Sahajwalla đã tạo ra nhà máy quy mô nhỏ có thể chiết tách kim loại quý từ những điện thoại đã lỗi thời và bỏ phần không cần thiết.
Bằng dòng điện cao thế, điện thoại sẽ bị đập vỡ, sau đó robot sẽ mang bảng mạch in được mang trở lại. Điện thoại sẽ tiếp tục được đưa vào một lò nhỏ chuyên dụng để đưa hợp kim kim loại quý ra ngoài. Bằng cách này, các chất độc hại sẽ được thiêu đốt một cách an toàn.
Toàn bộ máy móc cho quy trình xữ lý này có kích thước bằng khoảng một chiếc container. Có thể nói đây là một điểm sáng mới giúp cho những người hàng ngày vẫn đang tìm vàng trong các núi rác công nghiệp
Xem thêm:
- Nhận biết xuất xứ iPhone
- Tại sao tôi phải chọn Macbook
Vichan
Theo Zing
Nguồn: fptshop.com.vn