Nhưng điều bất ngờ nằm ở chỗ mặc dù MacBook Pro và Surface Book đều có nhiều điểm nhấn khác nhau nhưng chúng lại có chung một sự tương đồng làm nhiều người phải đặt ra câu hỏi, đó chính là việc cả hai đều chỉ sử dụng dòng chip Intel có mã Skylake thay vì dùng dòng chip Kaby Lake thuộc thế hệ mới nhất trong 'gia đình' vi xử lí của Intel.
Tại sao cả Apple lẫn Microsoft đều muốn mẫu laptop của mình phải luôn sở hữu cấu hình 'đỉnh' mà lại chỉ tích hợp con chip Skylake thế hệ thứ 6 vào MacBook lẫn Surface Book? Câu trả lời sẽ có ngay sau đây.
Quay trở lại vào tháng 9 năm nay, Intel đã làm giới công nghệ có được phen bất ngờ khi họ giới thiệu một vi xử lí với kiến trúc hoàn toàn mới, được đặt tên là Kaby Lake. Bộ vi xử lí này nhanh hơn dòng Skylake được giới thiệu vào năm 2015.
Kaby Lake cũng tiêu thụ ít điện năng hơn, thế nên về mặt lý thuyết, Kaby Lake chính là con chip nên được Microsoft lẫn Apple lựa chọn làm 'trái tim' cho những mẫu laptop sắp được ra mắt của họ.
Nhưng lạ lùng thay, khi mà các hãng laptop khác như Dell, Razer, Lenovo,... đều đã có những mẫu laptop tích hợp vi xử lí Intel thế hệ thứ 7, tức Kaby Lake, thì Apple và Microsoft lại quyết định chỉ dùng dòng Skylake mà thôi.
Thêm nữa, Mẫu Surface Studio và Surface Book mới cũng chỉ dùng card đồ hoạ thế hệ cũ của Nvida với mã 900 chứ không phải dòng card đồ hoạ có mã 1000.
Và cũng trùng hợp thay khi Apple lại quyết định dùng card đồ hoạ của AMD chứ không phải dòng card đồ hoạ Nvidia 1000. Khi được hỏi vì sao họ lại có những quyết định như thế, cả Apple lẫn Microsoft đều trả lời rằng dòng card đồ hoạ 1000 của Nvidia được ra mắt quá trễ.
Đó cũng chính là lời giải thích cho việc vì sao cả hai 'ông lớn' này đều không đưa vi xử lí thế hệ mới nhất của Intel lên các sản phẩm của mình. Dòng Kaby Lake được cho ra đời quá muộn màng. Lúc nó được ra mắt cũng là lúc 'Táo Khuyết' lẫn Microsoft đã hoàn thành xong việc thiết kế cấu trúc bên ngoài lẫn bên trong cho mẫu laptop mới của họ.
Nếu Apple hoặc Microsoft quyết định đưa vi xử lí mã hiệu Kaby Lake lên MacBook hoặc Surface Book, họ buộc phải dời thời gian ra mắt sản phẩm chậm đi từ hai đến ba tháng và đó là điều không thể xảy ra.
Khi một công nghệ mới được giới thiệu, dù tốt đến đâu đi chăng nữa thì cũng cần có một khoảng thời gian cho các hãng công nghệ tìm tòi, nghiên cứu và tối ưu hoá những công nghệ đó trước khi đưa vào các sản phẩm của họ.
Chỉ cần một lỗi nhỏ thôi cũng đủ gây ra một thảm hoạ, mà chính Samsung đã là một trường hợp điển hình, đã khiến Apple lẫn Microsoft hết sức thận trọng trong việc tích hợp những công nghệ mới hay con chip mới lên MacBook và Surface Book.
Nhưng điều quan trọng hơn cả là Surface Book lẫn MacBook được chính Apple lẫn Microsoft thiết kế từ phần cứng đến phần mềm. Do đó sự đồng bộ giữa các linh kiện và khả năng xử lí của chúng sẽ được tối ưu hoá đến mức có thể.
Đặc biệt là với Apple thì chúng ta đã thừa biết rằng họ tối ưu hoá phần mềm tốt đến mức nào để hỗ trợ hết mức cho phần cứng. Chỉ cần nhìn sang iPhone là sẽ thấy. iPhone 7 với RAM chỉ 2 GB kết hợp cùng con chip A10 Fusion 4 nhân thôi nhưng đã cho nhiều smartphone khác phải 'hít khói'.
MacBook cũng vậy. Dù là đã ra mắt lâu năm đi chăng nữa nhưng những dòng MacBook cũ vẫn chạy MacOS mới nhất một cách mượt mà.
Thế nên các bạn đừng lo lắng về việc MacBook Pro hay Surface Book mới nhất sẽ có hiệu suất không mấy ấn tượng. Bộ đôi này dư sức đáp ứng cho bạn từ lập trình đến biên tập video, hình ảnh, hay thâm chí là chơi game với một trải nghiệm tốt nhất, qua đó xứng đáng với số tiền hơn cả ngàn USD mà chúng ta phải bỏ ra cho chúng đấy nhé.
- Cận cảnh Macbook Pro 2016 13 inch: Quyến rũ khó cưỡng
- Surface Book i7 trình làng: Core i7, hiệu suất mạnh gấp đôi, pin 16 giờ
- 5 lí do nên mua chiếc MacBook Pro 2016, 'chất là nhất'
Nguồn:Thế giới di động