Cho dù bạn mới tậu một chiếc Macbook hay đã sử dụng một thời gian, đã bao giờ bạn tự hỏi rằng những ứng dụng mặc định được cài đặt sẵn trên máy có công dụng gì không? Trong bài này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu toàn bộ ứng dụng mặc định trên máy Mac, xem chúng làm được gì, và liệu bạn nên quan tâm đến những ứng dụng này hay không.
Lưu ý: danh sách này được sắp xếp theo thứ tự ABC.
App Store (hữu ích): App Store cách chính thống duy nhất để cài đặt các ứng dụng mới trên máy Mac. Ngay cả khi bạn không sử dụng App Store vì bất cứ lý do gì, ứng dụng vẫn phục vụ một mục đích “cao cả”: thực hiện các cập nhật định kì của hệ điều hành và ứng dụng trên máy.
Automator (hữu ích): Ứng dụng này cho phép bạn tự động hóa hàng trăm thao tác hệ thống khác nhau mà bạn có thể kết hợp hoặc sử dụng để thực hiện các thao tác phức tạp hơn, mà không cần phải biết lập trình. Bạn nên tìm hiểu ứng dụng này.
Calculator (hữu ích): Không cần phải nói nhiều về ứng dụng này, gần như ai cũng sử dụng Mát tính để tính toán những thứ lặt vặt trong khi làm việc.
Calendar (rất hữu ích): Ứng dụng này là một chiếc lịch ảo giúp bạn quản lý công việc và những ghi chú quan trọng trong ngày, từ ngày này qua tháng nọ. Trên thị trường có hàng trăm ứng dụng dịch, tuy nhiên, Calendar trên Mac là đủ xài cho hầu hết người dùng. Thậm chí nếu sử dụng thuần thục, bạn còn có thể dùng nó để áp dụng vào công việc phức tạp hơn như quản lý lịch cho công ty. Ứng dụng này có thể đồng bộ hóa với iCloud.
Chess (không hữu ích): Vẫn không hiểu tại sao Chess lại được xem là một ứng dụng hệ thống trên máy Mac. Có lẽ nào do Steve Jobs thích cờ vua? Bạn có thể giải trí đơn thuần với trò chơi này mà không cần kết nối internet.
Contacts (hữu ích): Ứng dụng này về cơ bản là một danh bạ ảo giúp bạn lưu trữ thông tin liên lạc bạn bè, các thành viên gia đình, và những người quen biết. Ứng dụng này có thể được đồng bộ hóa với iCloud, cho phép các thông tin liên lạc này được sử dụng trong các ứng dụng iCloud khác, chẳng hạn như Mail.
Dashboard (hữu ích): Ứng dụng Bảng điều khiển cung cấp một màn hình trung tâm, noi mà bạn có thể “gắn” các tiện ích thường dùng. Bạn có thể cài đặt các tiện ích của bên thứ ba nếu bạn muốn.
Dictionary (rất hữu ích): Một ứng dụng đơn giản nhưng có khả năng truy cập vào từ điển, từ điển đồng nghĩa, hoặc Wikipedia. Nội dung của ứng dụng được cung cấp bởi hai tổ chức New Oxford American Dictionary và Oxford American Writer’s Thesaurus.
DVD Player (không hữu ích): Ứng dụng này có thể nói là đã lỗi thời. Các máy MacBook hiện không được trang bị ổ đĩa DVD. Vì vậy ứng dụng DVD Player chỉ hữu ích nếu bạn sử dụng ổ đĩa DVD gắn ngoài. Bên cạnh đó, các ứng dụng như VLC hoàn toàn có thể xử lý DVD. Vì vậy, ứng dụng này gần như không được sử dụng.
FaceTime (hữu ích): FaceTime về cơ bản là phiên bản Apple của ứng dụng gọi miễn phí Skype nhưng có giao diện trực quan và hợp lý hơn. Tuy nhiên bạn chỉ có thể sử dụng Facetime với những người có sử dụng thiết bị của Apple. Nếu bạn bè hay gia đình bạn sử dụng máy tính Windows hoặc Android, có lẽ bạn sẽ cần ứng dụng Skype hoặc Viber hơn là Facetime.
Font Book (rất hữu ích): Không giống như Windows hoặc Linux, Mac đi kèm với một bộ sưu tập các phông chữ và ứng dụng Font Book sẽ giúp bạn quản lý, cài đặt, xem trước, và xóa các font chữ trên máy Mac của bạn.
Game Center (không hữu ích): Game Center được hiểu là nơi bạn có thể tìm kiếm và tải về những trò chơi trên máy Mac. Ứng dụng đòi hỏi Apple ID của bạn để đăng nhập. Tuy nhiên, trên đây chẳng có bao nhiêu trò chơi cả. Vì vậy, có thể xem đây là một ứng dụng không hữu ích.
GarageBand (hữu ích): Một ứng dụng studio âm nhạc đơn giản và trực quan, cho phép bạn sử dụng để tạo ra những bản nhạc đơn giản hay thậm chí là ghi âm giọng nói. Rất nhiều nhạc sĩ nghiệp dư sử dụng ứng dụng này để làm quen với các thao tác sử dụng, trước khi sử dụng những ứng dụng phức tạp hơn như Logic Pro X.
iBooks (hữu ích): Có thể nói iBooks là iTunes nhưng dành riêng cho ebooks. Bạn có thể mua hàng ngàn quyển sách bản quyền từ đủ mọi thể loại. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng iBooks như một ứng dụng đọc ebook và file PDF trên máy. Ứng dụng hỗ trợ cả hai định dạng PDF và EPUB.
iMovie (hữu ích): Một trình biên tập phim đơn giản và trực quan, giúp bạn thực hiện những thao tác xử lý phim ảnh đơn giản. Nếu bạn sử dụng thuần thục ứng dụng iMovie, bạn sẽ có thể tạo ra những thước phim rất “hoành tráng”, không thua kém gì những ứng dụng chuyên dụng khác.
iTunes (hữu ích): Mọi người đều biết iTunes là gì, mặc dù nhiều khi họ chẳng bao giờ đụng tới ứng dụng này. Đây đơn giản là một ứng dụng quản lý mọi file đa phương tiện của bạn như nhạc và phim ảnh.
Image Capture (không hữu ích): Nếu bạn có một máy scan hoặc máy ảnh kết nối với máy Mac của bạn, bạn có thể dùng Image Capture để chụp ảnh. Tuy nhiên, với khả năng đồng bộ hóa iCloud từ iPhone sang Macbook, có lẽ ứng dụng này không còn được sử dụng nhiều như xưa.
Keynote (hữu ích): Đây chính là “kỳ phùng địch thủ” của Microsoft PowerPoint. Với Keynote, bạn có thể tạo ra những slide thuyết trình ấn tượng không kém. Với giao diện tối giản và trực quan, bất kì ai cũng có thể sử dụng ứng dụng này. Một tính năng quan trọng là Keynote có thể xuất ra file định dạng PowerPoint. Vì vậy, bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng về khả năng tương thích của hai ứng dụng thuyết trình đình đám này.
Hết phần 1 - mời bạn đón chờ phần 2 vào ngày mai nhé.
Xem thêm 5 điều bạn cần biết về Macbook Pro 2016 sắp được ra mắt
Xem thêm Apple bắt đầu mở bán iPhone quốc tế, phiên bản không khoá mạng
Xem thêm Ngắm nhìn chiếc iPhone 7 trị giá 132 triệu đồng
DominV
Theo Makeuseof
Nguồn: fptshop.com.vn