Android được xem là nền tảng hệ điều hành di động phổ biến nhất. Để có được “thành tích” như hôm nay, Android đã trải qua rất nhiều những rất các bản cập nhật, cải tiến khác nhau. Hãy cùng nhìn lại chặng đường phát triển của Android trong suốt những năm qua.
Xem thêm: 6 lý do nên mua iPhone thay vì điện thoại Android
Android 1.0 – Android Market, widget và thông báo trạng thái (2008)
Android 1.0 là khởi nguồn cho hệ thống Android phức tạp mà bạn đang thấy ngày hôm nay, từ thế hệ “sơ khai” này người dùng đã bắt đầu làm quen với thanh thông báo trạng thái bằng cách vuốt từ trẻn xuống. Thao tác này vẫn còn được giữ và nó đã trở thành 'thao tác' không thể thiếu đối mới hầu hết người dùng smartphone.
Một “phát minh” lớn của hệ điều hành Android chính là kho ứng dụng Google Play, lúc đó nó được gọi là Android Market. Kho ứng dụng Google ra đời đã tạo thêm sự cạnh tranh cho Play Store có trên iOS, kể từ đây ứng dụng di động ngày càng quan trọng hơn đối với người dùng.
Với Android 1.0, người dùng còn có thể sử dụng tính widgets, đây là một dạng hộp thoại tiện ích tích hợp trên giao diện màn hình chính nhằm hiển thêm các thông tin như: Ghi chú, thời tiết, lịch… Đây là điều mà hệ điều hành iOS thời đó vẫn chưa có được, nó giúp Android trở nên hữu ích hơn cho người dùng.
Android 1.5 Cupcake – Bàn phím ảo tích hợp trên màn hình, hỗ trợ video (2009)
Android 1.5 được xem là bản cập nhật lớn và vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của nền tảng nguồn mở Android. Kể từ con số 1.5, các phiên bản Android trở về sau đều được đi kèm với tên một loại bánh, kẹo nào đó, cho đến bây giờ thì cách đặt tên này đã được xem là bản sắc của Android.
Với Android 1.5 lần đầu thiết các thiết bị di động đã có thể loại bỏ bàn phím QWERTY vật lý và chuyển sang sử dụng bàn phím ảo tích hợp trong màn hình. Điều này giúp giảm thiểu đáng kể kích thước của sản phẩm.
Android 1.5 Cupcake đã cho phép các bên thứ 3 tham gia vào phát triển tiện ích widgets, khiến nó trở nên phong phú và gần gũi hơn với người dùng. Một điều vô cùng quan trọng mà Android Cupcake mang đến cho người dùng đó là khả năng hỗ trợ xem video, những thế hệ Android trước đây chỉ hỗ trợ xem hình ảnh thông thường mà thôi.
Android 1.6 Donut – Hộp tìm kiếm nhanh, nhiều kích cỡ màn hình (2009)
Mặc dù chỉ tăng lên “0.1” so với Android 1.5 nhưng những thay đổi có trên Donut cũng mang tính chiến lược cho sự phát triển của Android sau này.
Android Donut đã mang hệ điều hành nguồn mở của Google đến với hàng triệu người dùng không qua việc hỗ trợ kết nối CDMA. Android 1.6 được lại làm thân thiện hơn với người dùng. Đơn cử như việc hỗ trợ nhiều kích thước màn hình để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng của từng đối tượng người dùng khác nhau.
Nói đến tính “thân thiện” thì không thể bỏ qua hộp tìm kiếm nhanh – quick search box, công cụ tìm kiếm này sẽ được tích hợp ra ngoài màn hình chính, nhằm rút ngắn thao tác tìm kiếm cho người dùng. Cửa hàng ứng dụng cũng đã được thiết kế lại giao diện, bổ sung thêm các mục như: Top ứng dụng miễn phí, top ứng dụng tính phí…
Android 2.0 Eclair – Google Map, hỗ trợ web HTML5 và màn hình khóa mới (2009)
Chỉ trong vòng 1 năm hệ điều hành Android đã có đến 3 bản cập nhật lớn từ thế hệ Android 1.5, Android 1.6 và đây là Android 2.0 Eclair. Nếu các bản cập nhật trước chủ yếu tập trung cải tiến chức năng thì Android 2.0 tập trung cải tiến sâu hơn vào hệ thống, tạo nên bộ “khung” vững chắc cho hệ điều hành Android ngày nay.
Những dòng sản phẩm đầu tiên hoạt động trên nền Éclair đều được hỗ trợ Google Map, nhờ vào định vị GPS mà người dùng đã có thể sử dụng chính thiết bị di động của mình để dò đường, tìm kiếm địa chỉ nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí. Ở thời điểm ra mắt, Google Maps đã thực sự đe dọa đến doanh thu của các hình thức kinh doanh bản đồ.
Trình duyệt web đã được làm lại, hỗ trợ HTML5 cho phép phát các đoạn video trên nền web. Thay đổi màn hình khóa là cải tiến cuối cùng có trên Android 2.0, bạn có thể “trượt để mở khóa” tương tự iPhone và hoàn toàn có thể chuyển chế độ rung/chuông ngay từ màn hình khóa.
Android 2.2 Froyo (2010)
Android 2.2 Froyo được ra mắt vào năm 2010 và nhanh chóng xuất hiện trên các thiết bị Nexus. Android 2.2 có sự thay đổi nhẹ về mặt giao diện và có thêm tính năng “mobile hotspot” với tính năng này bạn có thể biến chiếc điện thoại của mình trở thành một trạm phát internet thông qua 3G rất tiện lợi.
Android 2.3 Gingerbread (2010)
Một năm sau Google tiếp tục giới thiệu đến người dùng nền tảng Android Kẹo Gừng (Gingerbread). Samsung Nexus S, smartphone được thiết kế dựa trên Galaxy S, đã có cơ hội được cài đặt Android 2.3 đầu tiên. Ở phiên bản này, Google đã có một vài thay đổi cho kho widgets cũng như giao diện màn hình màn hình chính.
Bên cạnh đó, bàn phím QWERTY ảo cũng được cải tiến nhiều hơn về màu sắc và hỗ trợ chạm đa điểm, cho phép người dùng nhấn cùng lúc nhiều chữ cái, điều này giúp thao tác “gõ” văn bản nhanh hơn.
Xem thêm: Liệu Samsung có thể gượng dậy sau 'thảm hoạ Galaxy Note 7' ?!
Trên đây là phần 1 nói về nửa chặng đường phát triển của Android từ phiên bản Android 2.3 trở về trước. Phần tiếp theo sẽ được gửi đến bạn đọc trong thời gian gần nhất.
Lộc Nguyễn
Nguồn: fptshop.com.vn