Bỏ qua mọi sự ồn ào và thất thoát hàng tỉ USD cho sự cố này. Hiện tại trang mạng Pocketnow chỉ muốn đặt ra một câu hỏi cho Samsung nói riêng và cho các nhà sản xuất khác nói chung: liệu sau sự cố của Note 7, những chiếc smartphone cao cấp có nên quay trở lại với thiết kế có pin tháo rời?
Theo trang mạng này, họ nghĩ tới câu hỏi trên vì nếu như Note 7 dùng thiết kế không nguyên khối, cho phép người dùng gỡ pin ra một cách dễ dàng thì khi sự cố phát nổ vừa xảy ra, Samsung có thể chỉ triệu hồi tất cả viên pin của Note 7 và cung cấp cho người dùng một viên pin mới, thay vì phải thu hồi toàn bộ số Note 7 phải bán ra.
Như vậy vừa có lợi cho người dùng và vừa giúp Samsung giảm được một khoản chi phí thiệt hại đáng kể. Qua đó có thể giúp Note 7 không phải đi đến một kết cục đau lòng như chúng ta đã chứng kiến.
Nhưng khi câu hỏi nói trên được đặt ra, nhiều người đã phản đối vì nếu nhìn vào phân khúc smartphone cao cấp, chẳng còn mấy nhà sản xuất còn muốn giữ lại viên pin có thể tháo rời dễ dàng nữa.
Ngay chính bản thân các nhà sản xuất chuyển sang sử dụng pin liền với thân máy nhằm giúp họ tạo ra được những 'chú dế' nguyên khối đúng nghĩa, quan trọng hơn họ có thể làm smartphone ngày càng nhỏ gọn hơn và dung lượng pin vẫn được giữ nguyên nhờ vào thiết kế nguyên khối này.
Hơn nữa nếu dùng pin rời, phần thân máy sẽ bị chiếm thêm một khoảng diện tích không đáng có và điều này sẽ làm các nhà sản xuất smartphone đau đầu trong việc tìm không gian để tích hợp công nghệ mới.
Ngay cả một cổng kết nối quan trọng là cổng tai nghe 3.5 mm còn bị Apple mạnh dạn bỏ đi để nhường chỗ cho một công nghệ mới gắn liền với nút home 'vật lí' của họ thì việc mang lại thiết kế với pin tháo rời là điều dường như không thể trong thị trường smarpthone ngày nay.
Một số người dùng cho rằng việc làm pin gắn liền bên trong thân máy và khó tự thay thế vô tình làm họ băn khoăn. Họ băn khoăn bởi vì pin là một linh kiện có tuổi thọ giảm dần theo thời gian nhanh hơn so với những linh kiện còn lại trên máy
Điều quan trọng hơn là khi viên pin không đạt chất lượng như ban đầu, những linh kiện khác cũng sẽ bị ảnh hưởng và họ sẽ tốn nhiều tiền hơn cho việc thay viên pin mới. Khi dùng smartphone có pin tháo rời, nếu pin gặp sự cố, họ có thể dễ dàng tim mua viên pin mới và vấn đề được giải quyết.
Hay nói cách khác khi máy sử dụng đã lâu và pin bị chai, người dùng chúng ta có thể tự thay pin và giúp 'dế' lại 'khoẻ' như lúc mới mua.
Nhưng những người dùng có mong muốn sở hữu một chiếc smartphone có thiết kế với pin tháo rời nếu trên thực sự quá ít so với số người dùng muốn sở hữu smartphone nguyên khối.
Xu hướng smartphone cao cấp là phải có thiết kế nguyên khối đã tạo dấu ấn quá đậm đối với người dùng phổ thông. Không đậm sao được khi mà trong tay họ giờ đây là một 'chú dế' cực kì mạnh mẽ trong một 'thân hình' thon gọn, đi cùng là nhiều công nghệ đỉnh cao nữa.
Thế nên có lẽ xu hướng thiết kế smartphone với pin tháo rời đang dần trở thành dĩ vãng vì nhiều nhà sản xuất đã chiều theo ý người dùng khi sản xuất smarpthone nguyên khối và phục vụ cho mục đích riêng của mình nữa. Nếu bạn thích smartphone cao cấp nhưng không nguyên khối, có lẽ giờ đây bạn chỉ có thể 'làm bạn' với LG V20 hay LG G5 mà thôi.
Bạn nghĩ sao về vấn đề này? Bạn thích dùng smartphone nguyên khối hay smarpthone với pin tháo rời? Hãy chia sẻ ý kiến của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé.
- Hậu trường việc Samsung quyết định 'khai tử' Galaxy Note 7
- Bạn có thích sử dụng smartphone nguyên khối? Riêng mình thì không!
- Smartphone vỏ nhựa hay vỏ kim loại, cái nào tốt hơn? Vì sao?
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN iPHONE 7 KHI CÓ HÀNG
Nguồn: Thế giới di động