Hơn ai hết, chính bản thân các nhà sản xuất hiểu rằng muốn tồn tại trong thị trường smartphone, chỉ còn một cách duy nhất là lắng nghe người dùng và đem những mong mỏi của họ lên các sản phẩm của mình trong thời gian sớm nhất.
Đầu tiên phải kể đến Samsung, bỏ qua việc gặp rắc rối với Galaxy Note 7 thì tổng quan năm nay 'gã khổng lồ' của Hàn Quốc đã chịu để những chiếc flagship của mình cho người dùng quyết định.
Chúng ta yêu cầu một chiếc Galaxy S7 Edge màn hình phải lớn hơn một chút nhưng độ cong của màn hình chỉ ở mức vừa phải, Samsung đã đáp ứng. Không những vậy, họ còn mang trở lại hai điều rất quan trọng đã có từ thời Galaxy S5 nhưng bỗng dưng 'mất tích' trên Galaxy S6, đó là khe cắm thẻ nhớ microSD và khả năng chống nước.
Việc làm trên của Samsung đã xóa tan cái tin đồn họ đang học hỏi theo Apple trong việc dụ dỗ người dùng mua các bản smartphone cao cấp có dung lượng bộ nhớ trong cao hơn. Sau một năm nhiều sự thay đổi tích cực và có cả sóng gió, thiết nghĩ chúng ta nên dành lời khen cho họ.
Nói tới việc chấp nhận thay đổi, tiếp theo sẽ là HTC. Nhà sản xuất tới từ Đài Loan đã nhận nhiều sự chỉ trích vì việc rập khuôn chỉ một mẫu thiết kế cho dòng HTC One series - từ M7 tới M9 chẳng có nhiều khác biệt, có chăng chỉ là khác nhau về cấu hình và cụm camera. Thế nên HTC đã quyết tâm làm một điều gì đó với HTC 10.
Và quả thực họ đã không làm chúng ta thất vọng, mình dám chắc rằng HTC 10 là chiếc smartphone tốt nhất mà HTC từng sản xuất. Một thiết kế chuẩn mực, đủ sức sánh ngang với những siêu phẩm khác.zCông nghệ âm thanh BoomSound Hi-Fi hoàn toàn mới, tích hợp cả cảm biến vân tay ngay mặt trước và bỏ hàng phím điều hướng ra ngoài,...
Những điều mà HTC đã làm trên HTC 10 chứng minh rằng họ biết lắng nghe những ai tin dùng sản phẩm của họ và chấp nhận thay đổi theo thời cuộc chứ không còn bắt người dùng cứ mãi phải bỏ tiền ra cho một sản phẩm không có nhiều đột phá như cái thời của One M9.
Nói một chút đến LG và Motorola, sau khi nhận được nhiều lời thỉnh cầu và mong mỏi được chiêm ngưỡng một chiếc smartphone có chút gì đó mang hơi hướng của dự án Ara (dự án điện thoại lắp ghép do Google khởi xướng).
Cả hai nhà sản xuất này đều đã làm người dùng trong năm 2016 cảm thấy hài lòng với LG G5 và Moto Z với khả năng gắn thêm các module tùy theo sở thích của mỗi người.
Giống như Samsung, LG thiết kế smartphone của mình theo cái hướng mà người dùng mong muốn. Điển hình là với chiếc V20 mới ra mắt. Họ hoàn toàn có thể đưa thiết kế nguyên khối vói pin gắn liền bên trong.
Nhưng không, LG vẫn giữ nguyên cái quan điểm smartphone là phải tháo pin được, thậm chí tháo luôn được cả nắp lưng để người dùng không còn canh cánh nỗi lo về vấn đền chai pin hay nắp lưng bị trầy xước. Một quyết định thực sự đáng khen dành cho nhà sản xuất này.
Tựu chung lại thì những nhà sản xuất smartphone đã biết chiều lòng người dùng hơn bao giờ hết. Chúng ta muốn có dung lượng pin cao, máy phải sạc nhanh, chất lượng phần cứng nâng cấp, camera chụp đẹp như máy ảnh kỹ thuật số,... và họ, từ Samsung tới HTC, đều đã đáp ứng một cách hoàn hảo.
Điều này mang lại lợi ích cho cả đôi bên. Những người mua và sử dụng smartphone cảm thấy hài lòng vì được các hãng công nghệ chiều theo sở thích của mình. Còn những 'ông lớn' kia thì tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn từ các khách hàng của mình.
Bạn có đang sử dụng các flagship của năm 2016? Bạn có thấy chúng xứng đáng với số tiền mà mình bỏ ra hay không? Hãy chia sẻ cảm nghĩ của bạn trong phần bình luận bên dưới nhé!
- Cuộc chiến khốc liệt ở nhóm di động 4 triệu đồng tại Việt Nam
- Số phận của hai 'ông trùm' làng di động Samsung và Apple sẽ ra sao?
- Bằng cách nào Ấn Độ giành được ngôi vương làng smartphone từ TQ?
Nguồn: Thế giới di động