Cụ thể hơn, theo trang USAToday, Ủy ban an toàn về sản phẩm tiêu dùng của Mỹ (CPSC) đã phát đi cảnh báo đối với những người dùng đang sử dụng máy giặt cửa trên của Samsung được sản xuất từ năm 2011 đến tháng 4 năm 2016.
Ít nhất 21 người sinh sống tại 'xứ sở cờ hoa' đã báo cáo lên CPSC về việc máy giặt Samsung bị nổ. Đích thân Samsung sau khi nghe được thông tin trên cũng đã xác nhận rằng một số dòng máy giặt có thể gặp tình trạng trên nhưng họ không nói rõ nó thuộc model nào.
Bên phía người phát ngôn của 'Sam' cũng cho biết thêm việc những chiếc máy giặt của họ lâm vào tình trạng phát nổ hoặc hư hỏng nặng là do gặp phải sự rung chấn bất thường khi giặt chăn, gồi hay quần áo được làm từ vải sợi không thấm nước.
HIện tại Samsung đã bắt đầu tiến hành điều tra nguyên nhân gây ra sự việc trên nhằm chấm dứt nỗi hoang mang trong lòng người dùng.
Nhưng thông qua nhiều sự việc, từ sự cố nghiêm trọng của Note 7 làm Samsung mất hơn 7 tỉ USD để khắc phục hậu quả cho đến sự cố máy giặt nêu trên, liệu nhà sản xuất này đang có vấn đề trong khâu nghiên cứu và kiểm định sản phẩm của mình?
Câu hỏi đó quả thực rằng khá khó để trả lời vì đó là chuyện nội bộ của Samsung nên sẽ rất vất vả trong việc khai thác được những thông tin chính xác.
Nhưng nếu nhìn sang một hướng khác thì liệu có một cuộc 'đâm lén' Samsung đang diễn ra hay không? Nếu để ý trên các trang mạng về công nghệ. Sau khi sự cố về pin trên Note 7 được xác nhận và Samsung đang lo giải quyết mớ bòng bong, thì tin tức về việc một chiếc S7 Edge cắm sạc qua đêm bị phát nổ mặc dù chủ nhân của nó khẳng định rằng anh ta dùng sạc 'zin' đi theo máy chứ không xài sạc 'lô'.
Tiếp đó lại có bài báo đăng tải sự cố S7 Edge phát nổ trong túi quần của một người đàn ông tại Mỹ và ông ta đã kiện Samsung ra tòa. Chưa hết, gần đây nhất một số trang báo mạng cũng đăng tải thông tin một chiếc Galaxy Note 2 đã ra mắt tù năm 2012 cũng phát nổ trên chuyến bay ở Ấn Độ.
Mảng smartphone của Samsung chưa yên ổn thì mảng tablet của 'Sam' cũng dính phải sự cố với chiếc Tab S2 cũng...trở thành quả bom trên chuyến bay từ Mỹ đến Hà Lan. Nhưng nguyên nhân phát nổ vì tác động của ngoại lực chứ không phải do bên trong thân máy.
Qua những sự việc trên, có một câu hỏi được đặt ra như sau: nếu thực sự chất lượng pin hay phần cứng của Samsung có vấn đề nghiêm trọng thì nó nên xảy ra từ trước khi sự cố của Note 7 chứ?
Thế nên điều trùng hợp là sau scandal mà Samsung đang gặp phải, họ lại liên tiếp nhận nhiều thông tin bất lợi về phía mình, chủ yếu xoay quanh về vấn đề phát nổ.
Điều này làm những người dùng phổ thông đang sở hữu các sản phẩm của Samsung, từ smartphone, tablet cho tới các thiết bị gia dụng có cảm giác rằng họ đang ôm bom nổ chậm vậy.
Điều này chắc chắn gây ra tổn thất rất nhiều về mặt danh tiếng cho Samsung trước khi việc thất thu xảy đến. Một khi danh tiếng đã bị giảm sút thì việc Samsung sẽ bị các đối thủ khác vượt mặt là điều chắc chắn xảy ra.
Thế nên việc khâu kiểm định chất lượng của họ có vấn đề hay Samsung có bị các đối thủ xấu tính cố tình 'dìm hàng' hay không thì chúng ta sẽ để thời gian trả lời.
Trước mắt thì hãy cùng xem các động thái xử lí khủng hoảng truyền thông của Samsung ra sao. Chỉ cần thông qua việc xử lí khủng hoảng của một công ty, chúng ta sẽ biết được rằng liệu họ có thực sự là 'ông lớn' hay không?
- Khi siêu phẩm gặp 'biến lớn': Samsung thẳng thắn, Apple vòng vo
- Do đâu mà smartphone lại phát nổ? Có cách nào để phòng tránh không?
- Hậu trường Galaxy Note 7 phát nổ: Một bộ phim hành động đúng nghĩa
Nguồn: Thế giới di động