Sau đó, quá trình viết phần mềm diệt virus ngày càng phức tạp và công việc nhiều hơn ông cần thêm nhiều người hỗ trợ. Đến năm 2005, Bkav chính thức thương mại hoá. năm 2008, Bkav tung chiến dịch quảng cáo cực mạnh với chi phí lên đến gần 17 tỉ, theo một công ty nghiên cứu thị trường gửi dữ liệu đến cho Bkav thì chiến dịch của Bkav mạnh tương đương những tên tuổi lớn như Unilever, nhờ chiến dịch này mà sản lượng bán hàng tăng lên 10 lần.
Ông Quảng và nhóm phát triển Bkav tự bỏ tiền đi dạy ra để chuyển các bản update cho người dùng qua mạng Dial-up, tiền cước đến hàng chục triệu.
Nói về từ “Hiệp sĩ công nghệ thông tin' sang biệt danh “Quảng nổ', ông cho biết khá sốc khi lần đầu nghe cái tên này, nhiều khi phát khóc khi phải giải thích với báo chí, nhưng ông biết là giải thích cũng không được gì và chọn cách im lặng với những câu nói châm chọc này. Là người “bị chửi' nhiều nhất, nhưng ông không còn bức xúc mà lấy đó làm gốc để hiểu người dùng hơn.
Ông thừa nhận Bphone 1 bị “ném đá” rất nhiều, Bphone 2 đỡ hơn, nhưng đến Bphone 3 thì người dùng đã chấp nhận tốt hơn.
Người đứng đầu Bkav chia sẻ, khi bắt đầu ý tưởng làm smartphone, đội thiết kế được yêu cầu mua tất cả sản phẩm trên thị trường lúc này về nghiên cứu, từ Samsung đến Apple và sản phẩm của Apple, lúc đó là iPhone 3, được nhóm cho là đẹp nhất và lấy làm mục tiêu phân tích để làm ra sản phẩm tốt hơn và thiết kế khác iPhone.
Thậm chí, ông cho biết khi lần đầu trao đổi, Qualcomm Việt Nam còn “từ chối khéo' vì không tin rằng Việt Nam có thể làm được smartphone. Ông nói, nếu biết trước sản xuất smartphone mất tới 6 năm rưỡi và đầu tư nghiên cứu hàng trăm tỷ chắc sẽ không dám làm.
Nguồn : http://www.techrum.vn/threads/ceo-nguyn-t-quang-tha-nhn-bphone-b-nem-da-rat-nhiu-rat-sc-khi-nghe-bit-danh-quang-n.200616/